intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Phân môn Vật lý 8 ( HKI -2 tiết/ tuần) Phân môn Hóa học 8 ( HKI -1 tiết/ tuần) Phân nmôn Sinh học 8 ( HKI -1tiết/ tuần) 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên, lớp 8 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 1 - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi, mỗi câu 0,25 điểm + Phần tự luận: 6,0 điểm a.Ma trận:
  2. KHUNG MA TRẬN MỨC ĐỘ Tổng số câu/ý CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Điểm số Trắc Trắc Tự Trắc nghiệm Tự luận nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận nghiệm luận (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (10) (11) (12) 1. Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong 2 2 0,5 phòng thí nghiệm 2.Phản ứng hoá học 2 1 2 1 2,0 2. Khối lượng riêng 1 1 1/2 2 1/2 1,75 3.Áp suất trên một bề mặt 2 Tăng, giảm áp suất 2 1 0,5 4.Áp suất trong chất lỏng Áp suất trong chất khí, 3 1/2 Lực đẩy Archimedes 2 1 1/2 1,75 5.Tác dụng làm quay của lực 1 1,0 6.Khái quát về cơ thể người 1 0,25 7.Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người 1 1 1/2 1,5 8.Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người 1 1/2 0,75 Số câu/Số ý 12 1 4 1 + 1/2 1 + 1/2 Điểm số 10 Tổng số điểm 4,0 3,0 3,0
  3. BẢNG ĐẶC TẢ Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) 1. Mở đầu – Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8. Nhận biết – Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong Mở đầu môn Khoa học tự nhiên 8). – Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8. C10 1 Thông hiểu Trình bày được cách sử dụng điện an toàn. 2. Phản ứng hóa học Biến đổi vật Nhận biết -Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. C9 1 lí và biến đổi - Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự Thông hiểu hoá học biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học. - Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. C11 1 Nhận biết - Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và C12 1 Phản ứng sản phẩm hoá học - Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. Thông hiểu - Viết được phương trình chữ biểu diễn phản ứng hóa học. C19a - Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. C19b,c
  4. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) Năng lượng - Nêu được khái niệm và nhận biết phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. trong các Nhận biết - Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, phản ứng xăng, dầu). hoá học Thông hiểu - Đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. - Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử). Nhận biết - Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối chất khí. Mol và tỉ - Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C khối của - Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối chất khí Thông hiểu lượng (m) - So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối. - Tính số phân tử, nguyên tử có trong lượng chất nhất định. Vận dụng V (L) - Sử dụng được công thức n(mol) = để chuyển đổi giữa số mol 24, 79( L / mol) và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C - Vận dụng công thức để chuyển đổi giữa khối lượng và thể tích chất khí ở Vận dụng điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C cao - So sánh được một chất khí nặng hay nhẹ hơn không khí dựa vào công thức tính tỉ khối. - Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong Nhận biết nhau. Nồng độ - Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, dung dịch nồng độ mol. Thông hiểu Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức. Vận dụng - Vận dụng công thức tính độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol, tính toán
  5. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) các đại lượng liên quan. - Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo nồng độ cho trước. Vận dụng - Tính được nồng độ dung dịch sau khi trộn nhiều dung dịch với nhau. cao 3. Khối lượng riêng và áp suất Nhận biết - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng. C2 1 - Kể tên được một số đơn vị khối lượng riêng của một cất: kg/m3; g/m3; g/cm3; … - Viết được công thức: D = m/V; trong đó d là khối lượng riêng của một chất, 1 C8 Khái niệm đơn vị là kg/m3; m là khối lượng của vật [kg]; V là thể tích của vật [m3] Thông hiểu khối lượng - Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng riêng của một vật hình hộp chữ nhật (hoặc của một lượng chất lỏng hoặc là Đo khối một vật hình dạng bất kì nhưng có kích thước không lớn). lượng riêng - Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng của một chất khi biết khối lượng và thể tích của vật. Hoặc bài toán cho biết hai đại lượng trong công C18b 1 Vận dụng thức và tính đại lượng còn lại. - Tiến hành được thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật hay của một vật có hình dạng bất kì hoặc là của một lượng chất lỏng nào đó. Nhận biết - Phát biểu được khái niệm về áp suất. C5 1 - Kể tên được một số đơn vị đo áp suất: N/m2; Pascan (Pa) C1 1 - Nêu được điều kiện vật nổi (hoặc vật chìm) là do khối lượng riêng của Áp suất trên chúng nhỏ hơn hoặc lớn hơn lực đẩy Archimedes. một bề mặt Thông hiểu - Lấy được ví dụ thực tế về vật có áp suất lớn và vật áp suất nhỏ. C7 Tăng, giảm Giải thích được một số ứng dụng của việc tăng áp suất hay giảm áp suất để 1 áp suất tạo ra các thiết bị kĩ thuật, vật dụng sinh hoạt nhằm phục vụ lao động sản xuất và sinh hoạt của con người. Vận dụng Thiết kế mô hình phao bơi từ những dụng cụ thông dụng bỏ đi cao Nhận biết - Lấy được ví dụ về sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
  6. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) - Lấy được ví dụ về sự tồn tại lực đẩy Archimedes. C4 1 - Lấy được ví dụ chứng tỏ không khí (khí quyển) có áp suất. C3 1 - Mô tả được hiện tượng bất thường trong tai khi con người thay đổi độ cao so với mặt đất. - Lấy được ví dụ để chỉ ra được áp suất chất lỏng tác dụng lên mọi phương 1 của vật chứa nó. Thông hiểu - Lấy được ví dụ để chứng minh được áp suất khí quyển tác dụng theo Áp suất mọi phương. trong chất - Nêu được điều kiện vật nổi (hoặc vật chìm) là do khối lượng riêng của C6 1 lỏng chúng nhỏ hơn hoặc lớn hơn lực đẩy Archimedes. Áp suất - Giải thích được áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng. trong chất - Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất khí, Lực đẩy Vận dụng định. C18a 1 Archimedes - Giải thích được hiện tượng bất thường khi con người thay đổi độ cao so với mặt đất. - Thiết kế được phương án chứng minh được áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng. - Giải thích được một số ứng dụng của áp suất không khí để phục vụ trong Vận dụng khoa học kĩ thuật và đời sống. cao Mô tả phương án thiết kế một vật dụng để sử dụng trong sinh hoạt có ứng dụng áp suất khí quyển. - Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy. Tác dụng Nhận biết - Lấy được ví dụ về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố C17 1 làm quay định. của lực Thông hiểu - Nêu được đặc điểm của ngẫu lực. - Giải thích được cách vặn ốc, Vận dụng - Vận dụng được tác dụng làm quay của lực để giải thích một số ứng dụng trong đời sống lao động (cách uốn, nắn một thanh kim loại để chúng thẳng hoặc tạo thành hình dạng khác nhau). Vận dụng - Thiết kế phương án để uốn một thanh kim loại hình trụ nhỏ thành hình chữ
  7. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) cao O, L, U hoặc một vật dụng bất kì để sử dụng trong sinh hoạt. 4. Sinh học cơ thể người - Nêu được chức năng của hệ vận động ở người. Nhận biết - Nhận biết các phần của cơ thể người -Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể C14 1 Khái quát người. về cơ thể Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ): người Thông hiểu - Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. - Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động. - Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng. - Nêu được nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn cho con người. Dinh dưỡng - Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm Nhận biết và tiêu hoá ở người - Kể được tên một số loại thực phẩm dễ bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm do sinh vật, hoá chất, bảo quản, chế biến; Nêu được các thành phần chức năng của hệ tiêu hoá. C15
  8. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) - Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi. C16 - Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng và chống (bệnh răng, miệng; bệnh dạ dày; bệnh đường ruột, ...). - Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm. Lấy được ví dụ minh hoạ. Thông hiểu - Trình bày được một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm. - Trình bày được cách bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn. - Trình bày được một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng và chống các bệnh này. - Trình bày khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng Vận dụng -Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng và chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình. - Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện C20a pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình. Vận dụng - Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực cao phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp. - Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều tra một số bệnh đường tiêu hoá trong trường học hoặc tại địa phương (bệnh sâu răng, bệnh dạ dày,...). Máu và hệ – Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn. C13 tuần hoàn của cơ thể – Nêu được khái niệm nhóm máu. Nhận biết: người – Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương). – Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó.
  9. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) – Nêu được vai trò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh. - Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ tuần hoàn ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn. – Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. – Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn (ví dụ 20b trong cấp cứu phải truyền máu). Nêu được ý nghĩa của truyền máu, cho máu Thông hiểu và tuyên truyền cho người khác cùng tham gia phong trào hiến máu nhân đạo. – Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. – Giải thích được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh. Vận dụng: – Vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình. – Thực hiện được các bước đo huyết áp. Vận dụng cao: Vận dụng – Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu. – Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường tại địa phương. – Tìm hiểu được phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương.
  10. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu)
  11. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4,0 điểm) Hãy chọn chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đơn vị của áp suất là A. N/m3 B. kg/m3 C. N/m2 D. N/m Câu 2. Muốn đo khối lượng riêng của viên bi sắt, ta cần dùng những dụng cụ gì? A. Cân, thước. B. Lực kế. C. Cân, lực kế. D. Cân, bình chia độ. Câu 3. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra? A. Gói bim bim bị xé rách. B. Con người có thể hít không khí vào phổi. C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. D. Vật rơi từ trên cao xuống. Câu 4. Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes. B. Lực đẩy Archimedes, lực ma sát. C. Trọng lực, lực ma sát. D. Trọng lực, lực đẩy Archimedes. Câu 5. Áp lực là A. lực ép vuông góc với mặt bị ép B. lực ép song song với mặt bị ép. C. lực kéo vuông góc với mặt bị ép. D. lực ép có phương bất kỳ. Câu 6. Một vật ở trong lòng chất lỏng sẽ chìm xuống khi A. lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P). B. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P). C. lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật (FA = P). D. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật (FA ≤ P). Câu 7. Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất? A. Đi giày gót nhọn và đứng cả hai chân trên mặt sàn. B. Đi giày gót nhọn và đứng co một chân trên mặt sàn. C. Đi giày đế bằng và đứng cả hai chân trên mặt sàn. D. Đi giày đế bằng và đứng co một chân trên mặt sàn. Câu 8. Công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng là 𝑚 𝑚 A. m = D. V. B. V = m. D. C. D = D. V = 𝑉 𝐷 Câu 9. Biến đổi hóa học là: A. hiện tượng chất biến đổi trạng thái B. hiện tượng chất biến đổi hình dạng C. hiện tượng chất biến đổi về kích thước D. hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác Câu 10. Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn? A. Kẹp gắp B. Đũa thủy tinh C. Thìa thủy tinh D. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được Câu 11. Phản ứng tỏa nhiệt là: A. phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ B. phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt C. phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt D. phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh Câu 12. Chọn câu đúng trong các câu sau: A. trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị thay đổi B. trong phản ứng hóa học, các phân tử được bảo toàn C. trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
  12. D. trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử không bị thay đổi Câu 13. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ? A. N2 B. O2 C. CO2 D. CO Câu 14. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ? A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hóa C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn Câu 15. Bộ phận trong ống tiêu hóa dài nhất là A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản. D. Ruột già. Câu 16. Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn ? A. Rượu trắng B. Nước lọc C. Nước khoáng D. Nước ép trái cây II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (1,0đ) Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đại lượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 18. (2,0đ) a. (1,0đ) Tại sao khi xuống các hang sâu không có nước ta vẫn bị tức ngực? b. (1,0đ) Một khối đá đó có kích thước 20cm × 25cm × 50cm và khối lượng riêng của đá là 2 600 kg/m3. Hãy tính khối lượng của khối đá. Câu 19. (1,5đ) Trong phản ứng giữa oxygen với hidrogen tạo thành nước. a. (0,5đ)Viết phương trình dạng chữ của phản ứng b. (0,5đ) Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm? c. (0,5đ) Trong phản ứng trên lượng chất nào tăng dần, lượng chất nào giảm dần trong quá trình phản ứng Câu 20.( 1,5 đ) a. (1,0đ) Vận dụng kiến thức đã học, em hãy đề xuất cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm có thể thực hiện được trong gia đình em nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. b. (0,5đ) Vẽ sơ đồ truyền máu? Khi truyền máu cần tuân thủ các nguyên tắc nào? ..........................................................Hết................................................................. (Lưu ý: làm bài trên giấy thi không làm trên đề thi)
  13. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề có 2 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4,0 điểm) Hãy chọn chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đơn vị của áp suất là A. kg B. kg/m3 C. N/m3 D. Pa Câu 2. Muốn đo khối lượng riêng của các viên sỏi, ta cần dùng những dụng cụ gì? A. Cân, nhiệt kế. B. Cân, bình chia độ. C. Cân, thước. D. Cân, lực kế. Câu 3. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi C. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. D. áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn áp suất trong hộp làm nó bẹp. Câu 4. Một vật nhúng chìm trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Trọng lực, lực đẩy Archimedes. B. Lực đẩy Archimedes, lực ma sát. C. Trọng lực, lực cản của nước. D. Lực đẩy Archimedes, áp suất nước. Câu 5. Áp suất được tính bằng độ lớn của A. áp lực vuông góc với mặt bị ép. B. áp lực trên một diện tích bị ép. C. áp lực có phương song song với mặt bị ép. D. lực ép với thể tích của mặt bị ép. Câu 6. Một vật ở trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên khi A. lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P). B. lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật (FA = P). C. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).. D. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật (FA ≤ P). Câu 7. Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là nhỏ nhất? A. Đi giày gót nhọn và đứng cả hai chân trên mặt sàn. B. Đi giày gót nhọn và đứng co một chân trên mặt sàn. C. Đi giày đế bằng và đứng cả hai chân trên mặt sàn. D. Đi giày đế bằng và đứng co một chân trên mặt sàn. Câu 8. Công thức tính khối lượng riêng là 𝑚 𝑚 A. m = D. V. B. V = m. D. C. D = D. V = 𝑉 𝐷 Câu 9: Quá trình nào sau đây xảy ra biến đổi vật lí? A.Đường tan trong nước B.Đốt cháy củi trong bếp C.Đốt cháy sợi dây đồng D.Thanh sắt để trong không khí bị gỉ Câu 10: Để lấy một lượng nhỏ chất lỏng qua các dụng cụ chứa ta dùng dụng cụ nào sau đây? A.Ống nghiệm B. Ống hút C. Phểu lọc D. Bình tam giác Câu 11: Phản ứng thu nhiệt là: A.Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ B.Phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt C.Phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt D.Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh Câu 12. Phản ứng hóa học là:
  14. A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất. B. Sự biến đổi về hình dạng, trạng thái của chất. C. Sự phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất. D. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 13. Hệ cơ quan nào có vai trò thực hiện quá trình sinh sản? A. Hệ hô hấp B. Hệ thần kinh C. Hệ sinh dục D. Hệ tuần hoàn Câu 14. Cơ quan tiêu hóa nào không tiêu hóa thức ăn? A. Miệng B. Thực quản C. Dạ dày D. Ruột non Câu 15. Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ? A. Khoai lang B. Xúc xích C. Lạp xưởng D. Nước giải khát có ga Câu 3. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ thẩm ? A.N2 B.O2 C.CO D.CO2 II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (1,0đ) Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đại lượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 18. (2,0đ) a. (1,0đ) Tại sao khi lặn sâu xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực? b. (1,0đ) Một bể nước kích thước 80 cm × 20 cm × 25 cm và khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Hãy tính khối lượng nước trong bể khi bể đầy nước. Câu 19 (1,5đ) Phân hủy copper(II) hydroxide tạo thành copper(II) oxide và nước. a. (0,5đ)Viết phương trình dạng chữ của phản ứng b. (0,5đ) Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm? c. (0,5đ) Trong phản ứng trên lượng chất nào tăng dần, lượng chất nào giảm dần trong quá trình phản ứng? Câu 20. (1,5 đ) a. (0,5đ) Vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh? b. (1,0đ) Vẽ sơ đồ truyền máu? Khi truyền máu cần tuân thủ các nguyên tắc nào? ..........................................................Hết................................................................. (Lưu ý: làm bài trên giấy thi không làm trên đề thi)
  15. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ ĐỀ A I. TRẮC NGIỆM: (4,0đ) Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA C D D A C B B A D B B C C D B A II. TỰ LUẬN(6,0đ) Câu Nội dung Điểm - Tác dụng làm quay của lực đặc trưng bởi moment lực. 0,5 17 - Moment lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay tới giá 0,5 của lực a. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ 1,0 thể. Càng xuống sâu áp suất khí quyển càng tăng do đó cảm thấy tức ngực 18 b. V = 20 x 25 x 50 = 25000 cm3 = 0,025m3 0,5 𝑚 Áp dụng công thức: D = 0,5 𝑉 m = D.V = 2600 . 0,025 = 65 kg Câu 1a. PT chữ: oxygen + hidrogen → Nước ( 0,5đ) 0,5 b. Chất phản ứng : oxygen và hidrogen 0,25 đ 0,5 19 Chất sản phẩm : Nước 0,25đ c.Khối lượng nước tăng dần, khối lượng o xygen và hidrogen giảm dần 0,5 - Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc 0,5 rõràng. - Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như bảo quản lạnh, bảo quản khô,…; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;… 0,5 + Biện pháp chế biến thực phẩm: Ngâm rửa kĩ; nấu chín; khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ; thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn 0,5 20 thận;… 1,5 b.Vẽ đúng sơ đồ truyền máu điểm Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu - Trong quá trình truyền máu, để tránh hiện tượng kết dính có thể xảy ra, máu của người cho cần cùng nhóm với máu của người nhận. - Trong trường hợp không có máu trùng với nhóm máu của người nhận, có thể truyền máu khác nhóm nhưng đảm bảo nguyên tắc không để kháng thể trong máu của người nhận gây kết dính kháng nguyên trong máu được truyền. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ ĐỀ B I. TRẮC NGIỆM: (4,0đ) Mỗi câu đúng 0,25đ
  16. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐA D B D A B A C C A B C D C B A D II. TỰ LUẬN(6,0đ) Câu Nội dung Điểm - Tác dụng làm quay của lực đặc trưng bởi moment lực. 0,5 17 - Moment lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay tới giá 0,5 của lực a. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ 1,0 thể. Càng xuống sâu trong lòng chất lỏng áp suất giữa nước và cơ thể càng 18 lớn do đó cảm thấy tức ngực b. V = 80 x 20 x 25 = 40000cm3 = 0,04m3 0,5 𝑚 Áp dụng công thức: D = 0,5 𝑉 m = D.V = 1000 . 0,04 = 40 kg a. PT chữ: copper(II) hydroxide → copper(II) oxide + nước. 0,5 b. Chất phản ứng : copper(II) hydroxide 0,25 đ 0,5 19 Chất sản phẩm : copper(II) oxide và nước. 0,25đ 0,5 c. Lượng copper(II) oxide , nước tăng dần. Lượng copper(II) hydroxide giảm dần a. Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể. b.Vẽ đúng sơ đồ truyền máu 20 Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu - Trong quá trình truyền máu, để tránh hiện tượng kết dính có thể xảy ra, máu của người cho cần cùng nhóm với máu của người nhận. - Trong trường hợp không có máu trùng với nhóm máu của người nhận, có thể truyền máu khác nhóm nhưng đảm bảo nguyên tắc không để kháng thể trong máu của người nhận gây kết dính kháng nguyên trong máu được truyền. DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI THỰC HIỆN Trần Thị Thúy Hoanh Đinh Thị Châu Tú DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
  17. Hồ Triệu Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
48=>0