intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ, HK I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 103 Câu 1: Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là A. trở thành cầu nối trong quan hệ giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. B. tìm cách để thoát khỏi thế đối đầu Đông – Tây. C. nỗ lực vươn lên thành một cường quốc về chính trị tại châu Âu. D. ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á. Câu 2: Một trong những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là A. tai nạn lao động, giao thông. B. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. sản xuất vũ khí hiện đại có sức hủy diệt lớn. D. ô nhiễm môi trường. Câu 3: Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, giữa Việt Nam và ASEAN có quan hệ A. đối đầu do bất đồng về chính trị. B. đối đầu do vấn đề về kinh tế. C. đối thoại hòa bình. D. hợp tác song phương. Câu 4: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989) là do A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. B. phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp. C. sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt. D. trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn. Câu 5: Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh? A. Diễn văn của Ngoại trưởng Mĩ Macsan. B. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Rudơven. C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. D. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. Câu 6: Trong năm 1945, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập? A. Philíppin. B. Campuchia. C. Mianma. D. Việt Nam. Câu 7: Từ năm 1978, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện A. “Đại cách mạng văn hóa”. B. cải cách ruộng đất. C. cải cách và mở cửa nền kinh tế. D. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Câu 8: Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế ? A. Làm giảm đi tình hình căng thẳng ở châu Á. B. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa Mỹ - Tây Âu. C. Tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt. D. Làm cho tình hình châu Âu vô cùng căng thẳng. Câu 9: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ A. tham gia chống Nhật ở châu Á. B. không can thiệp đến việc đánh bại quân phiệt Nhật. C. tiến hành giải trừ quân bị. D. rút lui khỏi cuộc chiến. Câu 10: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đối phó với vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay ? Trang 1/3 - Mã đề 103
  2. A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. D. Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn. Câu 11: Ra đời năm 1945, nhằm mục đích duy trì hoà bình và an ninh thế giới là tổ chức A. Hội quốc liên. B. Liên hợp quốc. C. Liên minh Châu Âu. D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Câu 12: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu và con người bay vào vũ trụ là A. Trung Quốc. B. Hoa Kỳ. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 13: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đã A. đạt được những thành tựu kinh tế to lớn. B. trở thành các quốc gia độc lập. C. gia nhập tổ chức ASEAN. D. trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Câu 14: Nguyên nhân chung tạo nên sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ? A. Lãnh thổ rộng và giàu có về tài nguyên thiên nhiên. B. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu. C. Vai trò quản lí điều tiết nền kinh tế hiệu của của Nhà nước. D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 15: Trong thời kì Chiến tranh lạnh, ở châu Âu, tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ là A. vấn đề chia cắt nước Đức thành hai quốc gia đối lập nhau. B. việc Pháp tham gia vào khối NaTo. C. việc Mĩ biến Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương. D. việc Liên Xô lập ra Hội đồng tương trợ kinh tế. Câu 16: Mục tiêu bao trùm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ là A. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. B. khống chế, chi phối các nước đồng minh của Mĩ. C. làm bá chủ thế giới. D. thực hiện sứ mệnh bảo vệ hòa bình thế giới. Câu 17: Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn 1945 – 1973 ? A. Làm cho kinh tế Mĩ phát triển quá nhanh, dẫn đến khủng hoảng thừa. B. Giúp cho nền kinh tế Mĩ phát triển “thần kì”. C. Giúp cho Mĩ có lợi thế trước Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang. D. Trở thành nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho nền kinh tế Mĩ phát triển. Câu 18: Vai trò quốc tế to lớn nhất của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 là A. giúp các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội. B. giúp đỡ các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đấu tranh giải phóng dân tộc. C. đại diện cho lực lượng tiến bộ trên thế giới chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động. D. cùng với quân Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh. Câu 19: Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới là bản chất của A. xu thế toàn cầu hóa. B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. C. cuộc đối đầu Đông - Tây. D. Chiến tranh lạnh. Câu 20: Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới ? A. Liên bang Nga. B. Hàn Quốc. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 21: Từ những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã đưa đến Trang 2/3 - Mã đề 103
  3. A. xu thế hòa hoãn Đông – Tây. B. tình trạng Chiến tranh lanh. C. sự đối đầu Đông – Tây. D. hình thành trật tự thế giới mới. Câu 22: Đâu không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. B. Chi phí cho quốc phòng thấp. C. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài. D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Câu 23: Quốc gia nào dưới đây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1995 ? A. Thái Lan. B. Lào. C. Việt Nam. D. Brunây. Câu 24: Năm 1957, Liên Xô đã A. đưa người lên mặt trăng . B. phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. C. chế tạo thành công bom nguyên tử. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 25: Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của A. Chiến tranh lạnh. B. xu thế toàn cầu hóa. C. xu thế liên kết khu vực. D. cách mạng khoa học - công nghệ. Câu 26: Trong những năm 60 của thế kỉ XX, quốc gia nào đạt được sự phát triển “thần kì” về kinh tế ? A. Nhật Bản. B. Hàn Quốc. C. Mĩ. D. Liên Xô. Câu 27: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào dưới đây chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ ? A. Trung Quốc. B. Pháp. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 28: Quốc gia nào dưới đây đã đưa người lên Mặt Trăng vào năm 1969 ? A. Mĩ. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Liên Xô. Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng Trung Quốc 1949 ? A. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến. B. Giải phóng đất nước Trung Quốc, thu hồi các vùng lãnh thổ bị chia cắt trước đây. C. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành. Câu 30: Từ sự phát triển của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì ? A. Chú trọng đầu tư cho giáo dục và khoa học kĩ thuật. B. Tham gia các liên minh quân sự để phát triển. C. Dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài để phát triển. D. Chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2