intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc, Kon Tum (Phân môn Sử)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc, Kon Tum (Phân môn Sử)” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc, Kon Tum (Phân môn Sử)

  1. UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN SINH SẮC NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9-PHẦN LỊCH SỬ MÃ §Ò: 01 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có: 12 câu, 02 trang) I/ TRẮC NGHIỆM: (2,5 điểm) Học sinh chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất viết vào giấy kiểm tra Ví dụ 1A, 2C... Câu 1. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1925 - 1930 chủ yếu là A. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. B. đòi quyền lợi về chính trị. C. đòi quyền lợi về kinh tế. D. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị. Câu 2. Mục đích của Mặt trận Việt Minh là A. đoàn kết các dân tộc B. tập hợp, đoàn kết toàn thể nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc C. tập hợp các tầng lớp nhân Việt Nam cứu nước D. tập hợp, đoàn kết toàn thể nhân dân Việt Nam đánh đuổi Pháp- Nhật giành độc lập dân tộc Câu 3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất A. ba tổ chức Cộng sản. B. bốn tổ chức Cộng sản. C. năm tổ chức Cộng sản. D. hai tổ chức Cộng sản. Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh KHÔNG đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. C. chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới. D. chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh. Câu 5. Phong trào cách mạng 1930- 1931 A. phát triển ở một số địa phương B. bùng lên mạnh mẽ ở nhiều nơi trên cả nước C. chủ yếu diễn ra ở Trung Kì D. chủ yếu diễn ra ở Bắc Kì Câu 6. Ba nước Đông Nam Á giành chính quyền trong năm 1945 là A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào Câu 7. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại A. Trung Quốc B. Pháp C. Liên Xô D. Thái Lan Câu 8. Để thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến, chính quyền Xô viết đã A. huy động mọi nguồn lực để chống thù trong, giặc ngoài. B. trưng thu lương thực thừa của nông dân C. thi hành chế độ lao động cưỡng bức với toàn dân D. ban hành Sắc lệnh hòa bình Câu 9. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 diễn ra từ A. ngày 14/8/ 1945 đến ngày 2/9/1945 B. ngày 19/8/ 1945 đến ngày 28/8/1945 C. ngày 28/8/ 1945 đến ngày 2/9/1945 D. ngày 14/8/ 1945 đến ngày 28/8/1945
  2. Câu 10. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng (1929- 1933), Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì? A. thực hiện "Chính sách mới" (còn được gọi là Thỏa thuận mới) B. tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường. C. thực hiện Chính sách kinh tế mới. D. gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh. II/ TỰ LUẬN(2,5 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Hình thức đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936- 1939. Ý nghĩa phong trào. Câu 2 (1,5 điểm): Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cách mạng tháng Tám năm 1945. ------------------Hết -------------------
  3. UBND THÀNH PHỐ KONTUM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN SINH SẮC NĂM HỌC 2024-2025 MÃ ĐỀ 01 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9-PHẦN LỊCH SỬ (Bản hướng dẫn gồm 01 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trắc nghiệm từ câu 1 – câu 10 học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất . Với mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm. - Các câu tự luận học sinh có quan điểm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nội dung theo hướng dẫn chấm, giáo viên căn cứ cho điểm - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề kiểm tra ( điểm chi tiết đến 0,25). B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM ( 2,5 điểm) ĐỀ: 01 CÂU1 CÂU2 CÂU3 CÂU4 CÂU5 CÂU6 CÂU7 CÂU8 CÂU9 CÂU10 ĐÁP ÁN D D A D B D A B D A II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Hình thức đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936- 1939. Ý nghĩa phong trào Hình thức đấu tranh - Phong trào Đông Dương đại hội. Câu 1 - Phong trào mít tinh, biểu tình, bãi công. 0,5 (1,0 đ) - Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. - Đấu tranh nghị trường. Ý nghĩa: - Thể hiện vai trò và sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tỉnh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam. - Qua phong trào, lực lượng cách mạng được tập hợp thành đội quân hùng hậu, quần chúng được giác ngộ về chính trị, khối đoàn kết dân tộc được củng cố. 0,5 - Phong trào để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng mặt trận thống nhất, tổ chức lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. Câu 2 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (1,5 đ) - Ngày 13/8/1945, thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1, 0,25 phát lệnh tổng khởi nghĩa toàn quốc. - Ngày 14- 15/8/1945, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. 0,25 - Ngày 16-17/8/1945, Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng do Hồ
  4. Chí Minh làm Chủ tịch. 0,25 - Từ ngày 14-28/8/1945 khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi khắp nơi trên cả nước. Đến ngày 30/8/1945 chế độ quân chủ sụp đổ. 0,25 Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cách mạng tháng Tám năm 1945. + Giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ; + Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đường lối đấu tranh; lực lượng chính trị; lực lượng vũ trang; căn cứ địa…) + Lãnh đạo nhân dân tập dượt đấu tranh (qua các phong trào cách mạng: 1930 - 0,5 1931; 1936-1939 và 1939-1945) + Đánh giá tình hình, xác định đúng thời cơ, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa; + Trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. ------- HẾT ------- Trang 02/02 Kon Tum, ngày 18 tháng 10 năm 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2