intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT TỈNH MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh …………………………………Lớp/SBD………………………. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau: BÀI HỌC ĐẦU CHO CON* Quê hương là gì hở mẹ Quê hương là cầu tre nhỏ Mà cô giáo dạy phải yêu Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là gì hở mẹ Là hương hoa đồng cỏ nội Ai đi xa cũng nhớ nhiều Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là vàng hoa bí Cho con trèo hái mỗi ngày Là hồng tím giậu mồng tơi Quê hương là đường đi học Là đỏ đôi bờ dâm bụt Con về rợp bướm vàng bay Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Quê hương là con diều biếc Như là chỉ một mẹ thôi Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương nếu ai không nhớ... Quê hương là con đò nhỏ (Trích - Đỗ Trung Quân* - Êm đềm khua nước ven sông https://www.thivien.net) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: A. Nghị luận C. Miêu tả B. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát C. Tự do B. Sáu chữ D. Thất ngôn bát cú Đường luật Câu 3. Từ nào được tác giả nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ: A. Mẹ C. Con diều B. Quê hương D. Cô giáo Câu 4. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Tình yêu đôi lứa C. Tình bạn B. Tình cảm gia đình D. Tình yêu quê hương Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
  2. Câu 5. Tìm bốn hình ảnh gợi kí ức của tác giả về quê hương. Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi. Câu 7. Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Câu 8. Từ bài thơ, anh/chị viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với mỗi người. II. VIẾT (4.0 điểm) Cảm nhận tình yêu quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân được thể hiện qua bài thơ “Bài học đầu cho con”. …………………………………….HẾT ………………………………. *Chú thích: 1. Nhà thơ Đỗ Trung Quân Sinh ngày 19 tháng 1 năm 1955 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như: - Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc - Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài "Quê hương" - Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài Phượng hồng (1988) - Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc - Những bông hoa trên tuyến lửa, Nguyễn Cửu Dũng phổ nhạc 2. Bài thơ “Bài học đầu cho con” Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh (con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi), đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn quàng đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập (Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang) có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng./. ………………………………………………………………..
  3. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT TỈNH MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 - Bốn hình ảnh gợi kí ức của tác giả về quê hương: chùm khế 0,5 ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ,… - Học sinh trả lời được 4 hình ảnh như đáp án:1,0 điểm, 3 hình ảnh: 0,75 điểm, 2 hình ảnh: 0,5 điểm, 1 hình ảnh: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời các hình ảnh khác nhưng đảm bảo đúng hình ảnh về quê hương thì giáo viên căn cứ hướng dẫn chấm ở trên để cho điểm, tránh trường hợp sót ý, sót điểm học sinh. 6 - Biện pháp so sánh: Quê hương (như) chỉ một mẹ thôi 1,0 - Tác dụng: Nhằm khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của quê hương cũng cao quý, thiêng liêng và duy nhất giống như con người chỉ có một mẹ. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm cho sinh động, hấp dẫn hơn. Hướng dẫn chấm: - Chỉ ra vị trí của biện pháp tu từ so sánh: 0,5 điểm - Phân tích tác dụng đúng như đáp án: 1,0 điểm + Học sinh chỉ nêu tác dụng về nội dung: 0,5 điểm. + Học sinh chỉ nêu tác dụng về nghệ thuật: 0,5 điểm. + Học sinh trả lời ý khác nhưng vẫn hướng đến tác dụng về nội dung và nghệ thuật, giáo viên linh động cho điểm nhưng không vượt quá số điểm quy định của từng ý.. 7 - Thông điệp: Hs lựa chọn thông điệp phù hợp được gợi ra từ 0,5 bài thơ, ví dụ như: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người; quê hương là những gì và gần gũi và thân thương nhất nên mỗi người cần gắn bó và trân trọng; tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương… Hướng dẫn chấm: GV linh động trên thực tế bài làm của học sinh; học sinh có thể trả lời khác với gợi ý đáp án nhưng vẫn rút ra được thông điệp phù hợp thì cho điểm tối đa là 0,5 điểm.
  4. 8 Đoạn văn suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi người: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: suy nghĩ về vai trò của 0,25 quê hương đối với mỗi người. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Quê hương là nơi chúng 1,0 ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi cất giấu bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn để giúp chúng ta khôn lớn và trưởng thành. Vì vậy chúng ta nên trân trọng, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp vốn có của quê hương mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý trong đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. d. Chính tả, chữ viết: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, giáo viên không thể đọc được. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,25 có cách diễn đạt mới mẻ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng: + Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ + Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà
  5. - Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu…. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. - Đánh giá chung: 0,5 + Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý… + Vẻ đẹp nghệ thuật trong thơ Đỗ Trung Quân: cách dùng hình ảnh, nhịp điệu, cảm xúc trữ tình… Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ. I + II 10 ……………………………………….Hết………………………………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2