intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 10 M N ứ c Tổng Kĩ ộ TT i Điểm năn d đ ộ % g u n n g h / ậ Đ n ơ n t h v ứ ị c Nhậ Thôn Vận Vâṇ k n biết g dụng dụng i hiểu ế cao n T T T TL TN TL TN TL N L N t h ứ c Đọ V 1 3 0 4 1 0 2 0 0 60 c ă % hiể n u b ả n T R U Y
  2. Ệ N Viết văn 2 Viế bản 0 1 0 1 0 1 0 1 40 t nghị % luận phân tích, đánh giá một tác phẩ m THƠ 15 5 25 15 0 30 0 10 Tổ ng T 2 4 3 1 100% lệ 0 0 0% 0 % % % % Tỉ ̣chung 60 4 lệ % 0 % SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮ KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10
  3. ́ Sô câu hoi theo mưc đô nhâṇ thưc ̣ ̉ ́ ́ Chủ đề Nội TT M dung ức độ đá nh gi á Thôn Vâ Nhâṇ Vâṇ ṇ g biết dụng duṇ hiểu g ca o 1 Đọc Văn bản Nhận biết: 3 TN 4TN 2 TL 0 hiể TRUYỆN - Nhận biết được 1TL u phương thức biểu đạt, Thể loại văn bản, Ngôi kể, Phong cách ngôn ngữ. - Nhận biết được các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Hiểu được những vấn đề về nội dung và nghệ thuật trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra thông điệp, ý nghĩa từ văn bản. - Suy nghĩ bản thân về nhứng vấn đề
  4. được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Viết văn Nhận bản nghị biết: Xác định luận được vấn 1 1 1 1TL phân đề nghị luận; xác tích, định đánh giá được một tác cách thức trình bày phẩm bài văn. THƠ Thông hiểu: - Phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, hình ảnh, cấu tứ, thể thơ, nhịp điệu để chuyể n tải nội
  5. dung bài thơ. - Đánh giá được tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua bài thơ. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của bài thơ đối với cuộc sống và con người. Vận dụng cao: - Thể hiện
  6. được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài. 3 TN 4TN T 2 TL 1 TL 1TL ô ̉ n g ̣ 20 40 30 10 T ỉ l ệ % Ti lê ̣chung 60 40 ̉ Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ Môn: NGỮ VĂN 10 (Đề thi gồm có 03 trang) (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
  7. Đọc văn bản sau: THẦN MƯA Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành Rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi Rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng. Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn. Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa. (Trích Thần Mưa - Tuyển tập Thần thoại Việt Nam, Tr.32 - Tr. 33) Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Thần thoại B. Sử thi C. Truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản
  8. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Theo đoạn trích, thần mưa có hình dáng như thế nào? A. Hung dữ. B. Vị thần hình rồng C. Lực lưỡng D. To bè bè Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 5. Con vật nào đã vượt qua cuộc thi vượt Vũ Môn? A. Tôm B. Rồng C. Cá rô D. Cá chép Câu 6. Mục đích của việc tác giả kể về cá rô, tôm và cá chép là gì? A. Hiểu được đặc điểm của rồng B. Lí giải những đặc tính của chúng C. Tạo bất ngờ D. Tạo sự quen thuộc, gần gũi Câu 7. Từ nội dung câu chuyện, có thể thấy một đặc điểm nào nổi bật của thần thoại? A. Uớc mơ về cuộc sống tốt đẹp B. Khát vọng trường sinh bất tử C. Giải thích các hiện tượng tự nhiên D. Giải thích về nguồn gốc thần thoại Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Qua truyện Thần Mưa, người xưa bày tỏ ước mơ gì? Câu 9: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) trả lời câu hỏi: làm gì khi phải đối mặt với khó khăn thử thách? II. VIẾT (4,0 điểm) Anh (chị) hãy cảm nhận về vẻ đẹp trong bài thơ sau: Đời con thưa dần mùi khói Mẹ già nua như những buổi chiều lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã
  9. bếp lửa ngày đông… Mơ được về bên mẹ ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối. Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ con về yêu mái rạ cuộc đời. Một sớm vắng ùa lên khói bếp về đây củi lửa ngày xưa… (Củi lửa - Dương Kiều Minh, NXB Tác phẩm mới, 1989) -----------HẾT---------- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ (Đáp án này gồm có 03 trang) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM GIỮA KÌ 1 MÔN: NGŨ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm
  10. I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0.5 2 C 0.5 3 B 0.5 4 A 0.5
  11. 5 D 0.5 6 B 0.5 7 C 0.5 8 Qua truyện Thần Mưa, người xưa bày tỏ ước mơ: 0.5 - Cuộc sống tốt đẹp, mưa thuận, gió hòa. - Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên (Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng 1 ý cho 0,5 điểm) 9 Bài học rút ra từ văn bản: 1,0 Gợi ý: - Lí giải nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. - Để thành công cần phải trải qua khó khăn thử thách. - Không có gì là có sẵn, chúng ta phải lao động để đạt được... (Hướng dẫn chấm: Học sinh có thể có kiến giải riêng miễn sao hợp lí. Mỗi ý cho 0,5 điểm)
  12. 10 Gợi ý: 1,0 - Những khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. - Ta cần đối mặt một cách chủ động, tự tin vì: + Những khó khăn, thử thách là môi trường giúp ta rèn luyện bản lĩnh vững vàng, làm chủ cuộc đời, đạt đến thành công. + Vượt qua khó khăn, thử thách giúp ta hiểu được chính mình, phát hiện ra năng lực bản thân, linh hoạt trong cách xử lí tình huống và có thêm kinh nghiệm để phát triển tương lai. (Hướng dẫn chấm: Học sinh trình bày đủ ý, diễn đạt trôi chảy cho 1,0 điểm, trả lời đúng 1 ý cho 0,5 điểm) II VIẾT 4,0 1 Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 2 Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận: Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản Củi lửa.
  13. 3 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Bài thơ là những 2,0 cảm xúc của người con khi đã rời xa mẹ, rời xa quê hương yêu dấu - Đời con thưa dần mùi khói: + Người con thấu hiểu, thấm thía những vất vả, nhọc nhằn, tảo tần khuya sớm, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ (Mẹ già nua như những buổi chiều/lăng lắc tuổi xuân…) + Người con khao khát, ước mơ được trở về bên mẹ để được sống lại những kỉ niệm ấm áp thân thương bên mẹ, nơi quê hương yêu dấu (Mơ được về bên mẹ, Một sớm vắng/ùa lên khói bếp/về đây củi lửa/ngày xưa…; ao xưa, mảnh vườn nhỏ; bậc thềm; những hoàng hôn; mùi lá bạch đàn; mái rạ)
  14. - Đánh giá chung: 1.0 + Nghệ thuật: thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng bộc lộ cảm xúc, sống dậy những kỉ niệm, những hồi ức bên mẹ; ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc mà vẫn giàu sức gợi; giọng thơ tha thiết, sâu lắng… + Nội dung: thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn vô hạn của người con dành cho mẹ; sự gắn bó sâu nặng của người con với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình; từ đó, khơi dậy trong lòng người đọc những giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử và tình yêu quê hương đất nước. 4 Chính tả, ngữ 0,25 pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
  15. 5 Sáng tạo: Thể hiện 0,25 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng cộng 10,0 ..................HẾT................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2