intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MÔN NGỮ VĂN 12 TỔ NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 phút (không tính thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả. (….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa? (Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162) Câu1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Điều nghịch lí được nhắc đến trong văn bản là gì? Câu 3. Em có đồng tình với quan điểm: “khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ” không? Vì sao? Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ đoạn trích. PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự lắng nghe. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Chiều chiều oai linh thác gầm thét Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Mường Lát hoa về trong đêm hơi Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thươc xuống (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa -HẾT- HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Điểm PHẦ NI ĐỌC HIỂU Câu Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,75 1 Câu Điều nghịch lí được nhắc đến trong văn bản là: ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại 0,75 2 không chịu lắng nghe ai cả. Câu - Có/ Đồng tình 0.25 3 - Vì: + Người đang đau khổ là người đang bế tắc, tuyệt vọng, buồn đau họ rất cần sự cảm thông, sẻ chia + khi ta lắng nghe (đồng cảm, chia sẻ) thì người đang đau khổ sẽ cảm thấy có người thấu hiểu, đồng cảm 0.75 với mình, họ sẻ chia nỗi niềm, tâm sự, lúc đó tâm trạng của họ sẽ khá hơn, nỗi phiền muộn cũng được vơi đi, suy nghĩ tích cực hơn + Khi ta lắng nghe ta giúp người đau khổ bớt nỗi cô đơn, lạc lòng bơ vơ và cảm thấy ấm lòng hơn, từ đó có niềm tin hơn trong cuộc sống …Từ đó, có thể khằng định rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc . Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được 2 ý, cho điểm tối đa, 1 ý thì 0.5 điểm -HS có thể trả lời những ý tương đương, miễn hợp lí thì chấp nhận Câu - Học sinh nêu thông điệp có ý nghĩa với bản thân. 4 - Sau đây là một vài gợi ý: 0,5 + Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.
  2. + Phải biết lắng nghe và chia sẻ, cảm thông với người khác + Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ. + Lắng nghe với thái độ hết lòng, thấu hiểu. ….. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được 2 ý, cho điểm tối đa, 1 ý thì 0.25 điểm -HS có thể trả lời những ý tương đương, miễn hợp lí thì chấp nhận LÀM VĂN Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự 2.0 lắng nghe. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ. Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự lắng nghe trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Câu Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo 1 hướng sau: - Thế nào là lắng nghe? Là khả năng tập trung hoàn toàn vào người nói, hiểu được thông điệp của họ, lĩnh hội thông tin và phản hồi một cách có suy nghĩ. - Vì sao phải lắng nghe? Vì lắng nghe có vai trò rất lớn trong công việc, trong cuộc sống cũng như học tập của mỗi người. Lắng nghe giúp ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như học tập; giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh. - Ý nghĩa của sự lắng nghe: + Lắng nghe thể hiện phép lịch sự và sự tôn trọng người đối diện cùng câu chuyện của họ. + Lắng nghe giúp chia sẻ, cảm thông với người khác. + Lắng nghe để thấu hiểu tâm tư tình cảm, giúp con người hiểu nhau hơn để gắn bó và tin tưởng. + Lắng nghe giúp ta giải quyết mâu thuẫn, xung đột hiệu quả hơn. ………….  Như vậy, nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. - Phê phán thái độ lắng nghe vô cảm, thờ ơ, không thấu hiểu, sẻ chia… - Bài học nhận thức và hành động: + Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu, đó là điều quan trọng để hoàn thiện nhân cách cá nhân, tạo nên những giá trị to lớn trong cuộc sống, + Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh để nâng cao vốn tri thức cho bản thân. Câu Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 2 1.Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.5 Có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài: triển khai được các luận điểm; Kết bài: khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5 Đoạn thơ khắc họa bức tranh thiện nhiên núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân. 3. Triển khai vấn đề nghị luận: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm 0.5 - Nêu vấn đề nghị luận * Cảm nhận đoạn thơ: 2.0 - Cảm hứng chủ đạo - Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến (2 câu đầu) - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây + Vùng đất xa xôi, hoang vu, hẻo lánh với những địa danh xa lạ./ + Vùng đất khắc nghiệt với mưa rừng, sương núi./ + Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên/ + Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. - Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến: + Hành quân gian khổ, vất vả nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan, tinh nghịch đầy chất lính. + Chết trên đường hành quân: Cái chết bi tráng – chết đứng, tư thế sẵn sàng chiến đấu.  Gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn. * Nghệ thuật: 0,5 - Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn/ - Ngôn ngữ đặc sắc, giàu chất họa và nhạc. 4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 5. Sáng tạo: Trân trọng những bài viêt sáng tạo, có ý nghĩa riêng một cách hợp lí. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2