
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
lượt xem 1
download

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/ Vận % TT Kĩ năng đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao điểm thức TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu Truyện 3 0 4 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ đồng thoại. 60 15 20 10 10 5 điểm % 2 Viết Số câu Đoạn văn ghi 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 lại cảm xúc Tỉ lệ về một bài 40 điểm % thơ có yếu tố 10 10 10 10 tự sự và miêu tả. Tỉ lệ chung 65% 35% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/ Chương/ Vận TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông hiểu Vận Chủ đề dụng kiến biết dụng cao thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN đồng thoại. -Nhận biết thể loại truyện đồng thoại. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. 4TN - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. -Thông hiểu: 1TL - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ,
- hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. -Xác định được đối tượng được nhắc đến trong đại từ. -Hiểu ý nghĩa của các chi tiết trong văn bản. -Hiểu được tác dụng các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ) , dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với hành động của nhân vật 1TL trong tác phẩm. Đưa ra lí giải phù hợp. -Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 2 Viết Đoạn Nhận biết: Nhận biết được yêu 1* văn ghi cầu của đề về kiểu văn biểu lại cảm cảm về một bài thơ xúc về một bài Thông hiểu: Viết đúng về kiểu 1* thơ có bài, về nội dung, hình thức yếu tố tự Vận dụng: Viết được đoạn văn sự và 1* ghi lại cảm xúc sau khi đọc một miêu tả.. bài thơ. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, chỉ ra được các hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong diễn đạt, 1* thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với bài thơ; nêu được ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. Tổng 3 TN 4TN, 1TL 1 TL 1TL 1* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 25% 40% 20% 15% Tỉ lệ chung 65% 35%
- TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) PHẦN I. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua. Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“ Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già... “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ... (Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu từ 1 đến 7 rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện đồng thoại B. Truyện cổ tích C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba Câu 3: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. Mẹ Giẻ Gai B. Rừng già
- C. Bé Dẻ Gai D. Thảm lá Câu 4: Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào? A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em. B. Nhân vật “tôi” và các anh chị em. C. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già. D. Những hạt dẻ gai khác sống trong rừng già. Câu 5: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”. A. Dùng để đánh dấu tên của văn bản. B. Dùng để đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật bé Dẻ Gai. D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Câu 6: Vì sao khi mùa đông đến, “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp? A. Vì “tôi” nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn. B. Vì “tôi” rất thích tấm áo gai xù ấm áp. C. Vì “tôi” sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến. D. Vì “tôi” sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm. Câu 7: Theo em hành động “cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra”của bé Dẻ Gai chứng tỏ điều gì? A. Bé Dẻ Gai phải nghe theo lời của mẹ. B. Bé Dẻ Gai muốn đi chơi cùng với anh chị. C. Bé Dẻ Gai đến lúc phải xa vòng tay của mẹ. D. Bé Dẻ Gai đã đến thời khắc thay đổi bản thân để trưởng thành. Đối với các câu 8, 9, 10 ghi câu trả lời vào giấy làm bài. Câu 8. (1,0 điểm) Hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong văn bản trên? Câu 9. (1,0 điểm) Em có đồng tình với hành động “Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ” của bé Dẻ Gai hay không. Vì sao? Câu 10. (0,5 điểm) Nêu bài học cuộc sống mà em rút được ra từ Câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 250 đến 300 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau: TIẾNG GÀ GÁY (Trần Hà Yên) Sớm tinh mơ trời đất Chú vàng đuôi ve vẩy Đã nghe tiếng chú gà Chạy quanh quẩn bên thềm Gân cổ mà báo thức Mấy chú lợn ủn ỉn Ò… ó… o... o… o… Giục bà đòi ăn thêm Bên chuồng nghe lục đục Nhà bác trâu gần đó Chị mái mơ thầm thì Nhắc gà trống gáy to Gọi đàn con thức giấc Cậu chủ nay thi đấy Ra vườn mà chơi đi Bài vở còn phải lo! --------------------------- HẾT ----------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
- TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 6 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được từ hai tác dụng của biện - Học sinh nêu được - Trả lời sai I pháp tu từ nhân hóa. Gợi ý: một tác dụng hợp lí.. hoặc không trả +Giúp những loài vật có thể biểu hiện được các lời. suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người và trở nên gần gũi hơn với con người +Giúp tác phẩm trở nên có hồn và sống động hơn + Giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc và quan điểm của bản thân. +... 9 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được quan điểm của bản thân và HS nêu chỉ nêu quan HS không trả giải thích . Gợi ý: điểm mà không giải lời. + Đồng tình : thích hoặc giải thích Vì : Dẻ Gai còn nhỏ, từ trước tới nay luôn được không hợp lí, thiếu mẹ che chở nên em sợ hãi và không dám rời mẹ. thuyết phục. Điều này phù hợp với tâm lí của một bạn nhỏ. Trẻ em thì cần sự chăm sóc , che chở của bố mẹ nên Dẻ Gai không thể rời xa mẹ. + Không đồng tình : Vì: Tất cả anh chị của Dẻ Gai đề đã bay đi nên Dẻ Gai cũng cần phải đến vùng đất mới để tự
- phát triển bản thân. Hành động đó thể hiện sự nhút nhát không dám đương đầu với khó khăn của bé Dẻ Gai. + HS cũng có thể vừa đồng tình vừa không đồng tình chỉ cần giải thích hợp lí. 10 Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu bài học cuộc sống rút được ra từ - Học sinh nêu được Trả lời sai Câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích. HS một bài học nhưng hoặc không chỉ cần nêu được một bài học hợp lý và diễn đạt diễn đạt chưa rõ trả lời. rõ ràng, mạch lạc. Gợi ý: ràng mạch lạc. + Dũng cảm đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận về những bài học bổ ích cho bản thân, những điều tốt đẹp. + Những khó khăn, chông gai, thử thách không là gì nếu như ta có lòng dũng cảm, luôn nỗ lực, phấu đấu không ngừng thì nhất định sẽ thành công. + Con lớn cần phải khám phá thế giới bên ngoài để nhận ra những điều tuyệt đẹp của cuộc sống quanh ta. + Ta sẽ chỉ nhỏ bé và yếu đuối mang tâm thái ỷ lại khi được cha mẹ mãi chở che, bảo vệ, và nâng niu. +… VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Đoạn văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng vấn yêu cầu biểu cảm về bài thơ “Tiếng gà gáy” của 0,5 Trần Hà Yên. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục của đoạn văn biểu cảm: - Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Lần lượt diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: * +Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ và đánh giá II ý nghĩa của chúng. Bài thơ kể và miêu tả các hoạt động của các con vật trong buổi sáng. Sau tiếng gà trống gáy sáng là chị mái mơ thầm thì gọi đàn con,chú vàng đuôi ve vẩy, mấy chú lợn ủn ỉn đòi ăn, bác trâu nhắc gà trống gáy to để gọi cậu chủ. Khung cảnh buổi sáng bình yên, thân thuộc.Qua đó thể hiện tình yêu đối với những điều thân thuộc, gắn bó với cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là tình cảm đối với cậu chủ nhỏ (trẻ em). * + Cảm nhận được đặc sắc nghệ thuật của tác giả: * . Đặc trưng thể loại thơ: thể thơ, hình ảnh, giọng điệu,…. * . Biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê,.. cùng hệ thống từ láy. * .Tình cảm chân thành tha thiết của tác giả. * +Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * +Khái quát được cảm xúc về bài thơ. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - -Triển khai được ít nhất hai ý về nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật
- của bài thơ. - -Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề biểu cảm. - -Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, 0,25 liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 Ghi chú: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Học sinh khuyết tật trả lời Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 7 (mỗi câu đúng 0,75 điểm) và phần trả lời ngắn và phần Viết giáo viên dựa vào kết quả làm được của học sinh để ghi điểm cho phù hợp. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TTCM Nguyễn Thị Thảo Trần Thị Thanh Tâm

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
641 |
13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p |
696 |
9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
454 |
7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p |
632 |
7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p |
452 |
6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p |
458 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p |
603 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
609 |
5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
446 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
409 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p |
416 |
3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p |
432 |
3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p |
454 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p |
606 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p |
439 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p |
603 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p |
596 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p |
372 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
