intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hồng Thái Đông, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hồng Thái Đông, Đông Triều” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hồng Thái Đông, Đông Triều

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI ĐÔNG NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Mức độ TT nhận thức Nội dung/ Vận Kĩ đơn Nhận Thôn Vận dụng năng vị biết g hiểu dụng cao kiến thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Các hiểu tác phẩm truyện về đề tài 3 0 5 0 0 2 0 60 tuổi thơ với thiên nhiên 2 Viết Cảm 0 1 0 1 0 1 0 1 40 xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn
  2. chữ hoặc năm chữ. Tổng 5 25 15 0 30 0 10 15 100 Tỉ lệ 40 30 10 (%) 20 Tỉ lệ chung 40% 60% ----HẾT----
  3. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI ĐÔNG NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ dung/Đơ Mức độ Thông TT Nhận Vận Vận Chủ đề n vị kiến đánh giá hiểu thức biết dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Các tác Nhận 3 TN phẩm biết: - Nhận truyện về biết được đề tài tuổi đề tài, chi thơ với tiết tiêu 5TN thiên biểu nhiên trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; phương thức biểu đạt. - Xác định được biện pháp tu từ, các thành phần 2TL chính hoặc thành phần trạng ngữ trong câu (được mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Nêu được chủ
  4. đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác
  5. phẩm. 2 Viết Cảm xúc Nhận của em biết: sau khi Nhận đọc một biết bài thơ được yêu cầu của bốn chữ đề về hoặc kiểu văn năm chữ. bản, về yêu cầu khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 1TL 5 chữ. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung và hình thức của đoạn văn. Vận dụng: Bộc lộ được ấn tượng, cảm xúc về nội dung,ngh ệ thuật của bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ đã được học hoặc tự đọc. Vận dụng cao:Có sự sáng tạo về cách viết,
  6. dùng từ, diễn đạt,... Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ---Hết----
  7. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI ĐÔNG NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Ngày kiểm tra: 0311/2022 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Đã từ lâu, Hoàn ao ước có một con chim sáo. Một con sáo chân chì, mỏ vàng, lông đen nhánh. Em sẽ bắt châu chấu, mua chuối chín cho sáo ăn, dạy sáo hót tiếng người, sáo sẽ biết chào mỗi khi mẹ Hoàn đi làm về… Hoàn đã có sẵn chiếc lồng rất đẹp, vót toàn bằng cật tre, sẵn cả một chiếc chén gốm xinh xắn để đựng nước cho sáo uống. Hoàn mê sáo đến nỗi đêm ngủ em cũng mê thấy chú sáo của em đập cánh hót lảnh lót bên tai…Bố đã hứa: chủ nhật tới sẽ đưa Hoàn lên nhà một người bán chim ở Nghi Tàm, mua cho em con sáo nào đẹp nhất mà em thích. […]Hai bố con lên xe. Hoàn vui sướng ôm lồng sáo ngồi sau. Con sáo mẹ vẫn bay theo, chốc chốc lại liệng xuống sát đầu Hoàn. Con sáo trong lồng cũng nhận ra mẹ. Nó hối hả kêu rối rít, nhảy lên đập cánh loạn xạ. Cái lồng run lật đật dưới tay Hoàn. Em cúi xuống, dỗ dành chú sáo non: - Sáo à! Đừng sợ! Đừng theo mẹ nữa! Sáo về với anh thích lắm! Sáo muốn gì cũng được. Đừng theo mẹ nữa mà! Mặc những lời âu yếm của Hoàn, con sáo con vẫn nghển cổ kêu tìm mẹ. Hoàn lo âu nhìn lên: xe đạp đi nhanh, con sáo mẹ vẫn bay theo, có quãng đông người sáo mẹ bay lên, chuyển từ cây này sang cây khác, nhưng không lúc nào rời chiếc xe đạp có lồng sáo con. Dỗ dành mãi không được, Hoàn im lặng bần thần. Con sáo con cố chui cánh ra khỏi lồng, cái đầu bé bỏng của nó đập mạnh vào những nan cứng, vài sợi lông rụng xuống vạt áo Hoàn. Tới gần nhà, bố đỗ xe lại, hai bố con đi bộ vào ngõ. Dường như biết rằng sắp đến lúc phải xa hẳn con, sáo mẹ tuyệt vọng kêu lạc cả tiếng. Quên cả sợ, nó sà xuống đập phải chiếc xe đạp, lao xuống đất, cánh đập tung bụi cát. Sáo con vặn mình, cái mỏ vàng há ra run rẩy. Hoàn đứng im, đầu cúi xuống. […]Hoàn cắn môi. Em nhìn lại con sáo yêu quý của em, rồi, như đã quyết, em quay mặt đi, đưa tay nhấc cái cửa lồng. Con sáo nhỏ lùi lại, ngơ ngác, rồi vội vã bay vút ra như một viên đạn. Con sáo mẹ lao đến, hai mẹ con bay chấp chới, quấn quýt rồi đậu lên một cành xoan cao. Sáo mẹ rối rít xỉa lông cho con, hai cái mỏ vàng lấp lánh dưới mặt trời. Hoàn lặng lẽ nhìn lên. Em vẫn còn bàng hoàng, mắt nheo lại vì chói nắng. Hai mẹ con con sáo đã chuyển lên ngọn bàng, bay về phía những rặng sấu cao. Hai chấm đen nhỏ khuất hẳn vào những vòm lá cây rực rỡ ánh sáng”. […] Bố em cúi xuống, xách cái lồng chim rỗng không. Hai bố con đi vào nhà. Bàn tay to lớn của bố nắm chặt bàn tay bé nhỏ của Hoàn. (Xuân Quỳnh, Con sáo của Hoàn, trích Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005) Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8:
  8. Câu 1. Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Hoàn B. Lời của người kể chuyện C. Lời của nhân vật bố D. Lời của người bán chim Câu 2. Trong những câu sau, câu nào không mở rộng thành phần trạng ngữ bằng cụm từ? A. Tới gần nhà, bố đỗ xe lại, hai bố con đi bộ vào ngõ. B. Đã từ lâu, Hoàn ao ước có một con chim sáo. C. Lúc đó, Hoàn lặng lẽ nhìn lên. D. Mặc những lời âu yếm của Hoàn, con sáo con vẫn nghển cổ kêu tìm mẹ. Câu 3.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Con sáo nhỏ lùi lại, ngơ ngác, rồi vội vã bay vút ra như một viên đạn.”? A. So sánh và nói quá B. Ẩn dụ và điệp ngữ C. Điệp ngữ và nhân hóa D. Nhân hóa và so sánh Câu 4.Hành độngcủa sáo mẹ khi hai bố con Hoàn gần về tới nhà thể hiện điều gì ? A. Tuyệt vọng vì sắp mất con. B. Sợ hãi vì thấy con bị bắt. C.Giận dữ vì phải xa con. D. Muốn theo con về nơi ở mới. Câu 5.Nhận xét nào không thể hiện đúng về tình cảm của sáo mẹ dành cho con ? A. Sáo mẹ rất tình cảm và yêu thương con. B. Sáo mẹ sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm để bảo vệ con. C. Tình yêu thương con của sáo mẹ đã giúp sáo con được tự do. D. Sáo mẹ hoảng sợ không dám đến gần con . Câu 6. Hoàn có tâm trạng như thế nào khi quyết định thả con sáo con? A. Vui vẻ, phấn khởi. B. Đau khổ, tiếc nuối. C. Ngập ngừng, lo lắng. D. Áy náy, sợ hãi. Câu 7.Qua hành động thả con sáo con, em thấy Hoàn là người như thế nào? A. Là một cậu bé ham chơi và say mê chim sáo.
  9. B. Là một cậu bé không yêu thích loài vật. C. Là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương. D. Là một cậu bé luôn phụ thuộc vào quyết định của người lớn. Câu 8. Diễn biếntâm lí nhân vật Hoàn được thể hiện bằng cách nào? A.Tâm lí nhân vật thể hiện qua lời nói, cử chỉ. B.Tâm lí nhân vật thể hiện qua hành động, nét mặt. C.Tâm lí nhân vật thể hiện qua nét mặt, lời nói. D.Tâm lí nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói, cử chỉ, nét mặt. Câu 9 (1,0 điểm). Chi tiết “Bố em cúi xuống, xách cái lồng chim rỗng không. Hai bố con đi vào nhà. Bàn tay to lớn của bố nắm chặt bàn tay bé nhỏ của Hoàn.” để lại cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người bố? Câu 10(1,0 điểm). Kết thúc truyện, Hoàn thả con sáo đã từng ao ước mãi mới có được.Em có đồng tình với hành động của Hoàn không?Vì sao II. VIẾT: (4,0 điểm) Viết đoạn văn (15 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. ------------------------- Hết -------------------------
  10. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI ĐÔNG GIỮA KÌ I NĂM HỌC: 2022– 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU: 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 9 - HS có thể nêu cảm nhận về nhân vật người bố qua chi tiết cuối truyện: 0,5 + Bố hiểu được tâm trạng tiếc nuối của Hoàn. + Bố thương Hoàn nhưng vẫn đồng tình với quyết định của em. 0,5 10 - HS tự bộc lộ suy nghĩ liên hệ bảm thân: + Đồng tình với hành động của Hoàn 0,5 + Hoàn chứng kiến tình cảnh tuyệt vọng của hai mẹ con sáo nên không đành lòng chia cắt hai mẹ con. Dù rất say mê chim sáo và 0,5 rất tiếc khi thả con sáo con nhưng khi thấy hai mẹ con sáo quấn quýt nhau khi được thả ra, Hoàn lại thấy bàng hoàng, xúc động và không hối hận vì hành động đó. II VIẾT: 4,0 Hình a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn và dung lượng theo yêu cầu. 0,25 thức b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ . 0,25 c. Chính tả, ngữ pháp: Đúng chính tả; không mắc lỗi câu, diễn đạt, dùng từ 0,25 d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,25 Nội HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu dung cầu sau: - Lựa chọn bài thơ 4 chữ hoác 5 chữ đã học hoặc đã đọc +Mở đoạn:Giới thiệu bài thơ, tác giả và khái quát cảm xúc về nội 0,25 dung ý nghĩa của bài thơ. + Thân đoạn: 2,5 + Cảm nhận về nội dung của bài qua các hình ảnh thơ. + Những nghệ thuật đặc sắc: số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, các biện pháp tu từ. + Cảm xúc của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trong bài thơ; thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ.
  11. + Kết đoạn:Khái quát lại ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. 0,25 ----Hết------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2