intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My

  1. 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 M Kĩ Nội ứ TT c Tổng năng d u n đ g/ ộ đ ơ n n h vị ậ K n T t h ứ c Nhận Thông Vận V. d biết hiểu dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) Thơ 5 chữ 1 Đọc 4 4 2 0 10 Tỉ lệ % điểm 20 25 15 60 2 Viết Văn bản 1* 1* 1* 1 1 tóm tắt Tỉ lệ % điểm 10 10 10 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 30 35 25 10 100
  2. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I (dành cho HSKT) NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN 7 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì I (Từ tuần 1hết tuần học thứ 8). - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40 % trắc nghiệm,60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 100% Nhận biết.
  3. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng Đơn vị Nhận Thông Vận Vận đánh giá kiến thức biết hiểu Dụng dụng cao 1 Thơ 5 Nhận 4 TN 3 TN 2 TL chữ biết: 1TL - Nhận biết được thể thơ, Đọc hiểu phương thức biểu đạt của bài thơ; các chi tiết có trong bài thơ (hình ảnh, từ ngữ...) Thông hiểu: - Hiểu nội dung câu thơ; tình cảm
  4. của nhân vật được thể hiện qua văn bản. - Giải thích được nghĩa của từ được sử dụng trong ngữ cảnh - tác dung biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong đoạn thơ Vận dụng: - Thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Trình bày được những biểu hiện của vấn đề và nêu được hành động, việc làm phù hợp
  5. với vấn đề do văn bản đã đọc gợi ra. - Nhận 1* 1* 1* 1 TL* 2. Viết Tóm tắt biết được một văn yêu cầu bản theo của đề về những kiểu văn yêu cầu bản. khác - Thông nhau về hiểu: độ dài Xác định định được văn bản tóm tắt, và nội dung chính cần tóm tắt; xác định được : các nhân vật và đặt điểm tính cách của nhân vật chính, sự việc tiêu biểu của cốt truyện. - Vận dụng: Viết được bài văn tóm tắt một văn bản theo
  6. yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo được nội dung chính của văn bản. Biết dùng lời văn hay trong bài viết, rút ra được bài học cho bản thân. - Vận dụng cao: Sáng tạo, sinh động, hấp dẫn trong diễn đạt. Tổng 4TN 3TN 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% Tỉ lệ chung 65% 35%
  7. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Ngữ văn 7 (HSKT) Nội dung/ đơn Yêu cầu cần Số Câu hỏi Số điểm vị kiến thức đạt TN TL Thơ 5 chữ 1. Đọc - Xác định được thể loại, tác giả 8 4.0 - Xác định được các đoạn thơ - Nhận ra nhân vật, con vật, sự vật, không gian trong bài thơ - Nhận ra từ láy 2. Viết 1 6.0
  8. 3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha Có một khúc dân ca Thơm lừng hương cỏ dại Có tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương (Nguồn Intrernet/Nguyễn LâmThắng/Nơi tuổi thơ em) Lựa chọn đáp án đúng (Từ câu 1 đến câu 7). Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ:
  9. A. Lục bát B. Bốn chữ C. Năm chữ D. Sáu chữ. Câu 2. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: A. Miêu tả, biểu cảm, tự sự B. Biểu cảm, tự sự C. Miêu tả, tự sự D. Biểu cảm, miêu tả. Câu 3. Có bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ sau: "Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi" A. Hai hình ảnh B. Ba hình ảnhC. Bốn hình ảnh D. Năm hình ảnh Câu 4. Câu thơ Có ngày mưa tháng nắng/ Đọng trên áo mẹ cha được hiểu như thế nào? A. Thiên nhiên thời tiết bất thường. B. Sự gian nan vất vả của cha mẹ. C. Thời gian dài dằng dặc. D. Hình ảnh cha mẹ trên đồng ruộng. Câu 5. Nhận xét nào sau đây nêu chính xác ý nghĩa của từ tha thiết trong câu: “Có lời ru tha thiết/ Ngọt ngào mãi vành nôi” A. Tình cảm ngọt ngào với quê hương. B. Tình cảm tha thiết với mẹ cha. C. Tình cảm gắn bó sâu nặng không thể quên. D. Tình cảm sâu lắng Câu 6. Nhân vật em nhỏ trong bài thơ cho rằng: Tuổi thơ đẹp là tuổi thơ gắn liền với điều gì? A. Quê hương B. Cha mẹ C. Cánh đồng D. Lời ru Câu 7. Nhận định nào nói đúng nhất về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương? A. Nhớ về dòng sông, cánh đồng quê hương. B. Nhớ về tuổi thơ yêu dấu ở quê hương. C. Nhớ về quê hương với bao kỉ niệm đẹp. D. Nhớ về quê hương với tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào. Câu 8. (1.0 điểm) Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong câu thơ sau: Có tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương Câu 9. (0.5 điểm) Bài thơ muốn gửi gắm tới chúng ta những thông điệp gì? Câu 10. (1.0 điểm) Theo em, tình yêu quê hương được biểu hiện như thế nào? Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước II. VIẾT (4.0 điểm) Tóm tắt một tác phẩm truyện mà em yêu thích. -Hết-
  10. 3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 (HSKT) Môn Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) 1. ĐỌC-HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và và khoanh tròn vào đáp án đúng. NGÀN SAO LÀM VIỆC Bóng chiều toả ra nhanh Trên các bờ bụi rậm Đồng quê đang xanh thẫm Bỗng chốc trở tối mò Trâu tôi đã ăn no Bước giữa trời yên tĩnh Trâu tôi đi đùng đỉnh Như bước giữa ngàn sao Sông Ngân Hà nao nao Chảy giữa trời lồng lộng Sao Thần Nông toả rộng Một chiếc vó bằng vàng Đón những sao dọc ngang Như tôm cua bơi lội Phía đông nam rời rợi Ai đặt một chiếc nơm Rờ rỡ ngôi sao Hôm Như đuốc đèn soi cá Bên trời đang rộn rã Cả nhóm Đại Hùng tinh Buông gàu bên sông Ngân Suốt đêm lo tát nước... Ngàn sao vui làm việc
  11. Mải đến lúc hừng đông Phe phẩy chiếc quạt hồng Báo ngày lên, về nghỉ (Tuyển tập Võ Quãng, tập II. NXBVH, Hà Nội 1998) Câu 1: Tác giả của văn bản trên là ai? A. Thạch Lam B.Tố Hữu C. Đoàn Giỏi D. Võ Quảng Câu 2: Bài thơ “Ngàn sao làm việc” thuộc thể thơ gì A. Thất ngôn bát cú B. Song thất lục bát C. Năm chữ D. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 3: Bài thơ “Ngàn sao làm việc” có bao nhiêu khổ thơ? A. 3 khổ B. 4 khổ C. 5 khổ D. 6 khổ Câu 4: Khoảng thời gian được đề cập đến trong văn bản? A. Buổi sáng đến trưa B. Buổi trưa đến chiều C. Buổi chiều đến tối D. Buổi tối đến đêm Câu 5: Con vật nào được nhắc đến trong khổ thơ: Trâu tôi đã ăn no Bước giữa trời yên tĩnh Trâu tôi đi đủng đỉnh Như bước giữa ngàn sao A. con trâu B. con bò C. con gà D. con mèo Câu 6: Nhân vật “tôi” trong bài thơ Ngàn sao làm việc là A. Sao Thần Nông B. Sao Hôm C. Chú bé trăn trâu D. Chú trâu Câu 7: Từ nào sau đây có 2 tiếng giống nhau? A. Nao nao B. Đồng quê C. Sao Hôm D. Sông Ngân Câu 8: Trong câu: Rờ rỡ ngôi sao Hôm /Như đuốc đèn soi cá, sao Hôm được so sánh với sự vật nào? A. Chiếc vó bằng vàng B. Gàu tát nước C. Chiếc quạt hồng D. Đuốc đèn soi cá 2. VIẾT. (6.0 điểm) Chép lại chính xác bài thơ trên. -Hết-
  12. 4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 7 Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C D D B B A D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 8: (1.0 điểm) Tác dụng của hình ảnh so sánh trong câu thơ: giúp tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương sự gắn bó bền chặt và tình cảm trân quý của mình với quê hương, Câu 9: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả HS nêu được 1 trong Trả lời không đúng muốn gửi tới người đọc: hai lời nhắn nhủ mà yêu cầu của đề bài - Mỗi người đều có một tuổi thơ gắn với tác giả muốn gửi tới hoặc không trả lời. những điều thân thương, gần gũi, những người đọc: điều bình dị, mộc mạc của cảnh sắc thiên nhiên, quê hương tươi đẹp. - Biết ơn những công lao to lớn của cha mẹ, hãy biết trân trọng những điều nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ, yêu quý quê hương tươi đẹp. Câu 10 (1.0 điểm) - Biểu hiện của tình yêu quê hương: (0.5điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được những biểu hiện - Học sinh nêu được Học sinh của tình yêu quê hương như: biểu hiện yêu quê không trả + Tình cảm với những người thân, hương phù hợp, nhưng lời hoặc trả anh em họ hàng, làng xóm diễn đạt chưa gọn rõ. lời không + Yêu thiên nhiên, cảnh vật ở quê liên quan: hương từ những điều giản đơn như dòng sông, lũy tre, triền đê, cánh đồng, ngọn núi, …;
  13. + Biết gìn giữ và bảo vệ những nét đẹp, đặc trưng riêng có của quê hương mình. +…. - Kể ra được 2 hành động cụ thể của bản thân để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước: (0.5 điểm) (VD như: Một là tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nét đẹp dân gian của quê hương. Hai là nỗ lực học tập chăm chỉ để góp phần xây dựng một quê hương giàu đẹp) (mỗi hành động phù hợp được 0.25 điểm) Phần II: VIẾT (4.0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 3. Trình bày câu chuyện được kể 2,5 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5. Sáng tạo 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn Điểm Mô tả tiêu chí 0,5 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc 2. Xác định đúng vấn đề 0,25 Xác định đúng yêu cầu của đề: Tóm tắt một tác phẩm truyện mà em yêu thích - Tóm tắt câu chuyện theo đúng yêu cầu 3. Trình bày vấn đề 2.5 Học sinh có thể chọn một câu chuyện mình yêu thích nhưng cần đảm bảo
  14. các yêu cầu sau: - Gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. + Thân bài: Kể tóm tắt diễn biến các sự việc câu chuyện theo một trình tự nhất định. + Kết bài: Nêu kết cục và suy nghĩ đánh giá về ý nghĩa của truyện và rút ra được bài học. 4. Chính tả, ngữ pháp Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, 0.25 dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 5. Sáng tạo Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc, 0.5 có những liên hệ hợp lí, sáng tạo.
  15. 4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I (dành cho HSKT) NĂM HỌC 2023-2024 Môn Ngữ văn 7 1. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời D C D C A C A D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. VIẾT: (6.0 điểm) HS chép chính xác, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Mỗi khổ thơ đúng được 1.0 điểm Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Tùng Linh Trương Thị Thu Tâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2