intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Xà Bang, Châu Đức

  1. Trường THCS Xà Bang ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI TỔ: NGỮ VĂN NGỮ VĂN 7 (Năm học 2023-2024) PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Văn bản - Thể loại: Thơ bốn chữ, năm chữ; Truyện ngụ ngôn. - Chủ điểm: Tiếng nói của vạn vật, Bài học cuộc sống. * Ngữ liệu: lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trỉch/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. * Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. - Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống, giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học. 2. Tiếng Việt - Phó từ. - Dấu chấm lửng. * Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của phó từ. - Nhận biết và xác định được tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu được các công dụng của dấu chấm lửng.
  2. II. Viết - Viết bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn mà em biết, có sử dụng yếu tố hài hước. * Yêu cầu cần đạt: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Trình bày câu chuyện theo thứ tự hợp lý - Có yếu tố hài hước để bài viết, câu chuyện thêm thú vị. - Rút ra được bài học, thông điệp. - Đảm bảo cấu trúc của 1 bài văn. PHẦN 2: CẤU TRÚC, MA TRẬN ĐỀ I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Số câu: 7 + Đọc hiểu văn bản: 4 câu trắc nghiệm, 2 câu viết ngắn. + Viết: 1 câu - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. III. MA TRẬN STT Chủ Nội dung/ Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ đề đơn vị kiến nhận thức thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc - Thơ bốn thơ bốn chữ, năm chữ ( 4 TN 1 TL 1 TL hiểu chữ, năm vần, nhịp điệu, hình ảnh, chữ. biện pháp tu từ); truyện - Truyện ngụ ngôn ( đề tài, sự ngụ ngôn. kiện, tình huống, nhân Tiếng Việt: vật). - Phó từ - Nhận biết được phó từ. - Biện pháp Thông hiểu: tu từ. - Hiểu chủ đề, thông - Dấu chấm điệp, ý nghĩa của văn lửng. bản; hiểu tình cảm, cảm
  3. xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết và xác định được tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Nêu được cảm nhận của bản thân về một hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong văn bản thơ. - Nêu được bài học, cách ứng xử qua một văn bản ngụ ngôn. 2 Viết Văn tự sự Bài văn kể lại một câu 1 TL truyện ngụ ngôn. Số câu 4 TN 1TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ 20% 10% 20% 50% KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2023-2024 I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức: - Nắm chắc được toàn bộ các kiến thức cơ bản về các văn bản thơ và truyện đã học về nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật - Hệ thống hóa các kiến thức về Tiếng Việt: phó từ, dấu chấm lửng 2. Năng lực - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học. 3. Phẩm chất - Sống có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó.
  4. - Tự tin, nghiêm túc, trung thực, trách nhiệm. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đề bài, đáp án, thang điểm - Học sinh: Ôn tập những kiến thức cơ bản, giấy kiểm tra. III. Tiến trình kiểm tra 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị của HS 2. Đề bài: Phát bài kiểm tra.
  5. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 (Năm học:2023-2024) Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC-HIỂU (2 điểm) (Mỗi câu 0.5đ) Đọc bài thơ sau và chọn đáp án đúng? “Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Ba chữ. B. Bốn chữ. C. Năm chữ. D. Thơ lục bát. Câu 2. Bài thơ chủ yếu gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần chân. C. Vần chân và vần lưng D. Tất cả đều sai Câu 3. Tìm phó từ trong câu thơ sau: “Em không nghe rừng thu”? A. Nghe B. Em C. Không . D.. Không có phó từ Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên là:
  6. A. Nhân hoá B. Điệp ngữ phủ định C.So sánh. D. Cả A và B đều đúng. Câu 5. Cho biết nội dung của bài thơ trên. (1 điểm) Câu 6. Qua bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) có sử dụng dấu chấm lửng và cho biết tác dụng của dấu chấm lửng, để thể hiện tình yêu thiên nhiên, cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của chính bản thân mình. (2 điểm) II. Viết (5 điểm) Câu 7:Kể lại một câu truyện ngụ ngôn mà em thích có thêm lời hài hước của mình.
  7. ĐÁP ÁN I/Đọc- hiểu : Mỗi câu đúng 0.5 điểm: Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: D Câu 5 : (1đ) Bài thơ viết về mùa thu, tình cảm và nỗi lòng của tác giả qua tiếng thu rạo rực, thổn thức và cô độc. GV chấm điểm linh động câu này. Câu 6: - Hình thức: (0.25đ) + đảm bảo yêu cầu của 1 đoạn văn, đảm bảo dung lượng khoảng 8 - 10 câu. + Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả. - Nội dung: (1đ) HS viết bài theo suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, thể hiện cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của mình. + Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan, góc độ khác nhau; lắng nghe và cảm nhận bằng cả trái tim, tâm hồn. + Có tấm lòng say mê với vạn vật, một tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu sắc. + Bảo vệ thiên nhiên, thiên nhiên là một người bạn tri kỷ của con người,… - Có sử dụng ít nhất 1 dấu chấm lửng. (0.25đ). - Xác định đúng tác dụng của dấu chấm lửng mà HS đã sử dụng (0.5đ) GV linh động chấm điểm câu này. II/VIẾT VĂN :(5 đ). 1/Mở bài: (0.5 đ) -Giới thiệu được truyện ngụ ngôn mình sẽ kể... 2/Thân bài :(3 đ). -Trình bày diễn biến câu truyện đúng trình tự. -Phải có những yếu tố hài hước mới đạt . - Truyện nêu ra bài học, thông điệp gì? 3/Kết bài: (0.5 đ). -Cảm nhận về truyện ngụ ngôn ấy, rút ra bài học cho bản thân. * Về hình thức: - đảm bảo bố cục 3 phần của 1 bài văn, xác định đúng yêu cầu của đề. (0.5đ)
  8. - Bài viết trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, có sáng tạo (0.5đ) GV linh động chấm điểm, khuyến khích sự sáng tạo của HS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
36=>0