intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kiến thức tổng hợp trong chương trình học kì I, Ngữ văn 8 (Từ tuần 1 đến tuần 7) 2. Năng lực: - Tiếp cận, nhận thức, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế và cảm thụ văn chương. - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: Tạo thói quen , ý thức tự giác và nghiêm túc khi làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nhận biết Vận dụng Cộng Cấp độ Thông hiểu Lĩnh vực Vận dụng Vận dụng cao 1.Phần Đọc- - Nhận biết - Hiểu được - Trình bày hiểu: ngôi kể, thông điệp quan điểm, Ngữ liệu: PTBĐ chính của đoạn suy nghĩ của Một phần của phần trích. bản thân từ trích từ văn trích. vấn đề liên bản truyện -Nhận biết, - Hiểu được quan đến VN. chỉ được các nội dung đoạn trích. từ cùng chính của trường từ đoạn trích. vựng - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh, từ địa phương. - Nhận biết tình thái từ Số câu: Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 5 Số điểm: Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 30% TL: 10% TL: 10% 50%
  2. Viết bài văn 2. Phần tự sự (kết Làm văn: hợp miêu tả và biểu cảm). Số câu: Số câu: 1 1 Số điểm: Số điểm: 5.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 50% 50% TS câu Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 2 6 TS điểm Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 6.0 10 Tỉ lệ % TL: 30% TL: 10% TL: 60% 100% . BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc hiểu - Nhận biết - Hiểu được Giải quyết 5 câu Đoạn văn ngôi kể, PTBĐ thông điệp của tình huống: bản truyện chính của phần đoạn trích. (5 đ) trích. -Nhận biết, chỉ - Hiểu được nội được các từ dung chính của cùng trường từ đoạn trích. vựng - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh, từ địa phương. - Nhận biết tình thái từ Tạo lập II. Tạo lập một bài văn 1 câu tự sự kết ( 1 đ) hợp miêu tả và biểu cảm về kỉ niệm đáng nhớ CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ
  3. đã duyệt Nguyễn Tuấn Huỳnh Thị Ngọc Sa TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 ( ĐỀ A) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: -Ăn thêm cái nữa đi con! -Ngán quá, con không ăn đâu! -Ráng ăn thêm mội cái, má thương. Ngoan đi cưng! -Con nói là không ăn mà. Vứt đi!Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào: -Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính,,chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. -Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. – Con bé nói rồi thút thít. -Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Lý Thanh Thảo, trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội Nhà Văn, 1994) Câu 1 (0.5 điểm):Xác định ngôi kể của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 3 (1.0 điểm):Xác định từ tượng thanh và tượng hình có trongđoạn trích trên. Câu 4 (1.0 điểm):Xác định 4 từ địa phương có trong đoạn trích. Câu 5 (1.0 điểm):Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích
  4. Câu 6 (1.0 điểm):Trong cuộc sống chúng ta sẽ có thể gặp một hoặc nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ như hai anh em trong đoạn trích trên. Em sẽ làm gì để giúp đỡ họ? (Nêu ít nhất 2 việc làm) II. LÀM VĂN(5.0 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em. ................ Hết .............. HƯỚNG DẪN CHẤM ( A) (Hướng dẫn chấm này có 2 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 - Ngôi kể: Ngôi thứ ba 0.5 Câu 2 - Phương thức biểu đạt 0.5 chính: Tự sự Câu 3 - từ tượng thanh: thút thít, Mỗi từ đúng 0.25 tõm,… - từ tượng hình: quầy quậy, chỏng chơ,… 4 từ địa phương: ráng, biểu, Câu 4 Mỗi từ đúng 0.25 nè, má,… Sự đồng cảm, sẻ chia, Học sinh chỉ cần nêu đúng 1 thông điệp nhường nhịn ; tình cảm anh 1.0 Câu 5 em ruột thịt Câu 6 - Trả lời 2 ý đúng trở lên 1.0 - Trả lời 1 ý đúng 0.5 - Không trả lời hoặc trả lời 0.5 không phù hợp với vấn đề đặt ra * Lưu ý: Giám khảo cần
  5. trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, 0.25 thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể kỉ niệm đáng nhớ của em. 0.25 c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. Nếu bài văn không kết hợp được các yếu tố thì chỉ từ 1 đến 3 điểm c1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu chung sự việc đươc cho là sâu sắc , đáng nhớ nhất. c2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện. 3.0 - Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện (Ở đâu? Vào lúc nào?) - Những nhân vật có mặt trong câu chuyện (Câu chuyện có những ai? Hành động, lời nói, thái độ của các nhân vật?) - Câu chuyện có các tình tiết, sự việc nào thật đáng nhớ? - Tâm trạng cảm xúc của em lúc đó? Ấn tượng khó phai đối với em là gì? (Chú ý kể sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) c3. Kết bài: 0.5 - Nêu cảm nghĩ của em về sự việc, và liên hệ, rút ra bài học d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề rút ra từ câu chuyện. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu
  6. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 ( ĐỀ B) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền mà vẫn chưa xong. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có ba đôi mắt.” Vị thần nọ ngạc nhiên: “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây.” Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.” … Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.” - Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy. - Nước mắt để làm gì, thưa ngài? Vị thần hỏi. - Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào - những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.” (Sưu tầm)
  7. Câu 1 (0.5 điểm):Xác địnhphương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm): Xác định ngôi kểcủa đoạn trích. Câu 3 (1.0 điểm): Xác định 2tình thái từ có trong đoạn trích trên. Câu 4 (1.0 điểm): Xác định 4 từ thuộc cùng trường từ vựng trong câu : “- Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào-những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.” Câu 5 (1.0 điểm):Trình bày nội dung chính của câu chuyện trên. Câu 6 (1.0 điểm):Từ ý nghĩa đoạn trích, theo em, bản thân mỗi chúng ta nên làm gì để đền đáp công ơn của mẹ? (Nêu ít nhất 2 việc làm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em. ................ Hết ............... HƯỚNG DẪN CHẤM ( B) (Hướng dẫn chấm này có 2 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 - Ngôi kể: Ngôi thứ ba 0.5 Câu 2 - Phương thức biểu đạt 0.5 chính: Tự sự Câu 3 - Tình thái từ: vậy, đấy Mỗi từ đúng 0.5 - 4 từ : niềm vui, nỗi buồn, Câu 4 Mỗi từ đúng 0.25 sự thất vọng, đau đớn,.. Câu 5 - Tình yêu, sự hi sinh của 1.0 mẹ dành cho con Câu 6 - Trả lời 2 ý đúng trở lên 1.0 - Trả lời 1 ý đúng 0.5 - Không trả lời hoặc trả lời 0.5 không phù hợp với vấn đề đặt ra
  8. * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, 0.25 thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể kỉ niệm đáng nhớ của em. 0.25 c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. Nếu bài văn không kết hợp được các yếu tố thì chỉ từ 1 đến 3 điểm c1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu chung sự việc đươc cho là sâu sắc , đáng nhớ nhất. c2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện. 3.0 - Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện (Ở đâu? Vào lúc nào?) - Những nhân vật có mặt trong câu chuyện (Câu chuyện có những ai? Hành động, lời nói, thái độ của các nhân vật?) - Câu chuyện có các tình tiết, sự việc nào thật đáng nhớ? - Tâm trạng cảm xúc của em lúc đó? Ấn tượng khó phai đối với em là gì? (Chú ý kể sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) c3. Kết bài: 0.5 - Nêu cảm nghĩ của em về sự việc, và liên hệ, rút ra bài học d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề rút ra từ câu chuyện. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2