intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Nhận Thông Vận V. dụng Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ biết hiểu dụng cao Tổng TT năng năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc- 1 hiểu 4 0 3 1 0 2 0 0 10 Truyện lịch sử Tỉ lệ % điểm 20 15 10 15 60 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 Viết bài văn phân tích bài thơ Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10 10 10 0 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 35 25 10 100
  2. II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận ND/Đơn thức Chương/ TT vị kiến Mức độ đánh giá Thôn Vận Chủ đề Nhận Vận thức g hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: lịch sử - Nhận biết thể loại, bối cảnh, tình huống, chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được 3TN 5TN 2TL biệt ngữ xã hội. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Xác định được thành phần trạng ngữ. Vận dụng: - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết Viết bài Viết bài văn phân văn phân tích, đánh giá một 1TL* tích tác tác phẩm thơ. phẩm *Nhận biết: văn học. – Xác định được cấu trúc bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.
  3. – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. *Thông hiểu: – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. – Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. *Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm vị trí, đóng góp của tác giả. *Vận dụng cao: – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút ĐỀ KIỂM TRA PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán: - Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công. Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ: - Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ. Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn: - Bớ ba quân! Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp: - Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. - Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha. Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […] - Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. (Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân) Lựa chọn đáp án đúng ghi vào giấy làm bài Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? A. Truyện Lịch sử C. Truyện đồng thoại B. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả như thế nào? A. Trang trọng đến tức thở. B. Trang nghiêm, hồi hộp. C. Đầy đủ các nghi thức trang nghiêm. D. Trang trọng và uy nghi. Câu 3. Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì? A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân.
  5. B. Ban kiếm Thượng Phương, quyền gặp vua bất cứ lúc nào. C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ. D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau. Câu 4. Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy nhà vua là người như thế nào? A. Vua rất coi trọng an nguy của nước nhà. B. Vua rất tin tưởng tài năng và đạo đức Trần Quốc Tuấn C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn. D. Vua không coi trọng các tướng sĩ dưới quyền Trần Quốc Tuấn. Câu 5. Dòng nào sau đây có các từ là biệt ngữ xã hội: A. trẫm, trọng phụ, bệ hạ. B. trẫm, trang nghiêm, xuất quân. C. bệ hạ, vua, kiếm D. ân cần, trẫm, bệ hạ Câu 6. Có thể hiểu câu dặn dò của vua với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào? A. Vua mong Trần Quốc Tuấn bình an trở về. B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước. C. Vua lo lắng, yêu mến, kính trọng Trần Quốc Tuấn. D. Vua lo cho sự an toàn của Trần Quốc Tuấn. Câu 7. Xác định trạng ngữ trong câu sau: Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. A. Từ trên đài cao C. Bên dưới B. Trần Quốc Tuấn D. Nhìn các đội quân Trả lời câu hỏi: Câu 8( 1 đ). Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn? Câu 9( 0,5 đ). Nếu em là nhà vua thì em có xử lý như vậy không? Vì sao? Câu 10( 1 đ). Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 Câu 1- 7: Mỗi câu đúng ( 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp A A D B A B A án 8 Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, uy nghi, dũng 1,0 mãnh. Ông được các vua thời Trần tín nhiệm, nhân dân yêu mến, là con người suốt cả đời theo nghiệp nhà binh, bảo vệ đất nước bao phen khỏi kẻ thù xâm lược, đã từng 2 lần đánh thắng giặc Nguyên- Mông . Nhân
  6. dân tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ nhiều nơi trên cả nước. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời được 1/2 ý như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được 1 ý như đáp án: 0,25 điểm 9 - HS tự nêu ý kiến của mình và giải thích ý kiến của 0,5 mình một cách phù hợp. 10 HS rút ra 2 đến 3 bài học có ý nghĩa cho bản thân, 1,0 phù hợp chuẩn mực đạo đức. Đây là định hướng: - Chúng ta cần học tập chăm chỉ. - Phải đặt lợi ích, vận mệnh dân tộc lên lợi ích cá nhân. - Khi làm việc gì cũng luôn cần sự tự tin và quyết tâm. Hướng dẫn chấm: - Đưa ra được 2, 3 bài học hợp lí: 1 điểm - Đưa ra được 1,2 bài học hợp lí: 0.5 điểm. - Đưa ra được 1 bài học hợp lí: 0.25 điểm. II LÀM VĂN 4,0 Phân tích bài thơ Thu điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luân: 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần bàn luân: nội dung và 0,25 nghệ thuật của bài thơ Thu điếu. c. Triển khai nội dung theo các ý: 2,5 * Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến, chùm thơ thu 3 bài của ông, bài thơ Câu cá mùa thu. - Khái quát nội dung bài thơ và dẫn bài thơ. * Thân bài: - Phân tích nội dung bài thơ: +Sáu câu đầu là một bức tranh thu nhiều màu sắc, đường nét, dáng hình: ao thu, nước, thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, trời xanh ngắt, ngõ trúc. Bức tranh buồn, đẹp, tĩnh lặng, thanh bình, yên ả; nét đặc trưng của mùa thu là bầu trời và chiếc lá vàng ( Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao; Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt); ngõ trúc là đặc trưng quê hương Hà Nam.
  7. +Tâm hồn nhạy cảm, tài năng quan sát thâu cảnh vật vào tâm hồn; từ ngữ gợi cảm, tượng hình, từ láy; nghệ thuật đối câu 3,4, vần eo tài tình. + Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình thiên nhiên, cảnh vật, gắn bó cuộc sống làng quê. - Hai câu cuối: người đi câu cá tư thế bất động chợt giật mình trở về thực tại; tâm sự thầm kín nặng trĩu suy tư về quê hương đất nước, về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước, một nhân cách lớn; lòng đau đớn trước cảnh mất nước, nhà tan; lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. - Phân tích nghệ thuật - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. - Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. * Kết bài: - Khái quát lại những nét đặc sắc về cảnh thu và tình thu trong tác phẩm. - Đánh giá Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một vị trí vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình 0,5 ảnh, có giọng điệu riêng. Tổng điểm 10,0 Người ra đề Người duyệt đề Nguyễn Thị Phúc Trần Thị Sen
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0