intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/ Vận % TT Kĩ năng đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng cao điểm thức TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu Thơ thất 3 0 4 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ ngôn tứ 60 điểm % tuyệt Đường 15 20 10 10 5 luật 2 Viết Số câu Viết bài văn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 phân tích Tỉ lệ một tác 40 điểm % phẩm văn học (bài thơ thất ngôn 10 10 10 10 bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật). Tỉ lệ chung 65% 35% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/ Chương/ Vận TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông hiểu Vận Chủ đề dụng kiến biết dụng cao thức 1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết: 3TN thất - Nhận biết được thể loại thất ngôn tứ ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật tuyệt thơ… Đường - Nhận ra các từ láy tượng hình. luật Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của biện 4TN pháp tu từ đảo ngữ, chi tiết trong văn bản, nội dung của văn bản, tâm trạng của chủ thể trữ tình, đặc sắc nghệ trong bài thơ. Vận dụng: 1TL - Phân tích được giá trị biểu đạt của hình ảnh trong bài thơ để khẳng định quan điểm của 1TL
  2. mình. - Ý nghĩa của thiên nhiên với cuộc sống con người. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được yêu 1* văn cầu của đề viết bài văn phân phân tích một tác phẩm văn học (bài tích một thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tác tuyệt Đường luật). 1* phẩm Thông hiểu: Viết đúng về nội văn học dung, về hình thức (từ ngữ, diễn (bài thơ đạt, bố cục văn bản). 1* thất Vận dụng: Viết được bài văn ngôn phân tích một tác phẩm văn học bát cú (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc hoặc tứ tứ tuyệt Đường luật). tuyệt Vận dụng cao: Có sự sáng tạo Đường về cách phân tích, dùng từ, diễn 1* luật). đạt,... Tổng 3 TN 4TN, 1TL 1 TL 1TL 1* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 25% 40% 20% 15% Tỉ lệ chung 65% 35%
  3. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) PHẦN I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: MÙA THU (Ngô Chi Lan) Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm Rừng phong lá rụng tiếng như mưa. Chú thích: Ngô Chi Lan (1434 - 1497), biểu tự là Quỳnh Hương, thường được gọi là Kim Hoa nữ học sĩ hoặc Phù Gia nữ học sĩ, là một nữ sĩ dưới triều Lê Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà là chị em họ với Lê Thánh Tông, cháu gái của Quang Thục Hoàng thái hậu, thân phận rất cao quý. Thuở ban đầu của nền văn học Việt Nam, Ngô Chi Lan là một nữ sĩ tài năng và là một trong những nữ nhà thơ đầu tiên, có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu từ 1 đến 7 rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Bài thơ “Mùa thu” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn xen lục ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật Câu 2. Bài thơ “Mùa thu” được viết theo luật gì, dựa vào đâu để xác định? A. Luật bằng, dựa vào tiếng thứ hai của câu thơ 2 B. Luật trắc, dựa vào tiếng thứ ba của câu thơ 2 C. Luật trắc, dựa vào tiếng thứ hai của câu thơ 1 D. Luật bằng, dựa vào tiếng thứ hai của câu thơ 1 Câu 3. Các từ láy tượng hình có trong bài thơ “Mùa thu” là A. lẻ tẻ, hiu hắt C. lá rụng, tiêu sơ B. gió vàng, giếng ngọc D. bóng nhạn, sen tàn Câu 4. Dòng nào nói đúng về tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ: “Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa”? A. Nhấn mạnh vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ và cao quý của cảnh thu. B. Nhấn mạnh vẻ đẹp có phần cô quạnh, hoang vắng của cảnh thu. C. Thể hiện vẻ đẹp sang trọng, tinh tế đầy sức quyến rũ của cảnh thu. D. Nhấn mạnh sự mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ của cảnh thu. Câu 5. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “cảnh tiêu sơ” được miêu tả trong bài thơ? A. Vắng lặng, thưa thớt, nói về cảnh vật buồn. B. Cảnh vật đơn điệu, sơ sài không có gì hấp dẫn.
  4. C. Cảnh vật thật là đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. D. Thanh vắng, yên bình rất thích hợp để tịnh dưỡng. Câu 6. Trong bài thơ “Mùa thu”, chủ thể trữ tình bộc lộ tâm trạng gì? A. Hổ thẹn, vấn vương B. Chán chường, ngán ngẩm C. Cô đơn, buồn ảm đạm D. Nỗi nhớ nhung, sầu muộn Câu 7. Nhận xét nào sao đây đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mùa thu”? A. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả. B. Ngôn ngữ thơ bình dị, sử dụng thủ pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình. C. Kết cấu đầu cuối tương ứng phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình. D. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, lặp từ ngữ, lặp cấu trúc... Đối với các câu 8, 9, 10 ghi câu trả lời vào giấy làm bài. Câu 8. (1,0 điểm) Khái quát nội dung của bài thơ “Mùa thu”? Câu 9. (1,0 điểm) Có ý kiến cho rằng hình ảnh “sen tàn bông hết thắm” thể hiện sự chuyển động của thời gian. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 10. (0,5 điểm) Từ hình ảnh mùa thu trong bài thơ, em hãy nêu rõ ý nghĩa của việc sống hòa hợp với thiên nhiên? (Trả lời khoảng 5-7 dòng) PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn phân tích bài thơ “Mùa thu” của Ngô Chi Lan (được trích dẫn trong phần Đọc hiểu) --------------------------- HẾT ----------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
  5. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh khái quát được nội dung bài - Học sinh nêu - Trả lời sai I thơ. Gợi ý: được một phần của hoặc không trả + Bài thơ miêu tả cảnh mùa thu có vẻ cô nội dung bài thơ lời. quạnh, hoang vắng, tĩnh lặng, thê lương. + Thể hiện sự luyến tiếc về dấu vết của thời gian trong dòng chảy hiện tại khiến tác giả buồn bã, xót xa. 9 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được quan điểm của mình về HS nêu chỉ nêu quan HS không trả hình ảnh “sen tàn bông hết thắm” thể hiện sự điểm mà không giải lời. chuyển động của thời gian. Gợi ý: thích hoặc giải thích + Đồng tình: không hợp lí, thiếu Vì: Giếng nước trong như ngọc là biểu tượng thuyết phục. của mùa thu nay cũng tiêu điều, lạnh lẽo chuẩn bị chia li cái đẹp còn rơi rớt lại của “đóa sen tàn”, đóa sen không còn “thắm” tươi của buổi đầu bung nở là dấu hiệu mùa thu sắp qua, đông đã cận kề.
  6. + Không đồng tình: Vì: Hình ảnh “đóa sen tàn” là hình ảnh miêu tả bình thường quy luật của tự nhiên nở rồi lại tàn của hoa mà thôi, khi đã tàn thì hoa làm sao còn thắm như lúc mới nở được. Tác giả chỉ đang luyến tiếc vì hoa sen không còn đẹp nữa. + HS cũng có thể vừa đồng tình vừa không đồng tình chỉ cần giải thích hợp lí. 10 Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25đ) Mức 3 (0.0đ) - Từ hình ảnh mùa thu trong bài thơ nêu được - Học sinh nêu Trả lời sai ý nghĩa của việc sống hòa hợp với thiên được suy nghĩ của hoặc không nhiên. HS chỉ cần nêu được một ý hợp lý và bản thân nhưng trả lời. diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Gợi ý: diễn đạt chưa rõ + Sồng hòa hợp với thiên nhiên giúp tăng ràng mạch lạc. cường khả năng hấp thụ vitamin D, ngăn ngừa bệnh ung thư, loãng xương, tăng khả năng miễn dịch... + Được hoà mình vào với thiên nhiên tươi xanh giúp tâm hồn sảng khoái, tinh thần ta được bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công việc... +… VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: bài văn phân tích một tác 0,25 phẩm văn học b. Xác định đúng vấn yêu cầu phân tích bài thơ “Mùa thu” của 0,5 Ngô Chi Lan. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0 Xác định được các ý chính của bài viết. Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn phân tích một tác phẩm văn học: - Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Lần lượt phân tích được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: * + Tín hiệu mùa thu: gió vàng, bóng nhạn, từ láy hiu hắt gợi lên II cảnh mùa thu có vẻ cô quạnh, hoang vắng, tĩnh lặng, thê lương. * + Hoài niệm về dòng chảy thời gian: Hình ảnh giếng ngọc, rừng phong, sen tàn, lá rụng… sự tàn lụi, xơ xác, cái đẹp vì thế mà cũng phôi pha theo năm tháng. Thể hiện sự luyến tiếc về dấu vết của thời gian trong dòng chảy hiện tại khiến tác giả buồn bã, xót xa. * + Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
  7. Đường luật cô đọng, hàm súc, từ láy tượng hình, hình ảnh tượng trưng, ước lệ biểu tượng cho mùa thu… * + Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * + Khái quát được cảm xúc về bài thơ. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - - Triển khai được ít nhất hai ý về nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. - - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai phân tích tác phẩm thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luât. - - Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 Ghi chú: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Học sinh khuyết tật trả lời Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 7 (mỗi câu đúng 0,75 điểm) và phần trả lời ngắn và phần Viết giáo viên dựa vào kết quả làm được của học sinh để ghi điểm cho phù hợp. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TPCM Lê Thị Bích Hạnh Nguyễn Thị Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2