intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền (Đề 2)’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Long Điền (Đề 2)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÝ I HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 9 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I/. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy anh ta trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: “Ngày mai hãy đến đây”. (2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. (3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc vào tay chàng trai và cảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, sau đó vị chuyên gia vẫn lập lại hành động trên. (4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa: - Thưa thầy – chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học – vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. (5) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai chàng, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy – vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2015) Câu 1/. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2/. (0.5 điểm) Câu hỏi: Thưa thầy – chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 3/. (1.0 điểm) Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? Câu 4/. (1.0 điểm) Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Câu 5/. (2.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu tự học là cách học tập hiểu quả nhất không? Vì sao? (Trình bày 5-7 câu) II/. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện và kể lại truyện: “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. ---------------------------------HẾT---------------------------------
  2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I/. Đọc hiểu Câu 1/. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: tự sự. Câu 2/. Phương pháp: Căn cứ bài Các phương châm hội thoại Cách giải: Câu hỏi: Thưa thầy – chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? liên quan đến phương châm hội thoại: phương châm lịch sự. Câu 3/. Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản Cách giải: Ban đầu chuyên gia từ chối lời đề nghị của chàng trai vì: ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Câu 4/. Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp Cách giải: Câu văn có lời dẫn trực tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: “Ngày mai hãy đến đây”. Chuyển sang câu gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai ngày mai hãy đến chỗ ông. Câu 5/. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: Học sinh đưa ra ý kiến riêng của mình và lí giải. Gợi ý: Đồng tình. Vì: + Tự học là việc chủ động tiếp thu kiến thức với một tâm thế thoải mái, có sự cầu tiến; + Tự học sẽ thúc đẩy con người tự chủ trong mọi việc và có động lực tìm kiếm niềm đam mê riêng; + Tự học giúp kiến thức nhớ lâu, dễ dàng áp dụng vào thực tế; + Tự học là con đường quan trọng để nâng cao tri thức và biến ước mơ thành hiện thực; + Tự học cũng giúp tư duy, đầu óc trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn; + Tự học giúp ta rèn luyện đức tính tự chủ, chủ động trong học tập cũng như mọi vấn đề cuộc sống; +… II/. Tạo lập văn bản Ví dụ: Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
  3. I/. Mở bài Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách) Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân). II/. Thân bài 1/. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng. Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu. Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên. 2/. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại) Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp. Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời 3/. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ. Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng. Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi. 4/. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương. Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy. Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình. Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.
  4. Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo. Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi. Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình. III/. Kết bài Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2