intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Sỹ Liên, Chương Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Sỹ Liên, Chương Mỹ” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Sỹ Liên, Chương Mỹ

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học 2023-2024 Môn: Ngữ văn 9, Lớp: 9A5 A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Mức độ Tổng số Biết Hiểu Vận dụng Đọc Truyện - Nhận biết được tên tác - Lí giải được hiểu trung phẩm “Truyện Kiều” của vì sao muốn đại, tác giả Nguyễn Du và vị trí cải thiện mối ngữ đoạn trích “Chị em Thúy quan hệ với liệu Kiều” trong tác phẩm. cha mẹ, chúng ngoài - Nhận biết được chính xác ta cần biết lắng SGK. thể thơ lục bát và kể tên một nghe họ. tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 cùng thể loại và nêu tên tác giả. - Nhận biết được phương thức biểu đạt và chỉ ra được lời dẫn trực tiếp. Số câu 3,0 1,0 4 Số 3,0 1,0 4,0 điểm 30% 10% 40% Tỉ lệ Viết Viết - Viết được đoạn văn tổng đoạn phân hợp, có sử dụng một câu văn ghép về vẻ đẹp nhan sắc, tài nghị năng của Thúy Kiều. luận - Trình bày suy nghĩ về một ý kiến đã cho trong ngữ liệu. Số câu 2 2 Số 6,0 6,0 điểm 60% 60% Tỉ lệ Tổng Số câu 3,0 1,0 2 6 số Số 3,0 1,0 6,0 10 điểm 30% 10% 60% 100% Tỉ lệ B. ĐỀ BÀI:
  2. TRƯỜNG THCS NGÔ SỸ LIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên:…………………………. Môn: Ngữ văn 9 - Tiết theo KHDH: 44 + 45 Lớp:……. Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: …../…./2023 Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”.                                                  ( Ngữ văn 9 tập 1 – NXB Giáo dục tr.81) Câu 1. Đoạn thơ trên nằm trong trích đoạn nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Nêu vị trí của trích đoạn trong tác phẩm đó. Câu 2. Cho câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách tổng hợp – phân tích - tổng hợp. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép. (Gạch chân câu ghép). Câu 3. Tác phẩm “Truyện Kiều” đat đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật cùng thể thơ dân tộc. Đó là thể thơ nào? Kể tên một tác phẩm khác đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng viết bằng thể thơ này và ghi rõ tên tác giả. Phần II ( 4,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. “Nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ với ba mẹ, hãy cố lắng nghe họ với tư cách là một người bạn. Tuy việc nhìn ba mẹ từ một góc nhìn khác có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng việc này đáng để bạn cố gắng làm. Chúng ta thường nói với ba mẹ rằng: “Ba mẹ không hiểu con. Chẳng ai chịu hiểu con cả”. Thế nhưng bạn có hiểu họ chăng ? Bạn thấy đó, họ cũng chịu nhiều áp lực. Trong lúc bạn lo nghĩ về bạn bè và buổi thi môn Lịch sử sắp tới, họ lo nghĩ về giám đốc, về quản lý ở công ty và việc lo cho bạn ăn học nên người. Cũng giống như bạn, có những hôm họ bị tổn thương trong khi làm việc
  3. và phải chui vào phòng nghỉ trưa để khóc cho vơi. Có những ngày họ lo âu không biết làm cách nào để thanh toán các hóa đơn. Mẹ bạn có lẽ ít khi có dịp để thư giãn và hưởng chút vui thú riêng tư. Ba bạn có lẽ bị những người láng giềng chế nhạo vì chiếc xe cũ mèm mà ông đang sử dụng. Họ cũng có những ước mơ không thành và họ đã phải hy sinh để bạn có thể đạt được những ước mơ của bạn. Vậy đó, ba mẹ bạn cũng chỉ là những con người. Họ cũng khóc, cười, bị tổn thương và không thể lúc nào cũng giữ bình tĩnh được, giống hệt như bạn và tôi.” (“7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2021) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo em, vì sao muốn cải thiện mối quan hệ với cha mẹ, chúng ta cần biết lắng nghe họ? Câu 3. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy) về ý kiến: Phải chăng sẻ chia chính là nhịp cầu để kết nối yêu thương của con đối với cha mẹ? C. HƯỚNG DẪN CHẤM: PHẦN I ( 6,0 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 HS nêu được: 0,5 (1,0 điểm) - Đoạn thơ nằm trong trích đoạn: “Chị em Thúy Kiều”, thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 0,5 - Vị trí: Trích đoạn thuộc phần I của tác phẩm, phần “Gặp gỡ và đính ước”. Câu 2 *Yêu cầu về hình thức: 1,0 (4,0 điểm) - Viết đúng một đoạn văn tổng phân hợp, đảm bảo về độ dài, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,5 - Sử dụng câu ghép, có gạch chân. 0,5 *Yêu cầu về nội dung: Bám sát vào nghệ thuật của đoạn thơ 3,0 (ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê, thành ngữ…) và đưa ra đầy đủ dẫn chứng, lý lẽ làm rõ vẻ đẹp tài, sắc của Thúy Kiều. 1,5 - Nhan sắc: + Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. + Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. + Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh,
  4. linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. + “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét ð báo hiệu lành ít, dữ nhiều. - Tài năng: 1,0 + Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa: “Thông minh vốn sẵn tính trời ... Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” + Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). + Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồn thương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. - Đánh giá: + Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Tác giả dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai 0,5 nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật. + Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn” dự báo số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. [ Như vậy, qua đoạn trích, Nguyễn Du không chỉ miêu tả được vẻ đẹp của nhân vật mà còn dự báo số phận; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến mà còn truyền cả nỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận của nhân vật. Đó cũng là biểu hiện của giá trị nhân đạo… Câu 3 - Thể thơ lục bát 1,0 (1,0 điểm) - Tác phẩm: “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Phần II ( 4,0 điểm ) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 HS nêu đúng: (1,0 điểm) + PTBĐ chính: nghị luận 0,5 + Lời dẫn trực tiếp: “Ba mẹ không hiểu con. Chẳng ai chịu hiểu 0,5 con cả”.
  5. Câu 2 Muốn cải thiện mối quan hệ với cha mẹ, chúng ta cần biết lắng (1,0 điểm) nghe họ, bởi vì: - Lắng nghe để thấu hiểu, đồng cảm, cảm thông với cha mẹ 0,5 - Để quan tâm, yêu thương gắn kết với cha mẹ nhiều hơn… 0,5 Câu 3 Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 (2,0 điểm) - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo về độ dài. - Lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu về nội dung: 1,5 - Hiểu được nội dung của ý kiến (giá trị, ý nghĩa của sự sẻ chia trong việc kết nối yêu thương với cha mẹ) và bày tỏ chính kiến của cá nhân (đồng ý / không đồng ý). Chia sẻ là bức thông điệp yêu thương, bày tỏ nỗi niềm; là thông báo hoặc tiếp nhận những thông tin cần thiết để người thân hiểu rõ, hiểu thêm, hiểu sâu, hiểu kỹ những vấn đề vướng mắc, những trăn trở băn khoăn, những gì cần giúp đỡ, hợp tác, giải tỏa, giải quyết tháo gỡ bức xúc trì trệ, ách tắc. - Bàn luận xác đáng, thuyết phục nội dung ý kiến theo quan điểm cá nhân: + Sự cởi mở trong giao tiếp với cha mẹ để đồng cảm, thấu hiểu chính là nhịp cầu nối những yêu thương và xây dựng nên hạnh phúc. + Chia sẻ là sợi dây vô hình gắn bó con cái với cha mẹ để tạo ra nguồn năng lượng sống, là động lực, là sức mạnh vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. + Tạo nên các giá trị của gia đình truyền thống…. + Nếu không có sự sẻ chia thì không có sự đồng cảm, thấu hiểu dẫn đến thiếu sự quan tâm, không có tình yêu thương, gây hiểu lầm dẫn đến thiếu đồng cảm, thiếu gắn kết giữa cha mẹ và con… - Bài học nhận thức và hành động: + Sẻ chia chính là nhịp cầu để kết nối yêu thương với cha mẹ, là điều cần thiết để kết nối và giúp cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con thêm gắn bó, khăn khít hơn. + Hãy dành thời gian để lắng nghe cha mẹ, để hiểu và yêu thương họ nhiều hơn… + Liên hệ bản thân.
  6. BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG CM GV RA ĐỀ Đặng Thị Hiên Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Thị Nguyệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2