intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng T Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT cao T Số câu Số câu Số câu Số câu 1 Đọc hiểu Văn bản truyện 4 1 1 6 Tỷ lệ % điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 2 Viết Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, kết hợp ngôn ngữ đối thoại, độc 1* 1* 1* 1* 1 thoại Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 5.0 Tỷ lệ chung 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Kĩ Nội dung/ Đơn TT Mức độ đánh giá theo mức độ nhận thức năng vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao 1 Đọc Văn bản truyện Nhận biết: 4 hiểu -Nhận biết ngôi kể -Nhận biết phương thức biểu đạt -Nhận biết câu có lời dẫn gián tiếp - Nhận biết phương châm hội thoại qua lời nói của nhân vật -Thông hiểu: 1 - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. Vận dụng: Nêu được bài học tâm đắc từ văn bản. 1 2 Viết Viết bài văn tự Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về 1* sự có yếu tố kiểu văn bản, đối tượng tự sự. miêu tả, miêu tả Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức nội tâm, kết hợp (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) của kiểu bài ngôn ngữ đối tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội 1* thoại, độc thoại tâm; các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Vận dụng: Viết được một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố 1* miêu tả và miêu tả nội tâm, các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Văn viết mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu cảm xúc. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, sử dụng thành thạo các yếu tố kết hợp và các hình thức 1* ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Tỉ lệ % đọc hiểu 30 10 10 Tỉ lệ % viết 10 20 10 10 Tỉ lệ chung 40 30 20 10
  3. Trường:THCS NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ tên:……………………............... NĂM HỌC 2023-2024 Lớp:………………………………… MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM LỜI NHẬN XÉT CỦA GV I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi 1 đến 6: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa đặt mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Dạ, cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu ạ. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa. (Trích Qùa tặng cuộc sống) Câu 1(0.5 điểm): Cho biết văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3 (1.0 điểm): Ghi lại một câu có lời dẫn gián tiếp trong văn bản. Câu 4 (1.0 điểm): Nhân vật em bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Căn cứ vào đâu để nói như vậy? Câu 5 (1.0 điểm): Tại sao người thanh niên lại hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? Câu 6 (1.0 điểm): Bài học tâm đắc nhất em rút ra từ câu chuyện là gì? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy (cô) giáo cũ.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể I. ĐỌC HIỂU:( 5 đ) ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ ba 0.5 0.5 Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. Câu 3: 1.0 Học sinh ghi 1 trong 2 câu sau: + Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. 1.0 + Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Câu 4: 1.0 0.5 Nhân vật em bé đã tuân thủ phương châm lịch sự. - Vì : em bé đã dùng từ dạ, ạ trong câu nói. Hoặc: em bé đã rất lễ phép, thể hiện thái độ tôn trọng khi nói chuyện 0.5 với anh thanh niên. Câu 5: Hs có thể viết đoạn văn hoặc dùng kí hiệu để giải thích. Sau 1.0 đây là một số gợi ý: -Vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. - Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. - Vì anh hiểu điều mẹ cần nhất là thấy được anh khỏe mạnh, vui vẻ. Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ. - Vì anh hiểu có mẹ, còn mẹ là niềm hạnh phúc lớn nhất của người con. Cần nâng niu trân trọng điều đó. ….. Mức 1: Giải thích rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy. 1.0 Mức 2: Giải thích tương đối rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy 0.5 Mức 3: Bỏ giấy trắng hoặc giải thích không liên quan đến câu hỏi. 0.0 Hs có thể trả lời khác miễn không vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Câu 6: Tùy theo cảm nhận mà học sinh rút ra bài học tâm đắc nhất. 1.0 Sau đây là một số gợi ý:
  5. - Cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. -Trao và tặng là cần thiết, nhưng trao và tặng như thế nào mới ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được. - Đừng vô tâm với tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình, hãy trân quý, hiểu thảo với cha mẹ. - Hãy trân trọng mọi giây phút khi cha mẹ còn trên đời, bởi nếu một mai cha mẹ không còn trên đời thì chúng ta cũng không còn cơ hội nào để được ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc cho cha mẹ nữa. Mức 1: Học sinh nêu được bài học sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng 1.0 Mức 2: Nêu được bài học nhưng chưa sâu sắc diễn đạt chưa trôi chảy 0.5 Mức 3: Nêu bài học không liên quan đến vấn đề hoặc không trả lời 0 II.VIẾT (5 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 3.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, - Mở bài: Giới thiệu được kỉ niệm Thân bài và kết bài. Phần thân sâu sắc với thầy (cô) giáo cũ. 0.5 bài biết tổ chức thành nhiều - Thân bài: + Kể lại hoàn cảnh, tình huống đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ diễn ra câu chuyện. với nhau. + Kể lại được chuỗi sự việc gắn Bài viết đủ 3 phần nhưng Thân với bản thân và thầy (cô) giáo cũ 0.25 tạo nên kỉ niệm sâu sắc. bài chỉ có một đoạn. - Kết bài: Nêu được những suy Chưa tổ chức được bài văn nghĩ của bản thân về nội dung sự thành 3 phần (thiếu Mở bài việc, về thầy (cô) giáo cũ được kể 0.0 trong câu chuyện hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (3.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
  6. 3.0 - Xác định đúng đối tượng tự sự: Thầy Bài văn có thể trình hoặc cô giáo cũ (0.25đ) bày theo nhiều cách - Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu khác nhau nhưng cần chuyện. (0.25đ) thể hiện được những - Diễn biến câu chuyện kể phù hợp, nêu nội dung sau: được chuỗi sự việc gắn với bản thân và - Đó là câu chuyện gì? thầy (cô) giáo cũ tạo nên kỉ niệm sâu sắc, Xảy ra khi nào ? Ở đâu? biết tạo dựng tình huống truyện hay, hấp dẫn. (1.5 đ ) - Những ai có liên quan - Kết hợp phù hợp các yếu tố miêu tả, đến câu chuyện? Họ đã miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại khi nói và làm gì? kể. (0.5đ) - Điều gì đã xảy ra? - Nêu được những suy nghĩ của bản thân Theo thứ tự nào? về giá trị của kỉ niệm đẹp, về tình thầy trò trong cuộc sống.(0.5đ). - Vì sao câu chuyện lại Câu chuyện kể tương đối đầy đủ các nội xảy ra như vậy? dung cơ bản nhưng chưa có hoặc kết hợp - Thời gian, không gian, 2.0 mờ nhạt các yếu tố miêu tả, miêu tả nội nhân vật…cần miêu tả? tâm, đối thoại, độc thoại - Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và 0.5-1.0 Nội dung câu chuyện kể còn còn sơ sài khi kể lại câu chuyện? 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. - Rút ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của câu chuyện kể. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. 0.75 – 1.0 - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Cách diễn đạt lôi cuốn. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 – 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách diễn đạt, dùng từ.
  7. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. Nhóm trưởng Tổ trưởng Giáo viên Lê Thị Xuyên Trần Đức Phùng Huỳnh Thị Tuyến HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024, MÔN NGỮ VĂN 9 (Dành cho học sinh khuyết tật) A. HƯỚNG DẪN CHUNG
  8. Học sinh khuyết tật không làm các câu 5, 6 của phần đọc – hiểu B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6 điểm) ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Văn bản được kể theo ngôi thứ ba 1.0 1.0 Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. Câu 3: 2.0 Học sinh ghi 1 trong 2 câu sau: + Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. 1.0 + Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. 1.0 Câu 4: 2.0 1.0 Nhân vật em bé đã tuân thủ phương châm lịch sự. - Vì : em bé đã dùng từ dạ, ạ trong câu nói. 1.0 Hoặc: em bé đã rất lễ phép, thể hiện thái độ tôn trọng khi nói chuyện với anh thanh niên. Phần II: VIẾT (4 điểm) Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. 1.0 2. Nội dung - Xác định đúng kiểu bài kể lại một chuyến đi (tham quan một di 0.5 tích, lịch sử) 1.5 - Kể được 1 số sự việc xảy ra trong chuyến đi 3. Trình bày, diễn đạt Trình bày tương đối mạch lạc, dễ theo dõi. Diễn đạt ngắn gọn, rõ 1.0 ràng Tổ trưởng Nhóm trưởng Giáo viên Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Huỳnh Thị Tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2