intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 A. MA TRẬN 1. Ma trận đề: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng V. dụng cao % điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu 1 Số câu 4 / / 2 / 2 / / 8 Tỉ lệ % điểm 20 / / 15 / 15 / / 50 Viết Số câu / 1* / 1* / 1* / 1* 1 2 20 10 / 10 10 50 Tỉ lệ % điểm 40 / 25 / 25 / 10 100 65 35 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Đoạn trích * Nhận biết: 4 TN 2 TL 2TL thơ song thất - Nhận biết được thể thơ, thể loại: lục bát Vần, nhịp - Nhận biết điển cố điển tích, điển cố -Nhận biết phép đối, điệp thanh, điệp vần - Nhận biết phép tu từ: ẩn dụ -Nhận biết nhân vật trữ tình* Thông hiểu: - Tác dụng của điển tích điển cố - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ - Tác dụng của phép đối * Vận dụng: - Cảm nhận chung về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến/ Thấy được vị thế người phụ nữ hiện đại * Vận dụng cao: Liên hệ về người phụ nữ hiện đại 2 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được cấu 1 văn nghị trúc của bài văn nghị luận về TL* một vấn đề cần giải quyết (con luận về người trong mối quan hệ với một vấn thiên nhiên) và yêu cầu của đề đề cần về kiểu văn bản. giải quyết Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với thiên nhiên). Trình bày rõ ràng; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; đưa ra lí lẽ, dẫn chứng phù hợp để hội bày tỏ ý kiến phản đối về vấn đề. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, ngôn ngữ giàu cảm xúc. 4 TN 3 TN 2 TL Tổng 1 TL 1* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 30 40 25 5
  3. Tỉ lệ chung 70 30 B. ĐỀ KIỂM TRA UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A I.ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ bài làm câu trả lời. Đêm phong vũ lạnh lùng có một, Giọt ba tiêu thánh thót cầm canh. Bên tường thấp thoáng bóng huỳnh, Vách sương nghi ngút, đèn xanh lờ mờ. Mắt chưa nhắp, đồng hồ đã cạn, Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao. Buồn này mới gọi buồn sao? Một đêm nhớ cảnh biết bao nhiêu tình. Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi, Những hương sầu phấn tủi bao xong! Phòng khi động đến cửu trùng, Giữ sao cho được má hồng như xưa. (Nỗi oán sầu của người cung nữ, Trích Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều) Chú thích: Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), Viết Cung oán ngâm khúc khi xã hội Việt Nam đang đi vào suy thoái với lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đọa của vua chúa và sự lầm than của sinh linh trong nhân gian. Những số phận bất hạnh không chỉ có người nông dân mà còn có những cung nữ. Chế độ cung nữ là sản phẩm tội ác của vua chúa hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến. Vua chúa tự đặt ra quyền tuyển hàng trăm, hàng ngàn thiếu nữ vào cung. Tuổi xuân của người con gái, hạnh phúc của cả một đời người khi vào cung bỗng hóa phù du, mong manh, khó nắm bắt. Nguyễn Gia Thiều đã nói hộ nỗi niềm của bao người phụ nữ bất hạnh ấy. -Cung oán ngâm khúc gồm 356 câu, đoạn trích từ câu 345 đến 356 -Bóng câu: bóng con ngựa đang sức, chỉ thời gian qua mau. Câu 1 (0.5đ). Đoạn trích được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát B. Tự do C. Song thất lục bát D. Tứ tuyệt Đường luật Câu 2 (0.5đ). Câu thơ sau có sử dụng phép tu từ nào? Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi A. Ẩn dụ B. Phép điệp vần C. So sánh D. Phép điệp thanh Câu 3 (0.5đ). Chỉ ra cách ngắt nhịp trong 2 câu thơ sau: Đêm phong vũ lạnh lùng có một, Giọt ba tiêu thánh thót cầm canh. A. 1/4/2 B. 3/2/2 C. 2/2/3 D. 4/3 Câu 4 (0.5đ). Nhân vật trữ tình trong bài thơ chứa đoạn trích là ai? A. Người chinh phu B. Người cung nữ C. Người chinh phụ. D. Người phụ nữ
  4. Câu 5 ( 0.75 đ) Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tiểu đối trong câu thơ sau: Bên tường thấp thoáng bóng huỳnh, Vách sương nghi ngút, đèn xanh lờ mờ. Câu 6 ( 0.75 đ) Em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật qua 2 câu thơ sau: Mắt chưa nhắp, đồng hồ đã cạn, Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao. Câu 7. (0.5đ). Qua đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa? Câu 8 ( 1.0 đ) Qua thân phận của người cung nữ trong xã hội xưa, em có suy nghĩ gì về vị thế của người phụ nữ ngày nay. Hãy lấy một vài ví dụ cụ thể để thấy vị thế của người phụ nữ hiện đại đã khác xưa. II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm ). Trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng tài nguyên nước của con người hiện nay.
  5. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I.ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ bài làm câu trả lời. Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng; Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào! Duyên đã may cớ sao lại rủi? Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang? Vì đâu nên nỗi dở dang, Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình! Trộm nhớ thuở gây hình tạo hoá, Vẻ phù dung một đoá khoe tươi; Nhuỵ hoa chưa mỉm miệng cười, Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung. (Nỗi oán sầu của người cung nữ, Trích Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều) Chú thích: Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), Viết Cung oán ngâm khúc khi xã hội Việt Nam đang đi vào suy thoái với lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đọa của vua chúa và sự lầm than của sinh linh trong nhân gian. Những số phận bất hạnh không chỉ có người nông dân mà còn có những cung nữ. Chế độ cung nữ là sản phẩm tội ác của vua chúa hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến. Vua chúa tự đặt ra quyền tuyển hàng trăm, hàng ngàn thiếu nữ vào cung. Tuổi xuân của người con gái, hạnh phúc của cả một đời người khi vào cung bỗng hóa phù du, mong manh, khó nắm bắt. Nguyễn Gia Thiều đã nói hộ nỗi niềm của bao người phụ nữ bất hạnh ấy. -Cung oán ngâm khúc gồm 356 câu, đoạn trích từ câu 1 đến câu 12 -Gấm nàng Ban : chỉ sự thất sủng (Nàng họ Ban, cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư. Nàng được nhà vua sủng ái.Nhưng sau, nhà vua say mê Triệu Phi Yến nên bỏ bê nàng. Tủi thân, nàng buồn bã, lấy một thứ lụa bát tơ trắng gọi là Tề Hoàn nàng tự dệt lấy và làm thành một cây quạt tròn và đề thơ vào đó.) Câu 1 (0.5đ). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Thơ năm chữ B. Thơ bảy chữ C. Song thất lục bát D. Thơ tự do Câu 2 (0.5đ). Câu thơ sau có sử dụng phép nghệ thuật nào? Hương trời đắm nguyệt say hoa / Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. A. Phép tiểu đối B. Phép điệp vần C. So sánh D. Phép điệp thanh Câu 3 (0.5đ). Khảo sát cách gieo vần của đoạn trích, chỉ ra từ ngữ nào dưới đây gieo vần chân? A. hắt-ngắt B. phòng- đồng C. phòng- trong D. đào-sao Câu 4 (0.5đ). Nhân vật trữ tình trong bài thơ chứa đoạn trích là ai? A. Người chinh phu B. Người cung nữ C. Người chinh phụ. D. Người phụ nữ Câu 5 (0.75 đ) Nêu hiệu quả của việc sử dụng điển tích trong câu thơ sau:
  6. Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung. Câu 6 (0.75 đ) Em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật qua 2 câu thơ sau: Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào! Câu 7.( 0.5 đ) Qua đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa? Câu 8 ( 1.0 đ) Qua thân phận của người cung nữ trong xã hội xưa, em có suy nghĩ gì về vị thế của người phụ nữ ngày nay. Hãy lấy một vài ví dụ cụ thể để thấy vị thế của người phụ nữ hiện đại đã khác xưa. II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm ). Trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng tài nguyên nước của con người hiện nay.
  7. A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: MÃ ĐỀ A I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 Phương án trả lời C A B B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 5: (0.75 điểm) Mức 1 (0.75 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3(0 điểm) Học sinh nêu được 2 ý : Hiệu HS nêu được 1 ý Không trả lời, không quả của việc sử dụng tiểu đối trong ở mức 1. nêu được. - Tạo nhạc tính cho câu thơ - Gợi lên sự lạnh lẽo, cô quạnh của người cung nữ trong căn phòng đêm. - Thấy được sự mong chờ mòn mỏi Câu 6: (0.75 điểm) Mức 1 (0.75 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3(0 điểm) HS nêu được nội dung sau: Học sinh trình bày 01 Học sinh không trả ý lời được hoặc trả lời - Cảnh người cung nữ với tâm không phù hợp. trạng mong chờ buồn bã thức trắng đêm bên chiếc đồng hồ cát - Tâm trạng chán chường, mòn mỏi Câu 7: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3(0 điểm)
  8. HS cảm nhận được 2 trong ba ý Học sinh nêu được 01 Học sinh không trả sau: ý. lời được hoặc trả lời - Thân phận lệ thuộc của người không phù hợp. phụ nữa xưa qua thân phận người cung nữ - Mất tự do, bị xem thường, ruồng bỏ - Hồng nhan bạc phận Câu 8 ( 1.0 điểm) Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3(0 điểm) HS nhận thức được sự đổi thay Học sinh nêu được 01 Học sinh không trả -Người phụ nữ ngày nay đã có vị ý trọn vẹn nghĩa hoặc lời được hoặc trả lời thế bình đẳng với nam giới. Họ hai ý chưa hoàn chỉnh không phù hợp. làm chủ cuộc đời, số phận của mình. -Họ có thể làm lãnh đạo, làm kinh tế giỏi, Thành đạt trong mọi lĩnh vực ( HS có thể lấy ví dụ cụ thể nhân vật cụ thể) II. VIẾT (4.0 điểm) a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5đ b) Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên): con 0.5đ người với tài nguyên nước. c) Triển khai hợp lý nội dung của bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của tài nguyên nước đối với con người. * Thân bài: - Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác 1.0đ nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: + Luận điểm 1: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. + Luận điểm 2: Mặt tích cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và lợi ích có thể thu được (nêu lí lẽ và dẫn chứng). + Luận điểm 3: Mặt tiêu cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và hậu quả có thể gánh chịu (nêu lí lẽ và dẫn chứng).
  9. - Nêu ý kiến trái chiều và phản bác: + Thực tế, có rất nhiều người bàng quan, thiếu trách nhiệm bảo vệ nguồn nước; xem nước là nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con người. + Mọi người cần nâng cao ý thức, cùng nhau hành động để bảo vệ tài nguyên nước. - Đề xuất giải pháp có tính khả thi: + Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo vệ tài nguyên nước. + Xử lí nghiêm các trường hợp làm ô nhiễm môi trường nước… * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của tài nguyên nước, bài học liên hệ bản thân và thông điệp nhắn gửi đến mọi người. d) Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được các luận điểm; đưa ra được ý kiến trái chiều, phản bác và có đề xuất được một vài biện pháp có tính khả thi. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp 2.0đ để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục từ thực tiễn cuộc sống. e) Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5đ f) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0.5đ luận. Duyệt của nhà trường Duyệt của TT/TPCM Người duyệt đề GV ra đề Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Ngọc Hòa Trần Thị Thúy Nga
  10. A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: MÃ ĐỀ B I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 Phương án trả lời C A B B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 5: (0.75 điểm) Mức 1 (0.75 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3(0 điểm) Học sinh nêu được 2 ý : Hiệu HS nêu được 1 ý Không trả lời, không quả của việc sử dụng điển tích trong ở mức 1. nêu được. điển cố - Làm câu thơ thêm cô đúc, uyên bác - Gợi lên sự lạnh nhạt, thất sủng của những nàng cung nữ chốn hậu cung - Có ý oán trách quân vương, và sự vô lí của chế độ phong kiến coi rẻ quyền sống của con người Câu 6: (0.75 điểm) Mức 1 (0.75 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3(0 điểm) HS nêu được nội dung sau: Học sinh trình bày 01 Học sinh không trả ý lời được hoặc trả lời - Tâm trạng đầy oán trách không phù hợp. - Cho thấy nỗi buồn, sự bế tắc không có nơi tháo gỡ. Câu 7: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3(0 điểm)
  11. HS cảm nhận được 2 trong ba ý Học sinh nêu được 01 Học sinh không trả sau: ý. lời được hoặc trả lời - Thân phận lệ thuộc của người không phù hợp. phụ nữa xưa qua thân phận người cung nữ - Mất tự do, bị xem thường, ruồng bỏ - Hồng nhan bạc phận Câu 8 ( 1.0 điểm) Mức 1 (1.0 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3(0 điểm) HS nhận thức được sự đổi thay Học sinh nêu được 01 Học sinh không trả -Người phụ nữ ngày nay đã có vị ý trọn vẹn nghĩa hoặc lời được hoặc trả lời thế bình đẳng với nam giới. Họ hai ý chưa hoàn chỉnh không phù hợp. làm chủ cuộc đời, số phận của mình. -Họ có thể làm lãnh đạo, làm kinh tế giỏi, Thành đạt trong mọi lĩnh vực ( HS có thể lấy ví dụ cụ thể nhân vật cụ thể) II. VIẾT (4.0 điểm) a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.5đ b) Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên): con 0.5đ người với tài nguyên nước. c) Triển khai hợp lý nội dung của bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của tài nguyên nước đối với con người. * Thân bài: - Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác 1.0đ nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: + Luận điểm 1: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. + Luận điểm 2: Mặt tích cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và lợi ích có thể thu được (nêu lí lẽ và dẫn chứng). + Luận điểm 3: Mặt tiêu cực của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và hậu quả có thể gánh chịu (nêu lí lẽ và dẫn chứng).
  12. - Nêu ý kiến trái chiều và phản bác: + Thực tế, có rất nhiều người bàng quan, thiếu trách nhiệm bảo vệ nguồn nước; xem nước là nguồn tài nguyên vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con người. + Mọi người cần nâng cao ý thức, cùng nhau hành động để bảo vệ tài nguyên nước. - Đề xuất giải pháp có tính khả thi: + Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo vệ tài nguyên nước. + Xử lí nghiêm các trường hợp làm ô nhiễm môi trường nước… * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của tài nguyên nước, bài học liên hệ bản thân và thông điệp nhắn gửi đến mọi người. d) Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được các luận điểm; đưa ra được ý kiến trái chiều, phản bác và có đề xuất được một vài biện pháp có tính khả thi. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp 2.0đ để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục từ thực tiễn cuộc sống. e) Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5đ f) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0.5đ luận. Duyệt của nhà trường Duyệt của TT/TPCM Người duyệt đề GV ra đề Hồ Thị Việt Nữ Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Ngọc Hòa Trần Thị Thúy Nga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2