intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Môn: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 173 (21 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:..................................................................... ............... Lớp:........... I. Trắc nghiệm Câu 1: Để kích thích hạt dự trữ trong kho nảy mầm việc làm nào sau đây không đúng? A. Bơm khí O2 vào kho. B. Bơm khí CO2 vào kho. C. Tăng độ ẩm trong kho. D. Tăng nhiệt độ trong kho. Câu 2: Khi nói về đặc điểm chung của pha tối quang hợp ở hai loài Dứa và Ngô, phát biểu nào sau đây sai? A. Cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban ngày. B. Có giai đoạn cố định CO2 theo chu trình Canvin. C. Tạo ra hợp chất G3P để tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau trong tế bào. D. Có điểm bù CO2 thấp. Câu 3: Để xác định vai trò của nguyên tố Magnesium (Mg) đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong A. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có Mg. B. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có Mg. C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có Mg. D. dung dịch dinh dưỡng có nhiều Mg. Câu 4: Sắc tố quang hợp chủ đạo không thể thiếu ở thực vật có hoa là A. carotene. B. diệp lục a. C. xanthophyl. D. diệp lục b. Câu 5: Trong tự nhiên nitrogen chủ yếu tồn tại ở dạng: A. tự do N2. B. tự do NH4+. C. tự do N. D. tự do NO3- Câu 6: Khi nói về đặc điểm tế bào lông hút của rễ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tế bào lông hút có thành tế bào dày, không phủ cutin nên dễ thấm nước. B. Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không phủ cutin nên dễ thấm nước. C. Tế bào lông hút có không bào trung tâm chứa nhiều chất không hòa tan, tạo áp suất thẩm thấu lớn. D. Dịch tế bào biểu bì lông hút luôn có nồng độ chất tan thấp hơn so với dịch trong đất. Câu 7: Trong quá trình hô hấp hiếu khí 1 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy được là bao nhiêu? A. 30-32. B. 22-24. C. 26-28. D. 28-30. Câu 8: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ đồng thời tiêm dung dịch màu vàng vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Biết rằng các dung dịch màu không bị biến đổi hoá học và không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, hiện tượng nào dưới đây được dự đoán sẽ xảy ra sau thời gian thí nghiệm một ngày? A. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm vàng. B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng. Trang 1/3 - Mã đề thi 173 - https://thi247.com/
  2. Câu 9: Sản phẩm của pha sáng không sử dụng cho pha tối trong quang hợp là A. H2O B. NADPH. C. ATP. D. CO2. Câu 10: Khi nói về ảnh hưởng ánh sáng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây sai? A. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơ cây ưa sáng. B. Trong những điều kiện nhất định cường độ ánh sáng tỉ lệ với cường độ quang hợp. C. Thành phần ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa sản phẩm quang hợp. D. Điểm bảo hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ hô hấp bằng cường độ quang hợp. Câu 11: Sinh vật nào sau đây trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng bằng phương thức hóa tự dưỡng? A. Vi khuẩn phân giải. B. Giun đất. C. Nấm hoại sinh. D. vi khuẩn. Câu 12: Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng. B. Tổng hợp → Huy động năng lượng → Phân giải. C. Phân giải → Huy động năng lượng → Tổng hợp. D. Phân giải → Tổng hợp → Huy động năng lượng. Câu 13: Quá trình nào sinh ra chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa? A. Sinh sản và cảm ứng. B. Sinh trưởng và phát triển. C. Cảm ứng và vận động. D. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Câu 14: Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây: - Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian. - Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian. Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y là gì? A. X là RiDP, Y là APG. B. X là AlPG, Y là APG. C. X là APG, Y là RiDP. D. X là APG, Y là AlPG. Câu 15: Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? A. Trùng giày và giun dẹp. B. Chim và thú. C. Ruột khoang và giun dẹp. D. Ruột khoang và trùng amip. Câu 16: Khi nói về quá trình lên men ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Lên men gồm hai giai đoạn đường phân và lên men. B. Hợp chất hữu cơ được tạo ra là etanol và acetic acid. Trang 2/3 - Mã đề thi 173 - https://thi247.com/
  3. C. Năng lượng ATP được giải phóng ở giai đoạn đường phân. D. Quá trình lên men không diễn ra trong ti thể. Câu 17: Ở động vật, quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Sinh vật sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. II. Tất cả các chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình đồng hóa ở tế bào chỉ để xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng. III. Các chất thải, chất độc hại ứ động trong cơ thể sinh vật có thể gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong. IV. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 19: Mạch gỗ của cây được cấu tạo từ hai loại tế bào là A. tế bào ống rây và tế bào kèm. B. tế bào quản bào và tế bào mạch ống. C. tế bào quản bào và tế bào biểu bì. D. tế bào quản bào và tế bào nội bì. Câu 20: Loài, nhóm loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật C3. A. Kê. B. Ngô. C. Rau dền. D. Lúa. Câu 21: Một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối. Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng. Nhận định nào sau đây về thí nghiệm trên sai? A. Thí nghiệm được tiến hành trong tối để tăng cường quá trình hô hấp ở thực vật. B. Thí nghiệm này nhằm chứng minh qua trình hô hấp ở thực vật thải CO2. C. Cốc nước vôi ở chuông A bị vẩn đục và mặt trên có 1 lớp váng trắng dày là do quá trình hô hấp của cây đã thải ra khí CO2. D. Lớp váng trắng mỏng trên mặt cốc nước vôi ở chuông B là vì không khí ở chuông B cũng có một lượng nhỏ CO2. II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Câu 2: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày? Câu 3: Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 173 - https://thi247.com/
  4. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I , NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC 11 I. TRẮC NGHIỆM (7đ) Ma de Câu Dap an Ma de Câu Dap an 136 1 B 173 1 B 136 2 D 173 2 A 136 3 A 173 3 C 136 4 A 173 4 B 136 5 B 173 5 A 136 6 B 173 6 B 136 7 C 173 7 A 136 8 B 173 8 C 136 9 D 173 9 A 136 10 C 173 10 D 136 11 D 173 11 D 136 12 C 173 12 A 136 13 D 173 13 D 136 14 A 173 14 C 136 15 B 173 15 C 136 16 C 173 16 B 136 17 A 173 17 D 136 18 A 173 18 C 136 19 D 173 19 B 136 20 C 173 20 D 136 21 C 173 21 A 269 1 D 267 1 C 269 2 B 267 2 B 269 3 C 267 3 B 269 4 D 267 4 A 269 5 A 267 5 B 269 6 C 267 6 B 269 7 D 267 7 D 269 8 D 267 8 A 269 9 B 267 9 C 269 10 B 267 10 D 269 11 D 267 11 B 269 12 C 267 12 C 269 13 B 267 13 C 269 14 A 267 14 D 269 15 C 267 15 D 269 16 A 267 16 A 269 17 A 267 17 A 269 18 D 267 18 D 269 19 A 267 19 A 269 20 B 267 20 C
  5. 269 21 C 267 21 B II. TỰ LUẬN (3đ) Câu 1(1 điểm): Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? ĐA: - Thực vật hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn với dịch trong đất (ưu trương hơn so với dịch trong đất) nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút. (0.5đ) - Thực vật hấp thụ ion khoáng theo hai cơ chế: + Cơ chế thụ động: Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp). (0.25đ) + Cơ chế chủ động: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng. (0.25đ) Câu 2(1 điểm): Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày? ĐA: Trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày vì: Khi trồng ở mật độ quá dày cây sẽ thu nhận được ít ánh sáng, hạn chế về nguồn nước và chất dinh dưỡng,… dẫn đến hoạt động quang hợp của cây trồng kém hiệu quả khiến sự tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ của cây sụt giảm. Hậu quả là cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém và cho năng suất thấp. (1.0đ) Câu 3(1 điểm): Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa. ĐA: - Tác dụng của tiêu hóa cơ học trong ống tiêu hóa: Tiêu hóa cơ học làm cho thức ăn được phân nhỏ, thấm đều với dịch tiêu hóa vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa hóa học thức ăn, vừa giúp vận chuyển thức ăn đi dọc theo ống tiêu hóa. (0.5đ) - Tác dụng của tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa: Tiêu hóa hóa học giúp phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những hợp chất đơn giải để cơ thể có thể hấp thụ. (0.5đ) ------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2