intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KIỂM TRA GIỮA KỲ - HKI TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11 NĂM HỌC : 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 101 PHẦN I. ( 4,5 điểm ) Câu trắc nghiệm gồm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Một học sinh sử dụng dung dịch phân bón để bón qua lá cho cây cảnh trong vườn. Để bón phân hợp lí, chỉ dẫn nào sau đây là sai? A. Bón khi trời đang mưa. B. Bón đúng liều lượng. C. Không bón khi trời nắng gắt. D. Bón phân phù hợp với thời kì sinh trưởng của cây. Câu 2. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút. B. miền trưởng thành. C. miền sinh trưởng. D. miền chóp rễ. Câu 3. Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm hai nhóm chính là A. xanthophyll và carotene. B. diệp lục và xanthophyll. C. diệp lục và carotenoid. D. carotenoid và xanthophyll. Câu 4. Thoát hơi nước ở lá diễn ra theo 2 con đường: A. Qua tế bào chất và khí khổng B. Qua tế bào chất và gian bào C. Qua bề mặt lá và khí khổng D. Qua mạch rây và mạch gỗ Câu 5. Tại sao người nông dân tường dùng biện pháp phơi khô để bảo quản hạt trong thời gian dài? A. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi giúp ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt và giúp tiêu diệt bào tử nấm mốc xung quanh hạt. B. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt, quá trình hô hấp của hạt giảm tối thiểu, phòng chống ẩm mốc, giúp bảo quản hạt trong thời gian dài. C. Nhiệt độ cao trong quá trình phơi làm chết tế bào, giúp giữ nguyên hình dạng hạt trong thời gian dài. D. Phơi khô giúp làm giảm lượng nước trong hạt phòng chống ẩm mốc hạt. Câu 6. Thực vật CAM sống trong điều kiện khắc nghiệt ở những vùng hoang mạc khô hạn nên đã hình thành một số đặc điểm thích nghi để chống lại điều kiện bất lợi từ môi trường. Trong các đặc điểm thích nghi sau, đặc điểm nào sai? A. Pha tối có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp. B. Đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm. C. Có 2 loại tế bào lục lạp để tăng quá trình cố định CO2. D. Một số loài cây lá biến thành gai để giảm tối đa quá trình thoát hơi nước. Câu 7. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân nào sau đây? I. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất. II. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy. III. Các ion khoáng độc hại đối với cây. IV. Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường. V. Lông hút bị rụng đi và không hình thành lại. A. III, IV, V. B. I, II, V. C. II, IV, V. D. I, III, V. Câu 8. Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là A. diệp lục a, b. B. diệp lục b. C. diệp lục a, b và carôtenôit. D. diệp lục a. Câu 9. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở thực vật C4 là giai đoạn nào sau đây? A. Chu trình Calvin. B. Giai đoạn cố định CO2. C. Quang phân li nước. D. Pha sáng. Mã đề 101 Trang 1/3
  2. Câu 10. Hiện tượng ứ giọt ở thực vật chứng minh cho vai trò của A. Chênh lệch áp suất thẩm thấu B. Thoát hơi nước C. Áp suất rễ D. Lực liên kết của các phân tử nước Câu 11. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitrogen của cây là: A. Sinh trưởng chậm, lá có màu vàng. B. Lá nhỏ có màu lục đậm, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 12. Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là A. ATP, CO2. B. ATP, NADPH, O2. C. ATP, O2, H2O D. NADPH, H2O. Câu 13. Phát biểu nào sai khi nói về hô hấp hiếu khí? A. Đường phân là giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất trong quá trình hô hấp. B. Hai phân tử pyruvate được tạo thành từ đường phân được chuyển vào chất nền ti thể và được biến đổi thành 2 phần tử acetyl – CoA. C. Chu trình Krebs diễn ra trong chất nền của ti thể. D. Giai đoạn đường phân thu được 2 NADH. Câu 14. Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitrogen? A. Quá trình nitrate hoá và phản nitrate hoá. B. Quá trình cố định nitrogen C. Quá trình ammonium hoá và hình thành amino acid. D. Quá trình nitrate hoá và ammonium hoá Câu 15. Mía, dứa và lúa là ba trong số những loại thực vật được trồng phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Khi nói về quang hợp của ba loại cây này, phát biểu nào say đây đúng? A. Năng suất sinh học của cây lúa cao hơn cây mía và dứa. B. Mía là thực vật C3, dứa và lúa là thực vật C4. C. Mía và dứa có 2 loại tế bào tham gia cố định CO2 pha tối. D. Lúa quang hợp theo chu trình C3, dứa và mía quang hợp theo chu trình C3 và C4. Câu 16. Người nông dân tiến hành trồng cây ngô trên một thửa ruộng khô. Tuy nhiên, thời tiết mưa nhiều làm cho thửa ruộng bị ngập nước. Một thời gian sau đám ngô héo và chết. Giải thích nào sau đây là sai ? A. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy. B. Lông hút bị chết và không hình thành lông hút mới. C. Ruộng ngập nước làm tăng quá trình lên men gây tích lũy độc tố. D. Cây sẽ hấp thụ được nước và khoáng quá nhiều. Câu 17. Trong canh tác trồng lúa, người ta thường sạ thành đám nhỏ, khi mạ non (lúa) đủ số ngày quy định thì nhổ cây con lên rồi đem cấy. Việc làm này sẽ có tác dụng gì? A. Thay đổi mật độ cây giúp cây sử dụng tốt ánh sáng và dinh dưõng. B. Chóp rễ đứt sẽ kích thích sự ra nhiều rễ con để hút được nhiều nước, muối khoáng. C. Giúp cây tận dụng dinh dưỡng cả đất gieo và đất cấy. D. Tiết kiệm được cây giống vì có thể thay đổi mật độ mà không phải bỏ bớt cây con. Câu 18. Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của quang hợp với thực vật A. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. B. Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. C. Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống cho sinh giới. D. Điều hòa không khí. PHẦN II. ( 4,0 điểm ) Câu trắc nghiệm Đúng Sai. Thí sinh trả lới câu hỏi từ 1 đến 4 . Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Khi nói về dòng mạch gỗ, các nhận định sau đây là Đúng hay Sai a) Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào sống, thành tế bào thấm lignin. b) Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước, chất khoáng và một số chất tan khác. c) Các tế bào mạch gỗ xếp chồng lên nhau theo chiều thẳng đứng, thông với nhau qua các lỗ ở đầu tận cùng. Mã đề 101 Trang 2/3
  3. d) Nước và chất khoáng từ rễ, qua thân, lên lá theo mạch gỗ. Câu 2. Những biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp, các nhận định sau đây là Đúng hay Sai a) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả. b) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng. c) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng. d) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp. Câu 3. Khi nói về hô hấp ở thực vật, các phát biểu sau đây là đúng hay sai? a) Hô hấp tạo ra ATP cung cấp cho các hoạt động sống. b) Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. c) CO2 là nguyên liệu của quá trình hô hấp. d) Hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến trong hô hấp là carbohydrate. Câu 4. Khi nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su, người ta nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,… đến hoạt động trao đổi nước và khoáng của cây. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố trên? a) Khi cây cao su rụng lá thì quá trình quá trình hấp thụ nước và ion khoáng tăng lên. b) Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá. c) Độ ẩm đất vào mùa đông cao nên cây hút được nhiều nước và ion khoáng. d) Vào mùa đông cây cao su thường rụng lá để giảm tối đa quá trình thoát hơi nước. PHẦN III . (1,5 điểm ) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Phương trình tổng quát của quang hợp ở thực vật ánh sáng x CO2 + y H2O C6H12O6 + x O2 + x H2O lục lạp Dựa vào phương trình trên em hãy cho biết cần bao nhiêu phân tử CO2 để tạo ra 1 phân tử glucose? Câu 2. Có 1 phân tử glucose tham gia vào quá trình hô hấp hiếu khí. Có bao nhiêu phân tử ATP được tạo ra ở giai đoạn oxy hóa pyruvate và chu trình krebs? Câu 3. Trong quá trình lên men 2 phân tử glucose, số lượng phân tử ATP được tích lũy là bao nhiêu? Câu 4. Ở thực vật C3, để tạo ra 1 phân tử glucose cần bao nhiêu ATP? Câu 5. Trong tự nhiên có hơn 50 nguyên tố, có khoảng bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây? Câu 6. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, có bao nhiêu phân tử NADH tham gia vào chuỗi chuyền electron? …………….HẾT…………… Mã đề 101 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2