intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 156 I. TRẮC NGHIỆM (7,0Đ) Câu 1: Một trong những đặc điểm của thường biến là: A. Thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen. B. Thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình. C. Thay đổi kiểu gen và kiểu hình. D. Không thay đổi kiểu gen và kiểu hình. Câu 2: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là A. thể tứ bội B. thể ba. C. thể ba kép. D. thể bốn. Câu 3: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây? A. Gen trên NST Y B. Gen trong tế bào chất C. Gen trội trên NST thường D. Gen trên NST X Câu 4: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, đảo đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, lặp đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 5: Cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen A,a và B,b. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Một cơ thể tạo ra giao tử hoán vị Ab = aB = 20%, hỏi cơ thể này có tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu A. 30% B. 50% C. 40% D. 60% Câu 6: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như thế nào? A. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen B. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen C. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A D. Gen điều hoà (R)→ vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu Câu 7: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. ADN B. ADN và ARN C. Prôtêin D. ARN Câu 8: . Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’ B. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn D. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh Câu 9: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết 2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 1, 3, 4. C. 3, 2, 4, 1 D. 2, 3, 4, 1. Câu 10: Cho cơ thể có kiểu gen Ab//aB hoán vị gen với tần số f = 25%. Xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử A. AB = ab = 12,5% ; Ab = aB = 37,5% Trang 1/17 - Mã đề 156
  2. B. AB = ab = 25% ; Ab = aB = 50% C. AB = ab = 37,5% ; Ab = aB = 12,5% D. AB = ab = 75% ; Ab = aB = 25% Câu 11: Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp A – T bằng T – B. thay thế cặp A – T bằng G – X. C. thay thế cặp G – X bằng T – D. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. Câu 12: Màu da của người di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp B. tương tác bổ sung C. Phân ly D. Phân ly độc lập Câu 13: Một gen có đoạn mạch bổ sung có trình tự nuclêôtit là AGXTTAGX .Đoạn phân tử ARN nào sau đây được tổng hợp từ gen có đoạn mạch bổ sung trên. A. AGXUUAGXA B. UXGAAUXGU C. TXGAATXGT D. AGXTTAGXA Câu 14: Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là A. làm tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. B. tạo điều kiện cho các gen ở các nhiễm sắc thể khác nhau tổ hợp lại với nhau. C. làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. D. liên kết gen tạo ra nhiều giao tử hoán vị. Câu 15: . Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau: (1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã. (2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế. (3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế. (4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen. Những giải thích đúng là: A. (2), (3) và (4) B. (2) và (4) C. (1), (2) và (3) D. (2) và (3) Câu 16: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là A. polixôm. B. nuclêôtit. C. nuclêôxôm. D. sợi cơ bản. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. C. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. D. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen. Câu 18: Cơ thể có kiểu gen aaBbDdEE qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử: A. 8 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 19: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”? A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau. B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm. Trang 2/17 - Mã đề 156
  3. C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm. D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. Câu 20: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKLM bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFIHGKLM. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. Câu 21: Cho khoảng cách giữa các gen tren một nhiễm sắc thể như sau: AB = 2,5cM, AC = 12,5cM, BC = 15cM, AD = 10cM, BD = 12,5cM. Trật tự các gen trên nhiễm sắc thể là A. ABCD. B. BADC. C. ABDC. D. BCAD. Câu 22: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại A. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit. B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit. C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit. D. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit. Câu 23: Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là A. tất cả các sinh vật đều có chung bộ mã di truyền. B. một aa có thể được mã hoá đồng thời bởi nhiều bộ ba. C. mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại aa. D. các bộ ba có thể bị đột biến tạo thành các bộ ba mới. Câu 24: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABB và AAbb B. AAbb và AaBb C. aabb và AABB D. aaBb và Aabb Câu 25: Kiểu tác động mà mỗi gen trội hay lặn đều đóng góp như nhau đến sự biểu hiện tính trạng là A. phân li độc lập B. gen đa hiệu C. tương tác cộng gộp D. tương tác bổ sung Câu 26: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin(thành công), có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA. 2. AAAa. 3. AAaa. 4. Aaaa. 5. aaaa. A. 1, 2,4. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 2, 4, 5. Câu 27: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, thực hiện phép lai AaBbCc x aaBbCc. Phép lai này tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình A. 12 kiểu gen, 6 kiểu hình B. 8 kiểu gen, 8 kiểu hình C. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình D. 18 kiểu gen, 8 kiểu hình Câu 28: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. II. TỰ LUẬN (3,0đ) Câu 1:(2đ) Cho phép lai sau ♂ AaBbCcDdEe x ♀ AaBbccddEe a. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu gen giống bố và giống mẹ b. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu hình mẹ Trang 3/17 - Mã đề 156
  4. Câu 2: (1đ) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, xác định khả năng cặp vợ chồng trên sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu phần trăm? ------ HẾT ------ Trang 4/17 - Mã đề 156
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 246 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là: A. Một bộ ba mã hoá cho nhiều axitamin B. Các bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau. C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá một loại axitamin D. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin Câu 2: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này gây hậu quả gì?: A. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. C. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. D. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. Câu 3: Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ lai F2: A. có sự phân li theo tỷ lệ 1 trội : 1 lặn B. có sự phân li theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn C. đều có kiểu hình giống mẹ. D. đều có kiểu hình khác bố mẹ. Ab Câu 4: Kiểu gen aB khi giảm phân có xảy ra hoán vị với tần số 10%.Tỉ lệ sinh ra giao tử AB là A. 5% B. 10% C. 20% D. 40% Câu 5: Mức phản ứng của 1 kiểu gen là: A. Tập hợp các kiểu gen có khả năng phản ứng như nhau với cùng 1 điều kiện môi trường. B. Tập hợp các kiểu hình của các kiểu gen tương ứng với cùng 1 điều kiện môi trường. C. Tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. D. Sự biến đổi kiểu gen để thích nghi với sự biến đổi của môi trường. Câu 6: Khi cho câu có quả bí tròn tự thụ phấn, đời con thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 9 cây quả bí tròn: 7 cây quả bí dẹt. Biết các gen qui định tính trạng hình dạng quả bí nằm trên các NST thường khác nhau. Tính trạng hình dạng quả bí chịu sự chi phối của qui luật nào sau đây? A. Tương tác gen cộng gộp B. Phân li độc lập C. Tương tác gen bổ sung D. Đa hiệu của gen Câu 7: Thành phần hóa học chính của NST ở sinh vật nhân thực là gì? A. ARN, prôtêin. B. Gluxit, prôtêin. C. ADN, prôtêin. D. Lipit, prôtêin. Câu 8: Bản chất của quy luật phân li là: A. tính trạng trội át chế tính trạng lặn. B. sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân. C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. D. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn. Câu 9 : Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của: Trang 5/17 - Mã đề 156
  6. A. mARN B. mạch mã gốc C. mạch mã hoá D. tARN Câu 10: Ở ruồi giấm gen A qui định tính trạng mắt đỏ, gen a qui định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1? A. XAY x XaXa B. Xa Y x XA XA C. XA Y x XA Xa D. XaY x XAXa Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng với khái niệm về kiểu hình? A. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi B. Kiểu hình khó thay đổi khi môi trường thay đổi C. Kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi D. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường Câu 12: Người mắc hội chứng Claiphentơ có số NST trong nhân tế bào là A. 47. B. 48. C. 46. D. 45. Câu 13: Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về A. tế bào chất của tế bào sinh dục cái B. NST của tế bào sinh dục đực C. tế bào chất của tế bào sinh dục đực D. NST của tế bào sinh dục cái Câu 14: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2 B. từ cả hai mạch đơn C. từ mạch có chiều 5’ → 3’ D. từ mạch mang mã gốc Câu 15: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T thì số liên kết hidra sẽ tăng hay giảm ? A. tăng 1 B. giảm 1 C. tăng 2 D. giảm 2 Câu 16: Sự tạo thành các đoạn Ôkazaki trong quá trình tái bản là do: A. Enzim ARN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. B. Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→ 5’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. C. Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. D. Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 5’→ 3’. Câu 17: Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để A. xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố giới tính lên sự biểu hiện kiểu hình. B. có thể chọn được các tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. C. xác định được tính trạng trội hay tính trạng lặn. D. sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ dực, cái tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất. Câu 18: P: aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ KH con lai A-bbD-eeff chiếm: A. 3/32 B. 1/8 C. ¼. D. 1/32 Câu 19: Mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêôtit: ... TAT GGG XAT GTA TAA ... Trình tự nuclêôtit trên mARN được phiên mã từ gen trên là: A. ... AUA XXX GUA XAU UAA B. ... AUA XXX GUA GUA AUU ... C. ... AUA XXX XAU XAU AUU D. ... AUA XXX GUA XAU AUU ... Câu 20: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen? A. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp B. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng Trang 6/17 - Mã đề 156
  7. C. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài D. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với nhau được Câu 21: Ở cà chua, alen A : thân cao, a : thân thấp, B : quả tròn, b : bầu dục. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa hai giống và chua thuần chủng : thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1tự thụ phấn thì các cây F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ: A. 1 cao, bầu dục : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn B. 3 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 1 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục C. 9 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 3 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục D. 3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục Câu 22: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)? A. tARN B. mARN C. Cả 3 loại ARN D. rARN Câu 23: : Mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêôtit: ... TAT GGG XAT GTA TAA ... (Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các bộ ba sau: Lle: AUA và AUU; His: XAU; Val: GUA; Pro: XXX) Trình tự axit amin trên chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen trên là: A. ... Lle - Pro - Val - Lle - His ... B. ... Pro - Lle - Val - Lle - His ... C. ... Lle - Pro - Val - His - Lle ... D. ... Pro - Lle - Val - His - Lle ... Câu 24: Khi các gen phân li độc lập và gen trội hoàn toàn thì phép lai AaBbCc x aaBBCc có thể tạo ra : A. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen B. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen C. 4 kiểu hình và 12 kiểu gen D. 4 kiểu hình và 8 kiểu gen Câu 25: hóa chất 5-BU làm biến đổi cặp nuclêôtit nào sau đây? A. A-T→ G-X B. T-A→ G-X C. G-X→ T-A D. G-X→ A-T Câu 26: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động? A. Khi trong tế bào không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ. C. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. D. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. Câu 27: Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế: A. Nhiều gen qui định nhiều tính trạng B. Một gen chi phối nhiều tính trạng C. Nhiều gen tương tác bổ sung D. Nhiều gen không alen chi phối một tính trạng Câu 28: Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế: A. Một gen chi phối nhiều tính trạng B. Nhiều gen không alen chi phối một tính trạng C. Nhiều gen qui định nhiều tính trạng D. Nhiều gen tương tác bổ sung II. TỰ LUẬN Câu 29:(2đ) Cho phép lai sau ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdEe c. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu gen giống bố và giống mẹ d. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu hình mẹ Trang 7/17 - Mã đề 156
  8. Câu 30: (1đ) Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả AB ab trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu ab ab gen và kiểu hình của đời con. ------ HẾT ------ Trang 8/17 - Mã đề 156
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 321 II. TRẮC NGHIỆM (7,0Đ) Câu 1: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là A. thể ba kép. B. thể tứ bội C. thể ba. D. thể bốn. Câu 2: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin(thành công), có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA. 2. AAAa. 3. AAaa. 4. Aaaa. 5. aaaa. A. 2, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 1, 2,4. Câu 3: Cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen A,a và B,b. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Một cơ thể tạo ra giao tử hoán vị Ab = aB = 20%, hỏi cơ thể này có tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu A. 40% B. 30% C. 60% D. 50% Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là A. mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại aa. B. một aa có thể được mã hoá đồng thời bởi nhiều bộ ba. C. các bộ ba có thể bị đột biến tạo thành các bộ ba mới. D. tất cả các sinh vật đều có chung bộ mã di truyền. Câu 5: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết 2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 3, 2, 4, 1 B. 2, 3, 4, 1. C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 1, 3, 4. Câu 6: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là A. nuclêôtit. B. polixôm. C. nuclêôxôm. D. sợi cơ bản. Câu 7: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit. B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit. C. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit. D. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit. Câu 8: Kiểu tác động mà mỗi gen trội hay lặn đều đóng góp như nhau đến sự biểu hiện tính trạng là A. tương tác cộng gộp B. tương tác bổ sung C. phân li độc lập D. gen đa hiệu Câu 9: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKLM bị đột biến thành nhiễm sắc Trang 9/17 - Mã đề 156
  10. thể có trình tự các gen là EFIHGKLM. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. đảo đoạn. Câu 10: Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp G – X bằng T – B. thay thế cặp A – T bằng G – X. C. thay thế cặp A – T bằng T – D. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. Câu 11: Cho cơ thể có kiểu gen Ab//aB hoán vị gen với tần số f = 25%. Xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử A. AB = ab = 75% ; Ab = aB = 25% B. AB = ab = 37,5% ; Ab = aB = 12,5% C. AB = ab = 12,5% ; Ab = aB = 37,5% D. AB = ab = 25% ; Ab = aB = 50% Câu 12: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây? A. Gen trên NST X B. Gen trội trên NST thường C. Gen trên NST Y D. Gen trong tế bào chất Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? A. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen. B. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Câu 14: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. Prôtêin B. ADN C. ARN D. ADN và ARN Câu 15: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như thế nào? A. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen B. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A C. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen D. Gen điều hoà (R)→ vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc. Câu 16: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, đảo đoạn. B. chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, lặp đoạn. D. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. Câu 17: . Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau: (1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã. (2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế. (3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế. (4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen. Những giải thích đúng là: A. (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (1), (2) và (3) Câu 18: Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là Trang 10/17 - Mã đề 156
  11. A. làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. B. liên kết gen tạo ra nhiều giao tử hoán vị. C. làm tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. D. tạo điều kiện cho các gen ở các nhiễm sắc thể khác nhau tổ hợp lại với nhau. Câu 19: Cơ thể có kiểu gen aaBbDdEE qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử A. 5 B. 8 C. 4 D. 6 Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, thực hiện phép lai AaBbCc x aaBbCc. Phép lai này tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình A. 18 kiểu gen, 8 kiểu hình B. 8 kiểu gen, 8 kiểu hình C. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình D. 12 kiểu gen, 6 kiểu hình Câu 21: Một trong những đặc điểm của thường biến là: A. Thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen. B. Thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình. C. Không thay đổi kiểu gen và kiểu hình. D. Thay đổi kiểu gen và kiểu hình. Câu 22: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”? A. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm. B. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. C. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm. D. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau. Câu 23: Một gen có đoạn mạch bổ sung có trình tự nuclêôtit là AGXTTAGX . Đoạn phân tử ARN nào sau đây được tổng hợp từ gen có đoạn mạch bổ sung trên. A. AGXTTAGXA B. AGXUUAGXA C. TXGAATXGT D. UXGAAUXGU Câu 24: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AAbb và AaBb B. AABB và AAbb C. aabb và AABB D. aaBb và Aabb Câu 25: Cho khoảng cách giữa các gen tren một nhiễm sắc thể như sau: AB = 2,5cM, AC = 12,5cM, BC = 15cM, AD = 10cM, BD = 12,5cM. Trật tự các gen trên nhiễm sắc thể là A. ABCD. B. BADC. C. ABDC. D. BCAD. Câu 26: . Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’ D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y Câu 27: Màu da của người di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp B. tương tác bổ sung Trang 11/17 - Mã đề 156
  12. C. Phân ly D. Phân ly độc lập Câu 28: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh. II. TỰ LUẬN (3,0đ) Câu 29:(2đ) Cho phép lai sau ♂ AaBbCcDdEe x ♀ AaBbccddEe a. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu gen giống bố và giống mẹ b. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu hình mẹ Câu 30: (1đ) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, xác định khả năng cặp vợ chồng trên sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu phần trăm? ------ HẾT ------ Trang 12/17 - Mã đề 156
  13. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 461 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của: A. mạch mã hoá B. mạch mã gốc C. tARN D. mARN Câu 2: Tính trạng màu da ở người di truyền theo cơ chế: A. Một gen chi phối nhiều tính trạng B. Nhiều gen không alen chi phối một tính trạng C. Nhiều gen qui định nhiều tính trạng D. Nhiều gen tương tác bổ sung Câu 3: Khi các gen phân li độc lập và gen trội hoàn toàn thì phép lai AaBbCc x aaBBCc có thể tạo ra : A. 4 kiểu hình và 12 kiểu gen B. 4 kiểu hình và 8 kiểu gen C. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen Câu 4: Thành phần hóa học chính của NST ở sinh vật nhân thực là gì? A. Lipit, prôtêin. B. ARN, prôtêin. C. ADN, prôtêin. D. Gluxit, prôtêin. Câu 5: Ở ruồi giấm gen A qui định tính trạng mắt đỏ, gen a qui định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1? A. Xa Y x XA XA B. XA Y x XA Xa C. XaY x XAXa D. XAY x XaXa Câu 6: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)? A. tARN B. rARN C. Cả 3 loại ARN D. mARN Câu 7: Khi cho câu có quả bí tròn tự thụ phấn, đời con thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 9 cây quả bí tròn: 7 cây quả bí dẹt. Biết các gen qui định tính trạng hình dạng quả bí nằm trên các NST thường khác nhau. Tính trạng hình dạng quả bí chịu sự chi phối của qui luật nào sau đây? A. Tương tác gen bổ sung B. Đa hiệu của gen C. Phân li độc lập D. Tương tác gen cộng gộp Câu 8: Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ lai F2: A. đều có kiểu hình khác bố mẹ. B. có sự phân li theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn C. đều có kiểu hình giống mẹ. D. có sự phân li theo tỷ lệ 1 trội : 1 lặn Câu 9: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T thì số liên kết hidra sẽ tăng hay giảm ? A. giảm 2 B. giảm 1 C. tăng 2 D. tăng 1 Câu 10: Mức phản ứng của 1 kiểu gen là: A. Tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. B. Sự biến đổi kiểu gen để thích nghi với sự biến đổi của môi trường. C. Tập hợp các kiểu hình của các kiểu gen tương ứng với cùng 1 điều kiện môi trường. D. Tập hợp các kiểu gen có khả năng phản ứng như nhau với cùng 1 điều kiện môi trường. Trang 13/17 - Mã đề 156
  14. Câu 11: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này gây hậu quả gì?: A. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể B. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. C. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. D. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng với khái niệm về kiểu hình? A. Kiểu hình khó thay đổi khi môi trường thay đổi B. Kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi C. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi D. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường Câu 13: Mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêôtit: ... TAT GGG XAT GTA TAA ... (Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các bộ ba sau: Lle: AUA và AUU; His: XAU; Val: GUA; Pro: XXX) Trình tự axit amin trên chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen trên là: A. ... Pro - Lle - Val - His - Lle ... B. ... Lle - Pro - Val - His - Lle ... C. ... Lle - Pro - Val - Lle - His ... D. ... Pro - Lle - Val - Lle - His ... Câu 14: Mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêôtit: ... TAT GGG XAT GTA TAA ... Trình tự nuclêôtit trên mARN được phiên mã từ gen trên là: A. ... AUA XXX XAU XAU AUU B. ... AUA XXX GUA XAU UAA C. ... AUA XXX GUA XAU AUU ... D. ... AUA XXX GUA GUA AUU ... Câu 15: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động? A. Khi trong tế bào không có lactôzơ. B. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. C. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. D. Khi trong tế bào có lactôzơ. Câu 16: hóa chất 5-BU làm biến đổi cặp nuclêôtit nào sau đây? A. A-T→ G-X B. G-X→ A-T C. T-A→ G-X D. G-X→ T-A Câu 17: Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về A. tế bào chất của tế bào sinh dục cái B. tế bào chất của tế bào sinh dục đực C. NST của tế bào sinh dục cái D. NST của tế bào sinh dục đực Câu 18: Người mắc hội chứng Claiphentơ có số NST trong nhân tế bào là A. 48. B. 46. C. 47. D. 45. Câu 19: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2 B. từ mạch mang mã gốc C. từ mạch có chiều 5’ → 3’ D. từ cả hai mạch đơn Câu 20: Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để A. có thể chọn được các tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. B. xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố giới tính lên sự biểu hiện kiểu hình. C. sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ dực, cái tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất. D. xác định được tính trạng trội hay tính trạng lặn. Câu 21: Sự tạo thành các đoạn Ôkazaki trong quá trình tái bản là do: Trang 14/17 - Mã đề 156
  15. A. Enzim ARN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. B. Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→ 5’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. C. Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’. D. Enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 5’→ 3’. Câu 22: Ở cà chua, alen A : thân cao, a : thân thấp, B : quả tròn, b : bầu dục. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa hai giống và chua thuần chủng : thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1tự thụ phấn thì các cây F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ: A. 9 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 3 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục B. 3 cao, tròn : 3 cao, bầu dục : 1 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục C. 1 cao, bầu dục : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn D. 3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục Câu 23: P: aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ KH con lai A-bbD-eeff chiếm: A. ¼. B. 1/8 C. 1/32 D. 3/32 Câu 24: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen? A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng B. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài C. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với nhau được D. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp Câu 25: Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là: A. Các bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau. B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều axitamin C. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá một loại axitamin Ab Câu 26: Kiểu gen aB khi giảm phân có xảy ra hoán vị với tần số 10%.Tỉ lệ sinh ra giao tử AB là A. 40% B. 10% C. 5% D. 20% Câu 27: Bản chất của quy luật phân li là: A. sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân. B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn. C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. D. tính trạng trội át chế tính trạng lặn. Câu 28: Hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng được gọi là A. tương tác bổ sung B. tương tác cộng gộp C. gen đa hiệu D. phân li độc lập II. TỰ LUẬN Câu 29:(2đ) Cho phép lai sau ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdEe e. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu gen giống bố và giống mẹ f. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có kiểu hình mẹ Câu 30: (1đ) Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả AB ab trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu ab ab gen và kiểu hình của đời con. Trang 15/17 - Mã đề 156
  16. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 BẢN DÙNG THỬ MÔN TIN HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: Câu 156 246 321 461 1 A A D D 2 A B B B 3 B B A A 4 C A A C 5 C C A C 6 C C D A 7 D C C A 8 A B A B 9 C A D B 10 A A B A 11 B D C B 12 A A D D 13 A A B B 14 C D C C 15 D B A A 16 C D C A 17 B D A A 18 C A A C 19 A D C B 20 A C A C 21 B C A C 22 D A D D 23 C C B D 24 C A C B 25 C A B D 26 B A C C 27 D D A A 28 C B A C Tự luận Câu hỏi Hướng dẫn chấm Câu 29:(2đ) Cho phép lai sau ♂ - Tỉ lệ xuất hiện có KG giống bố: ½ . ½ . ½ . ½ . AaBbCcDdEe x ♀ AaBbccddEe ½ = 1/32 a. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có - Tỉ lệ xuất hiện có KG giống mẹ: ½ . ½ . ½ . ½ kiểu gen giống bố và giống mẹ . ½ = 1/32 b. Hãy xác định tỉ lệ xuất hiện đời con có - Tỉ lệ xuất hiện có KH giống mẹ : 3/4. ¾. kiểu hình mẹ ½.1/2.3/4 = 27/256 Câu 30: (1đ) Ở người, bệnh máu khó đông do Đáp án: ¼ XHXh + ¼ XHY = ½ gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố Trang 16/17 - Mã đề 156
  17. mắc bệnh, xác định khả năng cặp vợ chồng trên sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu phần trăm? Trang 17/17 - Mã đề 156
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2