intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: Sinh học – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 601 Câu 1: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng vận hành. B. liên kết vào vùng khởi động. C. liên kết vào gen điều hòa. D. liên kết vào vùng mã hóa. Câu 2: Nếu bộ NST của loài 2n = 14, thì số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là A. 21. B. 13. C. 15. D. 28. Câu 3: Trong phân tử DNA có các loại liên kết nào sau đây: A. Liên kết hiđrô. B. Liên kết peptit và liên kết hiđrô. C. Liên kết hóa trị. D. Liên kết hiđrô và liên kết hóa trị. Câu 4: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. dịch mã. B. phiên mã. C. sau phiên mã. D. sau dịch mã. Câu 5: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? A. 30. B. 54. C. 46. D. 38. Câu 6: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại A. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit. B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc một vài cặp nucleotit. C. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit. D. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc một vài nucleotit. Câu 7: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UUG, UGA, UAG. B. UAG, UAA, UGA. C. UUG, UAA, UGA. D. UGU, UAA, UAG. Câu 8: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. ADN B. lipit C. ARN D. prôtêin Câu 9: Hãy sắp xếp theo trình tự đúng các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ? 1.ARN-polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc có chiều 3' - 5', 2.ARN - polimeraza bám vào vùng điều hòa làm tháo xoắn để lộ mạch gốc 3' - 5', 3.Các ribonu tự do của môi trường liên kết nhau theo nguyên tắc bổ sung với mạch gốc. 4.Gặp tín hiệu kết thúc thì phiên mã dừng lại, giải phóng mARN. A. 2→ 1 → 3 → 4. B. 1→ 3 → 2 → 4. C. 1→ 2 → 3 →4. D. 2 → 3 → 1 → 4. Câu 10: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ARN. Câu 11: Khi phân tử ADN tiến hành nhân đôi bình thường thì loại nuclêôtit nào sau đây tham gia liên kết bổ sung với nuclêôtit Timin? Trang 1/3 – Mã đề 601
  2. A. Ađênin. B. Xitôzin. C. Uraxin. D. Guanin. Câu 12: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua A. 1 lần nhân đôi. B. 2 lần nhân đôi. C. 3 lần nhân đôi. D. 4 lần nhân đôi. Câu 13: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen. C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN. Câu 14: : Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là A. 3600 B. 3599. C. 3899. D. 3601. Câu 15: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 16: Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m A. chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau. B. luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau. C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G + X) bằng nhau. D. luôn có chiều dài bằng nhau. Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. D. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 18: Căn cứ vào trình tự các nuclêôtit của một đoạn gen trước và sau đột biến như sau: Dạng đột biến đã xảy ra là A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. đảo vị trí một cặp nuclêôtit. Câu 19: Một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là? A. gen. B. codon. C. anticodon. D. mã di truyền. Câu 20: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây A. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A. B. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U. C. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G. D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T. Câu 21: Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin thuộc đặc điểm nào sau đây của mã di truyền? A. Tính phổ biến. B. Tính liên tục. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa. Câu 22: Mức xoắn của nhiễm sắc thể có đường kính 30nm là A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn. Câu 23: Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã? A. 5'UAG3'. B. 5'AAA3'. C. 5'AUG3'. D. 5'GGG3'. Câu 24: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E. coli xảy ra trong Trang 2/3 – Mã đề 601
  3. A. ti thể. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ribôxôm. Câu 25: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng nào sau đây? A. Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, dị đa bội. B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đa bội, lệch bội. D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển C. Mất đoạn, lặp đoạn, đa bội, lệch bội. đoạn. Câu 26: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của A. mạch mã gốc. B. mARN. C. mạch mã hoá. D. tARN. Câu 27: Trong mô hình cấu trúc của Opêron Lac ở E. coli, nơi enzim ARN pôlimeraza bám vào khởi động phiên mã là A. các gen cấu trúc (Z, Y, A).. B. gen điều hòa (R). C. vùng khởi động (P). D. vùng vận hành (O).. Câu 28: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động. B. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. C. prôtêin ức chế không được tổng hợp. D. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. Câu 29: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. Câu 30: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. ------------- HẾT ------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh :.......................................................................SBD:........................... Trang 3/3 – Mã đề 601
  4. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: Sinh học – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 01 trang) Mã đề: 601 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A A C D B C C B C A C A B B B B C D A A D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/A D C C B D B C D D A Trang 4/3 – Mã đề 601
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Nội dung Thời % TT Đơn vị kiến thức kiến thức Thời Thời Thời Thời gian tổng Số Số Số gian gian gian Số CH gian TN TL (phút) điểm CH CH CH (phút) (phút) (phút) (phút) 1. Gen, mã di truyền 4 3,0 1 1,0 5 4,0 1,67 2. Nhân đôi ADN, phiên 3 2,25 2 2,0 2 5,0 1 4,0 8 13,25 2,67 Cơ chế di mã, dịch mã 1 truyền biến 3. Điều hòa hoạt động gen 2 1,5 3 3,0 1 2,5 6 7,0 2,00 dị 4. Đột biến gen 2 1,5 1 1,0 3 7,5 6 10,0 2,00 5. NST, đột biến NST 1 0,75 2 2,0 2 8,0 5 10,75 1,67 Tổng 12 9,0 9 9,0 6 15 3 12,0 30 0 45,0 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 1. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Trang 5/3 – Mã đề 601
  6. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận TT Nhận Thông Vận kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao 1 1. Cơ chế Nhận biết: di truyền - Tái hiện được các loại đơn phân và các liên kết có trong ADN. biến dị - Tái hiện được khái niệm gen và mã di truyền. - Mô tả được 3 vùng trình tự nuclêôtit của gen cấu trúc theo hình 1.1. - Liệt kê được các đặc điểm của mã di truyền. (Câu 1) - Nhận ra được trình tự các nuclêôtit trong bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc trên mARN (côđon) vật trên mạch khuôn của gen (trilet). 1.1. Gen, - Nhận biết được chức năng của côđon mở đầu, côđon kết thúc mã di 4 1 0 0 trong quá trình dịch mã. truyền Thông hiểu: - Phân biệt được khái niệm “gen” và “vùng”. - Phân biệt được mã di truyền trên gen (triplet) và mã di truyền trên mARN (côđon). - Giải thích được các đặc điểm của mã di truyền. - Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được mã di truyền trên gen (triplet) khi biết mã di truyền trên mARN (côđon) và ngược lại. 1.2. Nhân Nhận biết: 3 2 2 1 đôi ADN, - Tái hiện lại được vị trí, thời điểm diễn ra quá trình nhân đôi phiên mã, ADN, phiên mã và dịch mã. dịch mã - Nhận ra được các đơn phân và các liên kết có trong ARN, Trang 6/3 – Mã đề 601
  7. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận TT Nhận Thông Vận kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao prôtêin. - Kể tên và nhận ra được chức năng của các loại ARN. - Nhận ra được các yếu tố tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã (enzim, nguyên liệu, bào quan,...) và nhận ra được vai trò của từng yếu tố. - Tái hiện lại được những diễn biến chính của cơ chế nhân đôi ADN (ở tế bào nhân sơ), phiên mã và dịch mã. Thông hiểu: - Sắp xếp được các sự kiện diễn ra trong cơ chế nhân đôi ADN (ở tế bào nhân sơ), phiên mã và dịch mã theo trình tự đúng. (Câu 13) - Giải thích được nguyên tắc bán bảo tồn và nửa gián đoạn của quá trình nhân đôi ADN. - Giải thích được vì sao 2 phân tử ADN được tạo ra có trình tự nuclêôtit giống nhau và giống phân tử ADN mẹ. - Phát hiện được mối liên quan giữa các cơ chế: nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. - Phát hiện được sự giống và khác nhau giữa các cơ chế: nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. - Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được trình tự axit amin khi biết trình tự côđon trên mARN hoặc trình tự triplet trên gen. 1.3. Điều Nhận biết: 2 3 1 0 Trang 7/3 – Mã đề 601
  8. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận TT Nhận Thông Vận kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao - Tái hiện được khái niệm và nhận ra được ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen. - Liệt kê được các cấp độ của quá trình điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. - Nhận ra được các thành phần cấu tạo của opêron Lac và chức năng của từng thành phần. - Tái hiện được vai trò của gen điều hòa trong điều hòa hoạt động gen. - Tái hiện được các sự kiện chính trong cơ chế điều hoà hoạt hòa hoạt động của opêron Lac theo mô hình Mônô và Jacôp. động gen Thông hiểu: - Hiểu được cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac để phân biệt được hoạt động của các thành phần cấu trúc opêron Lac khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. - Sắp xếp được các sự kiện diễn ra trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli theo đúng thứ tự. - Phân biệt được các sự kiện diễn ra trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli trong điều kiện môi trường có lactôzơ và trong điều kiện môi trường không có lactôzơ. 1.4. Đột Nhận biết: 2 1 3 0 biến gen - Tái hiện được khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột Trang 8/3 – Mã đề 601
  9. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận TT Nhận Thông Vận kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao biến; nhận ra được đặc điểm, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. - Nhận ra được các dạng đột biến điểm, các nhóm nguyên nhân gây đột biến gen và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Tái hiện được ví dụ về các dạng đột biến (gây ra bởi tác nhân bazơ hiếm G*, 5BU, tia UV). Thông hiểu: - Xác định được sự ảnh hưởng của các dạng đột biến điểm (thay, thêm, mất 1 cặp nuclêôtit) đến cấu trúc gen và chuỗi pôlipeptit. - Xác định được sự thay đổi giá trị thích nghi của gen đột biến tuỳ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen. - Xác định được sự phụ thuộc của tần số đột biến gen vào tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen. - Phân biệt được các dạng đột biến gen thông qua hậu quả của chúng. Vận dụng: - Giải thích được nguyên nhân, cơ chế của các dạng đột biến gen. - Giải thích được vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. - Xác định được sự thay đổi của các axit amin khi gen bị đột biến ở bộ ba cụ thể thông qua ví dụ. - Giải được các bài tập về đột biến gen ở mức đơn giản. Trang 9/3 – Mã đề 601
  10. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận TT Nhận Thông Vận kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao 1.5. NST, Nhận biết: 1 2 0 2 đột biến - Tái hiện được cấu trúc hiển vi và cấu trúc siêu hiển vi của NST. NST - Nhận ra được các khái niệm: Bộ NST, bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội, cặp NST tương đồng, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST. - Liệt kê được tên và nhận ra được các dạng trong đột biến cấu trúc, đột biến số lượng NST. - Nhận ra được nguyên nhân, cơ chế chung của đột biến NST. - Nhận ra được các ví dụ về các bệnh do đột biến NST gây ra - Nhận ra được hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến NST. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của sự thay đổi hình thái NST trong quá trình phân bào. - Xác định được các dạng đột biến cấu trúc NST dựa vào hậu quả của chúng. - Xác định được ảnh hưởng của các dạng đột biến cấu trúc NST đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các gen trong NST. - Phân biệt được: đột biến lệch bội với đột biến tự đa bội; đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội. - Xác định được số lượng NST có trong tế bào của: thể lệch bội, thể một, thể ba, thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn, thể dị đa bội và phân biệt được các dạng thể đột biến số lượng NST dựa vào số Trang 10/3 – Mã đề 601
  11. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Vận TT Nhận Thông Vận kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá dụng biết hiểu dụng cao lượng NST trong tế bào của chúng. - Giải thích được cơ chế phát sinh: thể lệch bội (thể một, thể ba), thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn, thể dị đa bội. - Giải thích được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến NST. Vận dụng cao: - Tìm được số NST, số thể đột biến về số lượng và cấu trúc NST. - Giải được các bài tập liên quan đến đột biến NST. Tổng 12 9 6 3 Trang 11/3 – Mã đề 601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2