intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc (Đề A)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc (Đề A)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc (Đề A)

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN:GDCD – KHỐI LỚP: 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề có 18 câu) Họ tên : ...................................................................... Lớp : .............. Mã đề A Điểm Lời phê của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Câu 1. Các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là: A. bạo lực gia đình. B. bạo lực học đường. C. bạo lực cộng đồng. D. bạo lực xã hội. Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường là: A. đánh đập, chửi bới con cái thậm tệ. B. đối xử không công bằng giữa các con. C. xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. D. tư tưởng trọng nam khinh nữ của cha mẹ. Câu 3. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Giận bạn vì bạn không cho mình chép bài kiểm tra. B. Quay mặt đi khi người khác đang nói chuyện. C. Ghen ghét, đố kị khi bạn học giỏi hơn mình. D. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác. Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Đánh bạn trong lớp chỉ vì hiểu lầm. B. Lăng mạ bạn vì không chơi với mình. C. Động viên, an ủi khi bạn gặp chuyện buồn. D. Nói xấu bạn khi bạn không chép bài cho. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường? A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiếu an toàn. D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật. Câu 6. Để phòng tránh bạo lực học đường, mỗi học sinh cần phải làm gì? A. Sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn, xích mích trong trường. B. Đua đòi tham gia những trò chơi mang tính bạo lực và tệ nạn xã hội. C. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trong nhà trường. D. Có lối sống lành mạnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội. Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. Câu 8. Quản lí tiền là: A. biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả. B. dùng tiền để mua đồ hiệu xa xỉ. C. tiêu hết số tiền mà mình đang có. D. hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu. Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen nào sau đây? A. Chi tiêu hợp lý. B. Hoang phí. C. Hà tiện. D. Không tiết kiệm. Câu 10. Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em sẽ: A. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí. B. Mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được. C. Giữ thật kĩ, không để mất đi đồng nào. D. Luôn hỏi người khác trước khi sử dụng. Trang 1/2 - Mã đề A
  2. Câu 11. Nhận vật nào dưới đây quản lí và chi tiêu hợp lí? A. Anh P dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá. B. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để gửi tiết kiệm. C. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch. D. Chị M có thói quen mua quần áo mặc dù mặc không hết. Câu 12. Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Làm đồ thủ công để bán. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế taxi. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. Câu 13. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm? A. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lý với nhu cầu của bản thân. B. Vung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian. C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết. D. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức. Câu 14. Nội dung nào sau đây thể hiện ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả? A. Giúp bản thân tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. B. Bị động khi thực hiện các dự định tương lai. C. Túng thiếu khi gặp trường hợp bất trắc xảy ra. D. Không có điều kiện giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Câu 15. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm? A. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000d, A chỉ ăn hết 10.000d và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm. B. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn. C. Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước. D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 (1 điểm). Em hãy nêu 4 biểu hiện của bạo lực học đường. Câu 2 (2 điểm). Thế nào là quản lý tiền? Nêu một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả? Câu 3 (2 điểm). Biết tin Đ bị S bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học. a. Em hãy nhận xét về hành vi của Đ, T trong tình huống trên? b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T? BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Trang 2/2 - Mã đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2