intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM THI GIỮA KÌII – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN GD KTPL 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 002 I. TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Câu 1: Anh C và chị V yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh C và chị V A. thuyết phục hai bên gia đình đồng ý. B. bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. thách thức sự cấm đoán của hai gia đình. Câu 2: Hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là khái niệm của A. pháp luật. B. Quốc hội. C. pháp quyền. D. Hiến pháp. Câu 3: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về trẻ em? A. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. B. Trẻ em được làm những gì theo sở thích của mình. C. Chỉ bố mẹ của trẻ mới được phép xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng trẻ em. D. Trẻ em không được tham gia vào các vấn đề về trẻ em nếu không được người lớn cho phép. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính thuyết phục. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật? A. Có chứa quy phạm pháp luật. B. Là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra. C. Do cơ quan nhà nước, ngùi có thẩm quyền ban hành. D. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định. Câu 6: Theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, hỗ trợ gạo cho học sinh người dân tộc thiểu số thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì? A. Chính trị. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Kinh tế Câu 7: Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người A. mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. C. mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. D. mọi công dân phải sống và làm việc theo Hiến pháp. Câu 8: Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, văn bản pháp luật nào có giá trị pháp lý cao nhất? A. Hiến pháp. B. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân. C. Luật nhà nước. D. Luật tổ chức Quốc hội. Câu 9: Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 10: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Người dân xã X, kế toán M và ông K. B. Chủ tịch và ông K. C. Người dân xã X và ông K. D. Chủ tịch và người dân xã X. Trang 1/2 - Mã đề 002
  2. Câu 11: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa A. quy phạm pháp luật. B. chế định pháp luật. C. văn bản pháp luật. D. hệ thống pháp luật. Câu 12: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Việc công dân đủ điều kiện hập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự là góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 13: Tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật. Là hình thức thực hiện pháp luật A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 14: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính dân chủ. D. Tính công khai. Câu 15: Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì? A. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mọi công dân phải thực hiện theo Hiến pháp. C. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. D. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, và vùng trời. Câu 16: Hiến pháp năm 2013 khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước A. tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. tự do, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 17: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện, nên không thể tham gia bầu cử được. Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông T tố trưởng phụ trách tổ bầu cử nơi ông K đăng kí bầu cử đã chỉ đạo công C mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ. Ông T, ông C và vợ ông K đã vi phạm nguyên tắc bầu cử. Vậy Ông T, ông C và vợ ông K đã vi phạm trên lĩnh vực gì? A. Kinh tế B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội. Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm của Hiến pháp Việt Nam? A. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài, ổn định. B. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. C. Hiến pháp là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác. D. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp. Câu 19: Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A? A. Tính quyền lực. B. Tính bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 20: Điều 43, Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có nghĩa vụ A. bảo vệ tài sản công. B. bảo vệ môi trường. C. giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn. D. tôn trọng thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 21: Tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm. Là hình thức thực hiện pháp luật A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. II: TỰ LUẬN ( 3 điểm) Theo em, những người tham gia giao thông đã làm gì để tuân thủ Luật Giao thông đường bộ? Việc xử phạt người vi phạm Luật Giao thông có ý nghĩa gì? Trang 2/2 - Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2