intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2023- 2024 Môn : KHTN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 60 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I/ Trắc nghiệm: (5đ): Khoanh tròn cho câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi. C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi. D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn. Câu 2. Loài nào dưới đây không phải nguyên sinh vật? A. Trùng đế giày B. Plasmosodium C. Entamoeba D. E.coli Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nấm là sinh vật nhân sơ, đơn bào. C. Nấm thuộc giới Thực vật. B. Nấm là sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng. D. Nấm thuộc giới Động vật. Câu 4. Để sản xuất bánh mì, bia, rượu, người ta sử dụng loại nấm nào? A. Nấm sò B. Nấm mỡ C. Nấm men. D. Nấm mốc. Câu 5. Loài nào sau đây sinh sản bằng bào tử? A. Lông culi B. Vạn tuế C. Thông D.Pơmu. Câu 6: Đặc điểm của ngành Rêu là: A. Sinh sản bằng hạt, có hoa và quả. B. Sinh sản bằng bào tử, có hoa quà quả. C. Có rễ thật, thân lá có hệ mạch dẫn phát triển. D. Có rễ giả, thân lá chưa có hệ mạch dẫn. Câu 7: Vai trò của thực vật trong tự nhiên: A. Làm tăng hàm lượng khí CO2 , giảm hiệu ứng nhà kính. B. Làm tăng hàm lượng khí CO2 , tăng hiệu ứng nhà kính. C. Làm giảm hàm lượng khí CO2 , giảm hiệu ứng nhà kính. D. Làm giảm hàm lượng khí CO2 , tăng hiệu ứng nhà kính. Câu 8: Vai trò của thực vật đối với động vật: A. Cung cấp lâm sản B. Cung cấp nơi ở, thức ăn. C. Làm cảnh D. Làm dược liệu Câu 9: Biểu hiện rét run, sốt, đổ mồ hôi là của bệnh nào? A. Kiết lị B. Viêm da C. Hắc lào D. Sốt rét Câu 10: Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, người ta chia nấm thành: A. Nấm đảm, nấm túi, nấm tiếp hợp. B. Nấm đảm, nấm độc, nấm không độc. C. Nấm độc, nấm không độc. D. Nấm tiếp hợp, nấm độc.
  2. Câu 11: Khi ta nén một lò xo nằm ngang, lúc này lực đàn hồi của lò xo có phương và chiều như thế nào? A. Phương nằm ngang, chiều hường về phía hai đầu của lò xo. B. Phương nằm ngang, chiều hường về phía trung tâm của lò xo. C. Phương thẳng đứng, chiều hường về phía hai đầu của lò xo. D. Phương thẳng đứng, chiều hường về phía trung tâm của lò xo. Câu 12: Tại sao khi đẩy một thùng hàng trên nền nhà lại dễ hơn khi đẩy thùng hàng trên nền cát? A. Vì lực ma sát của thùng hàng với nền nhà nhỏ hơn lực ma sát giữa thùng hàng với nền cát. B. Vì lực ma sát của thùng hàng với nền nhà lớn hơn lực ma sát giữa thùng hàng với nền cát. C. Trọng lượng của thùng hàng khi đặt trên nền nhà nhỏ hơn trên nền cát. D. Trọng lượng của thùng hàng khi đặt trên nền nhà nhỏ hơn trên nền cát. Câu 13: Lực ma sát nghỉ xuất hiên trong trường hợp nào sau đây? A. Em đẩy một cái bàn nhưng nó không di chuyển. B. Lúc em đang chạy thể dục. C. Khi giáo viên viết phấn trên bảng. D. Khi ta bầm vào đầu bút bi. Câu 14: Để cho một cái ổ khóa cũ có thể hoạt động trơn tru, người ta thường làm gì? A. Lau ô khóa. B. Tra dầu vào ổ khóa. C. Đánh bóng ổ khóa. D. Thả ổ khóa vào nước. Câu 15: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Gió thổi làm thuyền buồm di chuyển. B. Hai nam châm hút nhau. C. Hai người chơi cầu lông. D. Em bé đi xe đạp. Câu 16: Điều đầu tiên cần lưu ý khi sử dụng lực kế là gì? A. Điều chỉnh lực kế về giá trị 0. B. Đặt mắt vuông góc tại giá trị đo được. C. Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế. D. Một lưu ý khác. Câu 17: Trọng lượng là: A. Khối lượng của vật. B. Độ lớn của lực hút của các thiên thể tác dụng vào vật. C. Độ lớn lượng chất cấu thành vật. D. Lực hút của các thiên thể tác dụng vào vật. Câu 18: Dụng cụ nào dùng để đo lực? A. Cân B. Lực kế C. Tốc kế D. Nhiệt kế Câu 19: Loại lực nào khiến hệ mặt trời lại xoay xung siêu hố đen Sagittarius A* (tâm dãy ngân hà)? A. Lực cản của nước. B. Lực ma sát. C. Lực đàn hồi. D. Lực hấp dẫn. Câu 20: Lực đàn hồi được ứng dụng cho dồ dùng nào dưới đây? A. Móc phơi quần áo B. Tivi C. Cầu trượt D. Bút bi bấm II.Tự luận: (5đ) Câu 1.(0,5đ) So sánh nấm độc và nấm ăn được? Câu 2.(1,0đ) Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét? Câu 3. (1,0đ) Phân chia các cây sau đây vào các nhóm thực vật dựa theo đặc điểm của cơ thể: rau bợ, ớt, thông, dương xỉ, rêu, vạn tuế, khoai tây. Câu 4. (1 điểm)Giải thích tại sao bộ đồ của các phi hành gia mặc khi đi trên mặt trăng rất nặng(khoảng 50kg) nhưng họ vẫn đi lại dễ dàng trên đó? Câu 5. (1,5 điểm)Vì sao khi trời mưa thì mặt đường lại trơn trượt? Cho 2 ví dụ về lực ma sát trượt. HẾT Họ và tên học sinh:……………………………………………., Số Báo danh:…….., Phòng thi:……..
  3. Người duyệt đề Người ra đề (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên); Nguyễn Đức Ân Lê Thanh Đông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2