intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 25) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị % Nhận Thông Vận Vận kĩ năng1 điểm biết hiểu dụng dụng cao Đọc hiểu Đoạn ngữ liệu 1 trong SGK Số câu 4 1 1 0 6 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 Viết Bài văn NLXH 2 Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (Thời gian: 90 phút) MỨC CHỦ ĐỀ MÔ TẢ ĐỘ Văn học Nhận - Biết phương thức biểu đạt chính, ngôi kể được sử dụng trong Đọc hiểu biết: đoạn trích. văn bản - Chỉ ra được chi tiết/ hình ảnh/ từ ngữ… của đoạn trích. (Ngữ liệu: ngoài sách - Hiểu được nội dung/ ý nghĩa của câu văn/ đoạn văn giáo khoa Thông - Hiểu được tác dụng của nghệ thuật được sử dụng trong câu Ngữ văn hiểu: văn/ đoạn văn 9, độ dài không quá - Rút ra thông điệp/ bài học cho bản thân từ nội dung đoạn hai trăm Vận trích. chữ) dụng: -Vận dụng vào đời sống với thái độ, hành động đúng. Tiếng Nhận - Nhận biết thành phần biệt lập. Việt biết: - Gọi tên và chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn. - Lời dẫn trực tiếp Thông - Chỉ ra được công dụng của BPTT. - BPTT hiểu Vận - Viết câu/đoạn văn theo chủ đề có sử dụng thành phần biệt dụng: lập, các phép liên kết câu và liên kết đoạn. Nhận biết: - Xác định được kiểu bài; bố cục 3 phần. Tập Thông - Lập luận theo trình tự hợp lí làm văn hiểu: - Biết chọn lọc luận điểm, dẫn chứng. - Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để nêu quan Viết bài điểm, tư tưởng của mình về vấn đề nghị luận. văn NLXH Vận - Vận dụng các phương pháp lập luận; kĩ năng dùng từ, viết dụng: câu để trình bày luận điểm. - Có sáng tạo trong diễn đạt, văn viết có cảm xúc. - Đoạn văn rõ ràng, bài văn logic và hấp dẫn.
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc phần trích sau: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng… Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay qua hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. (Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, SGK Ngữ văn 9 tập Hai, trang 117 ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Câu 2 (0.5 điểm) Phần trích sử dụng ngôi kể nào? Câu 3. (1.0 điểm) Gọi tên và chỉ ra một thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn: Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Câu 4. (1.0 điểm) Tìm các phép liên kết hình thức ở các câu văn sau: Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Câu 5. (1.0 điểm) Phần trích dùng rất nhiều những câu văn ngắn. Cách viết như vậy có tác dụng gì trong việc tái hiện cảnh phá bom? Câu 6. (1.0 điểm) Thông điệp nào ý nghĩa nhất đối với em được gợi ra từ phần trích? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Một nhà bác học đã từng nói: Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc. Câu nói trên gợi cho em suy nghĩ gì?
  4. ỦY BAN NHÂN DÂN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II THÀNH PHỐ HỘI AN NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU Môn: NGỮ VĂN 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 Tự sự 0.5 2 Ngôi thứ nhất 0.5 3 Thành phần tình thái: chắc 1.0 4 - Phép lặp: hoặc là, nóng 1.0 5 HS nêu được 2 trong các ý sau: 1.0 - Tái hiện không khí chiến trường ác liệt, nguy hiểm. - Tái hiện hành động khẩn trương, gấp rút của nhân vật trong một lần phá bom. - Tái hiện tâm trạng căng thẳng đến tột độ của nhân vật. 6 Học sinh nêu được một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm phù hợp với 1.0 nội dung thể hiện trong phần trích; trình bày thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu. Gợi ý: - Cần có lòng biết ơn những thế hệ cha anh đi trước. - Cần có lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống… - Mức 1: HS trả lời hợp lí, thuyết phục; diễn đạt đoạn văn gọn, rõ. 1.0 - Mức 2: HS trả tương đối hợp lí, nhưng diễn đạt chưa rõ ràng. 0.5 - Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời không liên quan đến vấn đề đặt ra 0.0 ở câu hỏi / HS bỏ giấy trắng. PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Tiếu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp các phương pháp lập luận hợp lí. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0.5 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau theo một trình tự hợp lí. Phần kết bài: thể hiện được tư tưởng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
  5. b. Xác định đúng đối tượng nghị luận: Học vấn không có quê hương nhưng người 0.5 có học vấn phải có Tổ quốc. c. Triển khai bài viết : Vận dụng tốt các phương pháp lập luận để làm bài. Học sinh 3.0 có thể viết linh hoạt, sau đây là một số gợi ý chính: * Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về vấn đề cần nghị luận. 0.5 * Thân bài: Giải thích vấn đề: 2.0 - Học vấn không có quê hương là gì? Nghĩa là tri thức, thành tựu khoa học.... là của chung nhân loại, con người có thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó 0.5 là của quốc gia nào. - Nhưng người học phải có tổ quốc là gì? Nghĩa là người có học, có tri thức đều có một quê hương nhất định nên họ phải biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình. → Như vậy, câu nói trên khẳng định: mỗi con người đều có thể học tập và tiếp thu tri thức của nhân loại ở bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng họ phải luôn có hình ảnh của Tổ quốc, biết yêu và dùng học vấn cống hiến cho Tổ quốc. Bàn luận: - Tại sao con người có thể học tập và tiếp thu tri thức mà không cần phân biệt nguồn gốc của tri thức đó? Vì tri thức là của chung nhân loại. Mỗi chúng ta có thể học tập ở bất cứ nơi nào. - Tại sao người học vấn phải có Tổ quốc ở trong lòng? + Tổ quốc là một phần máu thịt của con người, Tổ quốc đã bao bọc, che chở cho mỗi con người. Bởi vậy, việc học tập, việc có tri thức sẽ giúp cho mỗi người phải biết cống hiến choquê hương, cho đất nước. + Cống hiến cho đất nước cũng chính là một cách thể hiện lòng yêu nước của mỗi cá nhân. + Sự cống hiến của mỗi cá nhân cho đất nước sẽ giúp xây dựng đất nước ngày càng đi lên giàu mạnh, đặc biệt với những nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Phản đề và mở rộng: - Phê phán những hiện tượng có tri thức, có học vấn, nhưng trong lòng không có Tổ quốc. - Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý cần có ở tất cả mọi người, bất cứ ai cũng phải có ý thức giữ gìn, cống hiến và xây dựng đất nước. Bài học nhận thức và hành động: - Câu nói trên đã để lại cho mỗi người bài học về tình yêu Tổ quốc. Dù cho có tiếp thu tri thức ở bất cứ nơi đâu thì trong lòng cũng cần có Tổ quốc, biết yêu và cống hiến cho đất nước. - Trong thời đại đất nước hội nhập, nền kinh tế phát triển, thế hệ thanh niên hiện nay cần tích cực trau dồi đạo đức và tri thức, tích cực học tập và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từ đó sẽ cống hiến trí tuệ, công sức cho Tổ quốc. + Sự cống hiến của thế hệ trẻ chính là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của đất nước, nhất là với các nước đang phát triển. * Kết bài: khái quát chung về vấn đề cần nghị luận. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết dùng các yếu tố miêu tả khi làm bài. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2