intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 132

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

32
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 132 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 132

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 ­ 2018 ĐĂK NÔNG MÔN THI: HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ Thời gian làm bài: 50 phút;  (40 câu trắc nghiệm)   Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52;  Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Trong thực tế người ta dùng chất nào sau đây để tráng gương? A. anđehit fomic. B. Glucozơ. C. anđehit axetic. D. metyl fomat. Câu 2: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản  ứng trùng ngưng? A. poliacrilonitrin. B. polistiren. C. poli(metyl metacrylat). D. poli(etylen terephtalat). Câu 3: Khi tiến hành đun nóng hỗn hợp fomanđehit và lượng dư phenol có chất xúc tác axit, người ta  thu được nhựa A. PVC B. novolac. C. rezol. D. rezit. Câu 4: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 5: Phản ứng tổng hợp Glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:  6CO2  + 6H2O + 673kcal → C6H12O6   +   6O2 Khối lượng Glucozơ sản sinh được của 100 lá xanh trong thời gian 3 giờ là (biết trong thời gian ấy   100 lá hấp thụ  một năng lượng là 84,125 kcal nhưng chỉ  có 20% năng l ượng được sử  dụng vào phản  ứng tổng hợp glucozơ) A. 112,5 gam B. 9,3 gam C. 4,5 gam D. 22,5gam Câu 6: Điện  phân  đến  hết  0,1  mol  Cu(NO3)2  trong  dung  dịch  với  điện  cực  trơ,  thì  sau  điện  phân  khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam? A. 6,4 gam. B. 1,6 gam. C. 8,0 gam D. 18,8 gam. Câu 7:  Cho X là hexapeptit  Ala­Gly­Ala­val­gly­val và Y là tetrapeptit Gly­Ala­Gly­ Glu. Thủy  phân  hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y thu đuợc 4 amino axit, trong đó có 30g glyxin và 28,48g alanin. Giá trị  của m là A. 87,4. B. 73,4. C. 83,2. D. 77,6. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm ­CHO. B. Thuỷ phân xenlulozơ thu được glucozơ. C. Thuỷ phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ. D. Cả xenlulozơ và tinh bột  đều có phản ứng tráng bạc. Câu 9: Trieste X mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức Y, Z, T (M Y 
  2. A. 81,2 B. 55,2 C. 66,4. D. 84,8 Câu 10: Nguyên tử Cu có Z = 29. Cấu hình e của Cu là A. [Ar ] 3d10 4s1. B. [Ar ] 3d9 4s2. C. [Ar ] 4s23d9. D. [Ar ] 4s13d10. Câu 11: Chất nào sau đây là amin? A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. NH3. D. NaCl. Câu 12: Một loại mỡ chứa 40% triolein, 20% tripanmitin và 40% tristearin về khối lượng. Xà phòng hóa  hoàn toàn m kg mỡ trên thu được 184 gam glixerol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1739. B. 1,742. C. 1,739. D. 1,742. Câu 13: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4? A. Sủi bọt không màu và có kết tủa màu xanh B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh Câu 14: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt được các dung dịch: glucozơ, etanol và lòng  trắng trứng ? A. Cu(OH)2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HNO3. D. dung dịch AgNO3. Câu 15: Từ alanin và glyxin có thể tạo ra tối đa bao nhiêu đipeptit? A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử. Câu 17: Chất không có phản ứng màu biure là A. Chất béo. B. Protein. C. Gly­Ala­Gly D. Ala­Gly­Gly Câu 18: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột B. Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh, đem đun nóng thấy mất màu, để nguội lại  xuất hiện màu xanh C. Cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng thấy xuất hiện màu vàng, còn  cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thì không thấy có hiện tượng gì D. Nhỏ dung dịch iot vào một lát chuối xanh thấy màu miếng chuối chuyển từ trắng sang xanh nhưng  nếu nhỏ vào lát chuối chín thì không có hiện tượng gì Câu 19: Amino axit X chứa một nhóm ­NH2 và một nhóm –COOH trong phân tử. Y là este của X với  ancol đơn chức, MY= 89. Công thức của X, Y lần lượt là A. NH2CH2COOH, NH2CH2COOC2H5. B. NH2CH2COOH,NH2CH2COOCH3. C. NH2[CH2]2COOH,NH2[CH2]2COOC2H5. D. NH2[CH2]2COOH, NH2[CH2]2COOCH3. Câu 20: Hợp chất X lưỡng tính có công thức phân tử  là C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH  thì thu được etylamin. Công thức cấu tạo của X là A. HCOONH2(CH3)2 B. C2H5COONH4 C. CH3COONH3CH3 D. HCOONH3C2H5 Câu 21: Polime được tạo thành từ phản ứng đồng trùng hợp là A. thuỷ tinh hữu cơ. B. nilon­6. C. nilon­6,6. D. caosu buna­S. Câu 22: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon­6,6. Có bao nhiêu tơ  thuộc loại tơ poliamit? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ? A. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói ; vậy đấy sét nhào nước là chất dẻo. B. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặn thành tượng ; vậy đó là một chất dẻo. C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt ; vậy đó không phải là chất dẻo.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 132
  3. D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định ; ở các điều kiện khác, chất  dẻo có thể không dẻo. Câu 24: Công thức phân tử của este tạo bởi axit no đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở  là A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2nO2 (n ≥ 1). C. CnH2n­2O2 (n ≥ 3). D. CnH2n­2O2 (n ≥ 4). Câu 25: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là A. este. B. axit cacboxylic. C. α­aminoaxit. D. β­aminoaxit. Câu 26: Đun nóng 1 mol este CH3COOC6H5 với một lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản  ứng xảy   ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 1,5. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 27: Este C6H12O2 có số liên kết π trong phân tử là A. 2. B. 1. C. 0. D. 3. Câu 28: Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin? A. CH3–CH(NH2)–COOH B. H2N­CH2­COOH C. H2N–CH2­CH2–COOH D. HOOC­CH2CH(NH2)COOH Câu 29: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại? A. Vonfam. B. Đồng C. Sắt D. Crom Câu 30: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 g am glyxin cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH   1M. Giá trị của V là A. 100. B. 200. C. 150. D. 50. Câu 31: Hòa tan 14,4 gam Fe vào dung dịch HNO 3 thì thu được dung dịch X, khí NO (sản phẩm khử duy   nhất) và 3,2 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? A. 24,2 gam. B. 18 gam. C. 48,4 gam. D. 36 gam Câu 32: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO 4 có thể dùng kim loại nào  làm chất khử? A. K. B. Ca. C. Zn. D. Ag Câu 33: Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z ở dạng dung dịch được ghi lại như sau            Chất X Y Z Thuốc thử Quỳ tím Hóa xanh Không đổi màu Không đổi màu Nước brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không có kết tủa Chất X, Y, Z lần lượt là A. Glyxin, Anilin, Axit glutamic. B. Anilin, Glyxin, Metylamin. C. Axit glutamic, Metylamin, Anilin. D. Metylamin, Anilin, Glyxin. Câu 34: Chất béo là trieste của A. glixerol với axit béo. B. ancol với axit béo. C. glixerol với axit vô cơ. D. glixerol với axit hữu cơ. Câu 35: Hợp chất X có công thức C3H7O2N. X tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung  dịch nước brom. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH2=CH­COONH4 B. CH3­CH(NH2)­COOH C. NH2­CH2­CH2­COOH D. C2H5COONH4 Câu 36: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Điện phân nóng chảy Al2O3 (c)  Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 132
  4. (e) Nhiệt phân AgNO3  Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 37: Este nào sau đây có mùi chuối chín? A. Etyl butirat.           B. Isoamyl axetat.  C. Etyl fomat. D. Geranyl axetat. Câu 38: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Câu 39: Hỗn hợp E gồm chất X (C 3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa  chức, chất Y là muối của một axit vô cơ  và một amin. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH   dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá   trị của m là A. 2,40. B. 2,54. C. 3,46. D. 2,26. Câu 40: Phát biểu không đúng là A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit. B. Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc  ­amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein. C. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc  ­amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết  peptit. D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2