intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 134

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

78
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi học kì. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 của trường THPT Phú Bình Mã đề 134.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 134

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2017 ­ 2018  TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN SINH HỌC ­ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:.............................................................. ...SBD:....................... Mã đề thi 134 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 là ở tim là: A. Lưỡng cư, thú. B. Cá xương, chim, thú. C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú. D. Lưỡng cư, bò sát, chim. Câu 2: Tại sao dạ dày động vật ăn tạp chưa HCl và enzim pepsin có tác dụng phân hủy prôtêin nhưng lại   không tiêu hóa chính nó? A. Nhờ các lớp cơ săn,chắc của dạ dày B. Nhờ niêm mạc dạ dày có lớp chất nhày mucin,giúp ngăn cách lớp tế bào dạ dày với HCl và enzim C. Nhờ dạ dày có loại enzim đặc biệt,có vai trò trung hòa các enzim biến đổi prôtêin D. Do dạ dày không chứa enzim phân hủy prôtêin Câu 3: Khí khổng mở khi: A. Tế bào no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng. B. Tế bào mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng. C. Tế bào no nước, thành mỏng hết căng nước và thành dày duỗi thẳng. D. Tế bào mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng. Câu 4: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. B. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. C. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. D. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. Câu 5: Trật tự lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim:                1. Bó his                                                  2. Mạng Puôckin                3. Nút nhĩ thất                                         4. Nút xoang nhĩ A. 2­> 3 ­>4 ­>1 B. 1­> 2­> 3­> 4 C. 3 ­>1 ­>2 ­>4 D. 4 ­>3 ­>1­>2 Câu 6: Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể là: A. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí. B. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. C. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn. D. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua. Câu 7: Trung khu điều hoà huyết áp nằm ở: A. bán cầu não trái B. bán cầu não phải C. vùng dưới dồi D. hành tủy Câu 8: Thực chất của tế bào lông hút là do tế bào nào của rễ đã phát triển  thành A. Tế bào vỏ B. Tế bào mạch rây C. Tế bào mạch gỗ D. Tế bào biểu bì Câu 9: Huyết áp cao nhất trong...........và máu chảy chậm nhất trong..... A. Các tĩnh mạch........các động mạch B. Các động mạch........các tĩnh mạch C. Các động mạch..........các mao mạch D. Các tĩnh mạch...........cá động mạch Câu 10: Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở A. Dạ tổ ong. B. Dạ múi khế C. Dạ cỏ. D. Dạ lá sách. Câu 11: Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2 C. ATP, NADPH. D. ATP, NADP+và O2                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 134
  2. Câu 12: Khi nồng độ glucôzơ trong máu tăng gan sẽ điều hòa bằng cách nào? A. Tạo glucôzơ từ các axit amin. B. Tạo glucôzơ từ glixerol và axit lactic. C. Chuyển glicogen dự trữ thành glucôzơ. D. Biến đổi thành glicogen để dự trữ trong gan và cơ. Câu 13: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư? A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn. D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. Câu 14:  N N → NH = NH → NH2 – NH2 → 2NH3 . Đây là sơ đồ thu gọn của quá trình nào? A. Đồng hóa NH3 trong cây. B. Cố định nitơ trong cây. C. Cố định nitơ trong khí quyển. D. Đồng hóa NH3 trong khí quyển. Câu 15: Cho các thông tin sau: 1. Gây độc hại đối với cây. 2. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. 3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết. 4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Bao nhiêu đáp án đúng về hậu quả của việc bón phân quá mức cần thiết cho cây. A. 3 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 16: Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng? A. Tăng diện tích lá làm cây sản sinh ra một số enzim xúc tác làm tăng cường độ quang hợp của cây, do  vậy tăng năng suất cây trồng. B. Tăng diện tích lá làm tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng. C. Ở một số loài cây, lá là cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người. D. Diện tích lá được tăng lên sẽ sinh ra hoocmôn kích thích cây sinh trưởng làm tăng năng suất cây  trồng. Câu 17: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là: A. Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản. B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào. C. Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào. D. Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp  tục được tiêu hoá nội bào. Câu 18: Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào? A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM. B. Chỉ ở nhóm thực vật C3. C. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. D. Ở nhóm thực vật  C4 và CAM. Câu 19: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, số lượng ATP được tạo ra nhiều nhất ở giai đoạn. A. đường phân B. từ axit pyruvic đến axetyl coenzim A C. chu trình Crep D. chuỗi hô hấp vận chuyển êlêctrôn Câu 20: Chọn đáp án để hoàn thành câu sau đây: Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp…………. ; từ điểm bão hòa trở  đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp……………………. A. Tăng dần/giảm dần B. Tăng dần/tăng dần C. Giảm dần/tăng dần D. Giảm dần/giảm dần Câu 21: Động lực chính để dòng mạch gỗ di chuyển từ dưới lên trên ở cây thân bụi thấp là? A. Lực liên kết giữa các phân tử nước và phân tử nước với thành mạch gỗ                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 134
  3. B. Áp suất rễ C. Chênh lệch áp suất thẩm thấu. D. Lực hút của hoát hơi nước II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn?  Câu 2: (1,0 điểm)  Thế nào là tính tự động của tim? Vì sao tim có tính tự động?  ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 134
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2