SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN SINH HỌC - KHỐI 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
Họ, tên thí sinh:.......................................................SBD:.........................<br />
<br />
Mã đề thi 786<br />
<br />
I. Trắc nghiệm: (7,0 điểm)<br />
Câu 1: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen?<br />
A. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với nhau được<br />
B. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp<br />
C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng<br />
D. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài<br />
Câu 2: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?<br />
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.<br />
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.<br />
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.<br />
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 3: Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều<br />
cao cây. cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất<br />
có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F2 là bao nhiêu?<br />
A. 1/16<br />
B. 1/4<br />
C. 1/64<br />
D. 1/32<br />
Câu 4: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới<br />
A. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.<br />
B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.<br />
C. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể<br />
D. một số cặp nhiễm sắc thể.<br />
Câu 5: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm<br />
A. Xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.<br />
B. Thể dị hợp không thay đổi.<br />
C. Xuất hiện các thể đồng hợp.<br />
D. Sức sống của sinh vật có giảm sút.<br />
Câu 6: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt<br />
trội bố mẹ gọi là<br />
A. ưu thế lai.<br />
B. bất thụ.<br />
C. siêu trội.<br />
D. thoái hóa giống.<br />
Câu 7: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền<br />
A. độc lập với giới tính. B. theo dòng mẹ.<br />
C. thẳng theo bố.<br />
D. chéo giới.<br />
Câu 8: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a . trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số<br />
của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân<br />
bằng có dạng:<br />
A. p 2aa + 2pqAa + q2AA = 1<br />
B. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1<br />
2<br />
2<br />
C. q AA + 2pqAa + q aa = 1<br />
D. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1<br />
Câu 9: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch<br />
1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao<br />
nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.<br />
II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.<br />
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.<br />
IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không<br />
xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P:<br />
AB<br />
AB<br />
Dd <br />
Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính<br />
ab<br />
ab<br />
Trang 1/2 - Mã đề thi 786<br />
<br />
trạng trên chiếm tỉ lệ 15,5625%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ<br />
A. 49,5%.<br />
B. 48,0468%.<br />
C. 46,6875%.<br />
D. 44,25%.<br />
Câu 11: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là<br />
A. Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn<br />
B. Mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau<br />
C. Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn<br />
D. Các gen không có hoà lẫn vào nhau<br />
Câu 12: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?<br />
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.<br />
B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
C. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.<br />
D. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.<br />
Câu 13: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là<br />
A. đảo đoạn.<br />
B. mất đoạn.<br />
C. chuyển đoạn.<br />
D. lặp đoạn.<br />
Câu 14: Nhân tố không làm thay đổi tần số alen trong quần thể ngẫu phối là<br />
A. Di nhập gen.<br />
B. Đột biến.<br />
C. Chọn lọc tự nhiên.<br />
D. Giao phối ngẫu nhiên.<br />
Câu 15: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai,<br />
bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?<br />
A. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được<br />
mêlanin làm lông đen.<br />
B. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.<br />
C. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân<br />
D. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả<br />
năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.<br />
Câu 16: Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều,Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng<br />
cách nào?<br />
A. Lai phân tích<br />
B. Lai nghịch<br />
C. Lai thuận<br />
D. Cho tự thụ<br />
Câu 17: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên<br />
A. vốn gen của quần thể.<br />
B. kiểu hình của quần thể.<br />
C. thành phần kiểu gen của quần thể<br />
D. kiểu gen của quần thể.<br />
Câu 18: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:<br />
A. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)<br />
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
D. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)<br />
Câu 19: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,49AA : 0,42Aa :<br />
0,09aa. Tần số tương đối của các alen A và a là<br />
A. A = 0,2, a = 0,8.<br />
B. A = 0,6, a = 0,4.<br />
C. = 0,4, a = 0,6.<br />
D. A = 0,7, a = 0,3.<br />
Câu 20: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là<br />
A. gen trội.<br />
B. gen lặn.<br />
C. gen đa alen.<br />
D. gen đa hiệu.<br />
Câu 21: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?<br />
A. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.<br />
B. Từ mạch có chiều 5’ → 3’<br />
C. Từ cả 2 mạch đơn<br />
D. Từ mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’ .<br />
II. Tự luận: (3,0 điểm )<br />
Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:<br />
♀AaBbCcDdEe x ♂AaBbccDdee<br />
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết:<br />
a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? (2 điểm)<br />
b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? (1 điểm)<br />
----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 786<br />
<br />