intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK2 Sinh 11 cơ bản ( 2010 – 2011) trường THPT Nguyễn Du (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 11 cơ bản năm 2010 – 2011 của trường THPT Nguyễn Du mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK2 Sinh 11 cơ bản ( 2010 – 2011) trường THPT Nguyễn Du (Kèm Đ.án)

  1. onthionline.net SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Nguyễn Du MÔN: SINH 11-CƠ BẢN. Thời gian làm bài: 45 phút; A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, quá trình truyền xung trên sợi trục và truyền tin qua xi náp. - Sinh sản ở thực vật và động vật - Sinh trưởng, phát triển ở thực vật và động vật. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện HS: Kĩ năng xử lí thông tin, giải quyết vấn đề và kĩ năng vận dụng lí thuyết để làm bài tập. 3.Thái độ: - Giáo dục HS tính trung thực trong kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL chủ đề Trình bày Trình Giải thích - Phân - Giải Phân biệt - Nguyên sự phân bày qúa trình tích cơ thích sự tập tính nhân gay bố ion được: Cơ truyền tin chế: Lan phân bố của ĐV ra điện thế trong điện chế hình qua xinap truyền ion thế nghỉ thành xung TK trong Chủ đề 1: điện thế điện thế Cảm ứng ở hoạt nghỉ và động vật động lan truyền xung TK trên sợi TK Số câu: 8 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu 2 câu 1 câu 1 câu Số điểm: 75 6,25 đ 12,5 đ 12,5 đ 18,75 đ 12,5 đ 18,75 đ 6,25 đ Tỉ lệ: 30% 8,33% 16,67% 16,67% 25% 16,67% 25% 8,33% Chủ đề 2: Nêu được So sánh Sinh trưởng tên: được: và phát triển Hoocmon Sinh ở thực vật sinh trưởng trưởng ở sơ cấp TV. Các và thứ loại mô cấp phân sinh. Phát triển ở thực vật có hoa Số câu: 10 6 câu 2 câu Số điểm:75 37,5 đ 12,5 đ Tỉ lệ: 30% 49,99% 16,67% Chủ đề 3: Nêu được: Ưu điểm Nhận So sánh: Phân biệt mã đề 234
  2. onthionline.net Sinh trưởng Khái niệm và nhược biết biến Biến thái đẻ con ở và phát triển về biến điểm của thái và hoàn toàn thú và đẻ ở ĐV; Sinh thái. Khái sinh sản giải và biến con ở cá , sản ở động niệm về hữu tính thích thái bò sát vật phát triển ảnh không ở ĐV. Ảnh hưởng hoàn toàn hưởng của của nhân tố nhân tố bên trong bên đến ST và ngoài PT ở ĐV đến ST và PT ở ĐV Số câu: 8 4 câu 1 câu 2 câu 1 câu 1 câu Số điểm: 100 25 đ 31,25 đ 12,5 đ 31,25 đ 12,5 đ Tỉ lệ: 40 % 25% 31,25% 12,5% 31,25% 16,67% Tổng số câu: 11 câu 2 câu 6 câu 2 câu 2 câu 2 câu 1 câu 26 68,75 đ 34,75 đ 37,5 đ 50 đ 12,5 đ 31,25 đ 6,25 đ Tổng số điểm: 250 Tỉ lệ: 100 % 27,5 % 13,9 % 15 % 20 % 5% 12,5 % 2,5 % B. ĐỀ KIỂM TRA: SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Nguyễn Du MÔN: SINH 11-CƠ BẢN. Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 234 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Câu 1. Sự phân bố các ion ở điện thế nghỉ là: A. Ở trong màng tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+có nồng độ cao hơn so với bên ngoài B. Ở trong màng tế bào, K+ và Na+có nồng độ cao hơn so với bên ngoài C. Ở trong màng tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài D. Ở trong màng tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài Câu 2. Điện thế nghỉ là: A. Sự phân cực của tế bào , ngoài mang điện tích âm, trong mang điện tích dương B. Điện thế lúc tế bào ở trạng thái nghỉ, trong và ngoài màng tế bào đều tích điện âm C. Điện thế màng tế bào ở trạng thái phân cực, mang điện tích trái dấu D. Điện thế lúc tế bào ở trạng thái nghỉ, ngoài màng mang điện tích dương, trong màng mang điện tích âm Câu 3. Nguyên nhân gây ra điện thế hoạt động của noron: A. Do sự lan truyền hưng phấn của xung thần kinh B. Do sự khử cực, đảo cực rồi tái phân cực của tế bào thần kinh C. Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng noron dẫn đến trao đổi ion Na+ và K+ qua màng D. Do tác nhân kích thích noron quá mạnh Câu 4. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin so với sợi không có bao mielin là: A. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, chậm và ít tốn năng lượng B. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng C. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, nhanh và ít tốn năng lượng D. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng Câu 5. Xung thần kinh là: A. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động mã đề 234
  3. onthionline.net B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động C. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế họat động D. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ và điện thế hoạt động Câu 6. Thế nào là sinh trưởng ở thực vật? A. Là sự tăng kích thước cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. B. Là sự tăng về khối lượng tế bào C. Là sự tăng về kích thước tế bào D. Là sự tăng về khối lượng và sự phân hóa tế bào Câu 7. Mô phân sinh là gì? A. Tập hợp các tế bào non ở đỉnh thân và đỉnh rễ B. Tập hợp các tế bào tạo thành mô có thể phân hóa thành các bộ phận khác nhau của cây C. Là nhóm tế bào chưa phân hóa , duy trì được khả năng nguyên phân. D. Là nhóm tế bào đã phân hóa, có khả năng nguyên phân. Câu 8. Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của (1)….. , làm cho cây(2)….. (1) và (2) lần lượt là: A. Rễ; lớn lên và cao lên B. Thân; to chiều ngang C. Thân và rễ; cao lên D. Bó mạch gỗ; cao và lớn Câu 9. Ở động vật, sự phát triển gồm 2 giai đoạn nào? A. Giai đoạn sinh sản và giai đoạn mất khả năng sinh sản B. Giai đoạn thụ tinh và giai đoạn phôi C. Giai đoạn phôi và giai đọa hậu phôi D. Giai đoạn phôi nang và giai đoạn phôi vị Câu 10. Các loài nào sau đây phát triển theo kiểu biến thái không hoàn toàn? A. Bướm, châu chấu B. Bướm, ruồi, châu chấu C. Ve sầu, tôm, cua D. Ve sầu, châu chấu, tôm, cua Câu 11. Phát triển ở động vật là: A. Sự biến đổi hình thái của các tế bào B. Sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lí của các tế bào , mô, cơ quan và cơ thể từ hợp tử thành cơ thể trưởng thành. C. Là sự gia tăng về khối lượng cơ thể D. Sự gia tăng về kích thước cơ thể Câu 12. Thế nào là sinh sản vô tính? A. Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới hình thành từ cơ thể gốc B. Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái C. Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới hình thành từ bào tử D. Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới hình thành từ các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ Câu 13. Thế nào là sinh sản sinh dưỡng ? A. Là hình thành cơ thể mới từ một phần cơ thể mẹ B. Là sự hình thành cơ thể mới từ một phần cơ thể mẹ(rễ, thân, lá,…) C. Là sự nuôi cấy mô do con người thực hiện D. Là sự giâm, chiết, ghép các loại cây có giá trị kinh tế Câu 14. Giâm cành và chiết cành được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực nào? A. Trong sản xuất nông nghiệp B. Trong nghề làm vườn, nhất là trồng cây cảnh C. Trong trồng cây lưu niên D. Trong lâm nghiệp, nhất là phủ kín đồi trọc Câu 15. Thế nào là sinh sản hữu tính? A. Là hình thức sinh sản của các sinh vật giao phối B. Là hình thức sinh sản của các sinh vật sống quần tụ(bầy đàn) C. Là hình thức sinh sản có sự hình thành giao tử đực và giao tử cái D. Là hình thức sinh sản có sự hình thành và hợp nhất các yếu tố di truyền của giao tử đực và giao tử cái Câu 16. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: A. Sự hợp nhất bộ NST của giao tử đực với giao tử cái B. Sự giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái C. Sự hình thành hợp tử D. Sự kết hợp tế bào chất của trứng với tinh trùng Câu 17. Thế nào là động vật lưỡng tính? A. Là động vật có khả năng tự thụ tinh(không thụ tinh chéo) B. Là động vật có hình thức thụ tinh chéo(không tự thụ tinh) mã đề 234
  4. onthionline.net C. Là động vật mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái D. Là động vật có hình thức thụ tinh ngoài Câu 18. Thế nào là thụ tinh trong? A. Là hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật B. Là hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục vận chuyển tinh dịch C. Là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. D. Động vật đẻ trứng và xuất tinh trùng vào môi trường nước và các giao tử gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên Câu 19. Biện pháp nào sau đây không dùng để điều khiển giới tính của động vật? A. Nuôi cấy phôi B. Sử dụng hoocmon C. Tách tinh trùng D. Chiếu tia tử ngoại, thay đổi chế độ ăn Câu 20. Cơ chế tác dụng của biện pháp dùng bao cao su để tránh thai là: A. Tránh tinh trùng gặp trứng bằng cách tính ngày rụng trứng B. Ngăn tinh trùng không lọt được vào cơ quan sinh dục nữ để gặp trứng C. Làm tăng nồng độ của Progesteron và Ơstrogen trong máu làm trứng không chín và rụng,… D. Kích thích niêm mạc tử cung gây phản ứng chống lại sự làm tổ của hợp tử ở tử cung. II. PHẦN TỰ LUẬN : 5đ Câu 1: (3 điểm) Trình bày cơ chế hình thành điện thế hoạt động ?Trong lúc nơ ron đang nghỉ ngơi, nếu dùng một vi điện cực kích thích vào bao mielin của sợ trục hoặc vào một điểm nào đó trên sợi trục không có bao mielin thì xung thần kinh sẽ lan truyền như thế nào? Vì sao? Câu 2: (2 điểm) Nêu ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính? Phân biệt hiện tượng đẻ con ở một số loài bò sát, cá với hiện tượng đẻ con ở thú (trừ thú bậc thấp) ? …………………………………………….hết ………………………………………………… SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 Trường THPT Nguyễn Du MÔN: SINH 11-CƠ BẢN. Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 234 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mã đề thi 234 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án C D C C B A C C C D B B B B D A C C A B Mã đề thi 516 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án D C B B C A C B C D B C D C B A A C B C II. PHẦN TỰ LUẬN : 5đ Câu 1 : - Khi bị kích thích, màng TB trở nên tăng tính thấm với ion Na+ ( cổng Na+ mở) do đó, Na+ từ ngoài màng TB vào trong TB gây mất phân cực và đảo cực ( bên trong màng TB trở nên tích điện dương).(1 đ) - Tính thấm của màng Tb với Na+ chỉ duy trì trong một thời gian ngắn rồi giảm xuống. Sau đó, cổng K+ mở rộng hơn còn cổng Na+ đóng lại -> K+ đi từ trong TB ra ngoài dẫn đến tái phân cực. (1 đ) - Với sợi trục có bao mielin: Khi bị kích thích vào bao mielin sẽ không xuất hiện xung thần kinh vì bao mielin có tính cách điện nên không có khả năng hưng phấn (0,5đ) - Với sợi trục không bao mielin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo hai hướng vì nơ ron đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản (0,5đ) Câu 2 : mã đề 234
  5. onthionline.net - ¦u ®iÓm cña sinh s¶n h÷u tÝnh (0,75 đ) +T¹o ra c¸c c¬ thÓ míi rÊt ®a d¹ng vÒ c¸c ®Æc ®iÓm di truyÒn v× vËy ®éng vËt cã thÓ thÝch nghi vµ ph¸t triÓn trong ®iÒu kiÖn sèng thay ®æi. -Nh­îc ®iÓm: Kh«ng cã lîi trong tr­êng hîp mËt ®é quÇn thÓ thÊp. (0,25 đ) - HS phân biệt được đẻ con ở một số loài bò sát, cá với hiện tượng đẻ con ở thú (1 đ) + Đẻ con ở cá, bò sát là hiện tượng trứng thụ tinh nhưng giữ lại trong ống dẫn trứng, phôi phát triển nhờ noãn hoàn của trứng; Còn ở thú phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai. mã đề 234
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2