Trường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp 6 ….. Họ và tên: …………………………….. Điểm: KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017-2018 Môn: SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút Lời phê của giáo viên: ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - Thời gian làm bài 15 phút) Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng ở các câu sau: Câu 1: Lỗ khí có chủ yếu ở bộ phận nào của lá? A. Lớp biểu bì mặt trên của lá. C. Lớp tế bào thịt lá mặt dưới. B. Lớp biểu bì mặt dưới của lá. D. Lớp tế bào thịt lá mặt trên Câu 2: Yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp xảy ra? A. Khí ôxi. B. Khí cacbonic. C.Ánh sáng. D. Nhiệt độ. Câu 3: Ở thực vật phần lớn phận nào của cây chế tạo ra chất hữu cơ? A. Rễ . B. Lá. C. Thân. D. Hoa. Câu 4: Trong các bộ phận sau đây, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp? A. Lỗ khí. B. Gân lá. C. Diệp lục. D. Biểu bì. Câu 5: Khi cây quang hợp thì A. hút khí ôxi, nhả khí cacbonic. B. hút khí ôxi, nhả hơi nước. C. hút khí cacbonic, nhả hơi nước. D. hút khí cacbonic, nhả khí ôxi. Câu 6: Lá có gân song song gặp ở A. lá lúa. B. lá ổi. C. lá mít. D. lá dừa. Câu 7: Lá cây mồng tơi là loại A. lá đơn, có gân hình mạng, mọc cách. B. lá đơn, có gân song song, mọc đối. C. lá kép, có gân song song, mọc cách . D. lá kép, có gân hình mạng, mọc cách. Câu 8: Kiểu lá mọc vòng có ở A. cây mồng tơi. B. cây dây quỳnh. C. cây ổi. D. cây hoa hồng. Câu 9: Cây gừng sinh sản bằng A. thân rễ. B. thân bò C. lá . D. rễ củ. Câu 10: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào có khả năng sinh sản bằng thân bò? A. Cây khoai lang, cây cải, cây gừng. B. Cây rau lang, cây rau nhút, cây rau đắng. C. Cây mì, cây cam, cây hành. D. Cây rau má, cây rau muống, cây cỏ chỉ. Câu11: Hoa gồm các bộ phận chính là: A. lá đài, tràng , nhị và nhụy. C. cuống hoa, đế hoa, lá đài. B. đế hoa, cánh hoa và nhị. D. cuống hoa, cánh hoa, nhụy. Câu 12: Bộ phận quan trọng nhất của hoa là: A. tràng hoa và nhụy. C. nhị và nhụy. B. tràng hoa và nhị. D. đài hoa và nhụy. Trường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp 6 ….. KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017-2018 Môn: SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút Điểm: Lời phê của giáo viên: ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm - Thời gian làm bài 15 phút) Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng ở các câu sau: Câu 1: Chức năng chế tạo chất hữu cơ thực hiện do lớp tế bào nào của phiến lá? A. Lớp tế bào biểu bì mặt trên. C. Lớp tế bào thịt lá mặt dưới. B. Lớp tế bào thịt lá mặt trên. D. Lớp tế bào biểu bì mặt dưới. Câu 2: Trong quá trình chế tạo tinh bột lá nhả ra A. cacbônic. B. ôxi. C. ni tơ. D. tinh bột. Câu 3: Khi không có ánh sáng, lá cây lấy khí A. nước. B. ôxi. C. cacbônic. D. ni tơ. Câu 4: Điều kiện cần thiết để cây chế tạo tinh bột là: A. khí ôxi. B. khí cacbônic. C. nước. D. ánh sáng. Câu 5: Lá cây cần khí nào trong các khí sau để chế tạo tinh bột? A. Khí ôxi. B. Khí cacbônic. C. Khí ni-tơ. D. Khí ôxi, khícacbônic Câu 6: Trong các nhóm lá sau đây, nhóm lá nào có gân song song? A. Lá tre, lá lúa, lá mía. C. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi. B. Lá ổi, lá cải, lá mận. D. Lá lúa, lá mồng tơi, lá mướp. Câu 7: Từng đôi lá xếp so le với nhau trên thân cành là kiểu lá A. mọc cách. B. mọc vòng. C. mọc đối. D. mọc song song. Câu 8: Phân biệt lá đơn, lá kép dựa vào dấu hiệu nào? A. Sự phân nhánh của cuống chính . C. Dạng gân trên phiến lá. B. Số lượng lá trên mỗi mấu thân. D. Thời điểm rụng của cuống và phiến Câu 9: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng: A. Sinh sản sinh dưỡng từ hoa, quả, hạt. B. Sinh sản sinh dưỡng từ lá, hoa, quả. C. Sinh sản sinh dưỡng từ rễ, thân, lá. D. sinh sản bằng mô. Câu 10: Cây nào sau đây trồng bằng cành chiết? A. Cây dừa . B. Cây mì . C. Cây mía . D. Cây mận. Câu 11: Bộ phận của hoa làm nhiệm vụ sinh sản là: A. Đài và tràng. B. Đài và nhị. C. Nhị và nhụy. D. Nhị và bao hoa. Câu 12: Hạt phấn nằm ở bộ phận nào của hoa? A. Bầu nhụy. B. Bao phấn. C. Vòi nhụy. D. Nhị hoa. ĐỀ KIỂM TRA SINH 6 HỌC KÌ I (2017 – 2018) II. TỰ LUẬN: (7điểm – thời gian làm bài 30 phút) Câu 1: (2đ) Thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá. Câu 2: (2đ) a/ Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? b/ Tại sao việc trồng cây cần chú ý đến mật độ? Câu 3: (1,5 đ) Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Cho 2 ví dụ cây giâm cành. Câu 4: (1,5đ) Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Cho 2 ví dụ hoa lưỡng tính. .............................................................................................................................................. KIỂM TRA SINH 6 HỌC KÌ I (2017 – 2018) ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm ĐỀ 1 1 B 2 C 3 B 4 C 5 D 6 A, D 7 A 8 B 9 A 10 B, D 11 A 12 C ĐỀ 2 1C 2 B 3 B 4 D 5 B 6 A 7 C 8 A, D 9 C 10 D 11 C 12 A ĐÁP ÁN: II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2đ) -Thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá. + Mô tả thí nghiệm: ( 0,75đ) Lấy 2 chậu trồng cây A và B. Ngắt hết lá cây chậu A, chậu B giữ nguyên lá. Dùng 2 túi nilông trong suốt bọc kín 2 cây. + Kết quả: (0,75đ) Sau 1 giờ, ta thấy túi ở chậu A vẫn trong suốt còn thành túi ở chậu B thì mờ đi do có hơi nước đọng trên thành túi. + Kết luận: (0,5đ) Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra môi trường bằng sự thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. Câu 2: (2đ) a/ Ban đêm cây không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp được thực hiện, cây sẽ lấy khí ôxi của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều khí cacbonic. Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí ôxi và có rất nhiều khí cacbônic nên người ta ngủ dễ bị ngạt có thể chết (1đ) b/ Việc trồng cây cần chú ý mật độ, vì + Cây cần ánh sáng để quang hợp + Nếu trồng quá dày cây thiếu ánh sáng, năng suất thấp. (1đ) Câu 3: (1,5đ) - Phân biệt giâm cành và chiết cành (1đ) Giâm cành: Cành bén rễ sau khi cắm xuống đất ẩm . Chiết cành: Cành ra rễ ngay trên cây rồi mới trồng xuống đất ẩm. - 2 ví dụ (0,5đ) Câu 4: (1,5đ) Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính (1đ) Ví dụ (0,5đ)