SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN<br />
<br />
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2017 – 2018<br />
MÔN: CÔNG NGHỆ 10<br />
Thời gian làm bài: 45 phút;<br />
(20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận)<br />
Mã đề thi 134<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:........................................................................................................Lớp: ........................<br />
I. TRẮC NGHỆM: (6đ)<br />
Câu 1: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều<br />
A. Chất hữu cơ.<br />
B. Bazo.<br />
C. NaCl, Na2SO4.<br />
D. H2SO4.<br />
Câu 2: Tầng sinh phèn là tầng đất có chứa nhiều<br />
A. H2SO4.<br />
B. Cation canxi.<br />
C. FeS2.<br />
D. Cation natri.<br />
Câu 3: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng<br />
A. đẩy Na+ ra khỏi keo đất.<br />
B. đẩy Na+ và H+ ra khỏi keo đất.<br />
C. đẩy H+, Na+, Al3+ ra khỏi keo đất.<br />
D. đẩy Al3+ ra khỏi keo đất.<br />
Câu 4: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:<br />
A. thí nghiệm sản xuất quảng cáo.<br />
B. thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.<br />
C. thí nghiệm so sánh giống.<br />
D. không cần thí nghiệm.<br />
Câu 5: Lớp ion bất động là:<br />
A. lớp ion nằm ngòai cùng.<br />
B. lớp ion nằm kề lớp ion quyết định điện và<br />
mang điện tích trái dấu với nó.<br />
C. lớp ion âm hoặc dương.<br />
D. lớp ion nằm kề nhân keo.<br />
Câu 6: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.<br />
A. đặc điểm hình thái.<br />
B. đặc điểm sinh lí.<br />
C. phương thức sinh sản.<br />
D. phương thức dinh dưỡng.<br />
Câu 7: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ,<br />
thân, lá là những tế bào của:<br />
A. tế bào của mô phân sinh.<br />
B. tế bào phôi sinh.<br />
C. tế bào chuyên hóa.<br />
D. tế bào mô mềm.<br />
Câu 8: Chọn câu đúng:<br />
A. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng kiềm.<br />
B. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua.<br />
C. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua.<br />
D. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính.<br />
Câu 9: Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do:<br />
A. kết quả hoạt động sx của con người.<br />
B. con người bón phân.<br />
C. con người chăm sóc.<br />
D. con người cày sâu.<br />
Câu 10: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?<br />
A. Đất thiếu dinh dưỡng.<br />
B. Đất chua.<br />
C. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.<br />
D. Đất thừa dinh dưỡng.<br />
Câu 11: Quy trình công nghệ bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?<br />
A. Chọn vật liệu nuôi cấy => tạo rễ => tạo chồi => khử trùng => cấy vào MT thích ứng => trồng<br />
cây trong vườn ươm.<br />
Trang 1/2 - Mã đề thi 134<br />
<br />
B. Chọn vật liệu => tạo chồi => khử trùng => tạo rễ => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong<br />
vườn ươm.<br />
C. Chọn vật liệu => tạo chồi => tạo rễ => khử trùng => Cấy vào môi trường thích ứng => trồng cây<br />
trong vườn ươm.<br />
D. Chọn vật liệu nuôi cấy => khử trùng => tạo chồi => tạo rễ => cấy vào MT thích ứng => trồng<br />
cây trong vườn ươm.<br />
Câu 12: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện<br />
thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?<br />
A. Sản xuất quảng cáo. B. So sánh giống.<br />
C. Nuôi cấy mô.<br />
D. Kiểm tra kỹ thuật.<br />
Câu 13: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là:<br />
A. có trị số nhân giống thấp.<br />
B. cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.<br />
C. các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.<br />
D. phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.<br />
Câu 14: Trong cấu tạo keo đất ta chú ý đến lớp ion .................... vì lớp ion này có khả năng trao đổi<br />
được với các ion ngoài dung dịch đất.<br />
A. lớp ion khuếch tán.<br />
B. lớp ion bất động.<br />
C. lớp ion bù.<br />
D. lớp ion quyết định điện.<br />
Câu 15: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì<br />
quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?<br />
A. Thụ phấn chéo<br />
B. Phục tráng<br />
C. Tự thụ phấn<br />
D. Duy trì<br />
Câu 16: Sau khi sử dụng phân hóa học cần chú ý điểm gì?<br />
A. Phân đạm, kali chủ yếu dùng bón thúc là chính.<br />
B. Phải bón vôi.<br />
C. Phải ủ trước khi bón.<br />
D. Ít nguyên tố khoáng.<br />
Câu 17: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu?<br />
A. Azogin.<br />
B. Nitragin.<br />
C. Photphobacterin.<br />
D. Phân lân hữu cơ vi sinh.<br />
Câu 18: Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi?<br />
A. H+ trong dung dịch đất.<br />
B. H+ và Al3+ trong keo đất.<br />
C. Al3+ trong dung dịch đất.<br />
D. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.<br />
Câu 19: Cách sử dụng phân vi sinh vật là gì?<br />
A. Dùng bón lót.<br />
B. Phun lên lá và thân.<br />
C. Dùng bón thúc.<br />
D. Tẩm vào hạt hoặc rễ.<br />
Câu 20: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, phân cắt đỉnh sinh trưởng<br />
của vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ thuộc khâu nào?<br />
A. Tạo rễ.<br />
B. Chọn vật liệu nuôi cấy.<br />
C. Tạo chồi.<br />
D. Khử trùng.<br />
II. TỰ LUẬN (4đ)<br />
Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm, kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ. (3đ)<br />
Câu 2: Nêu các nguồn phát sinh sâu bệnh hại. (1đ)<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 134<br />
<br />