Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
lượt xem 2
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
- SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: CÔNG NGHỆ 11 Thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1. Điền các cụm từ còn thiếu vào chỗ có dấu …… : “ Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng những …nhằm …, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi”. A. công nghệ hiện đại - giảm giời gian chăn nuôi B. công nghệ hiện đại - nâng cao năng suất C. kinh nghiệm chăn nuôi - giảm sức lao động D. thành tựu kĩ thuật - tăng số lượng [] Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi? A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người. B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt. D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người. [] Câu 3. Tác dụng của các loại cảm biến trong chăn nuôi là A. theo dõi các chỉ số của vật nuôi, môi trường. B. theo dõi được thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của vật nuôi C. phát hiện bệnh dịch và chữa các loại bệnh đơn giản D. điều chỉnh các yếu tố môi trường khi phát hiện có sự chênh lệch lớn. [] Câu 4. Nuôi gà có thể cung cấp cho con người những gì? A. Cung cấp trứng và thịt. B. Cung cấp sức kéo. C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ da. D. Cung cấp nguyên liệu cho ngành y học. [] Câu 5. Đâu là nhóm vật nuôi phân loại theo mục đích sử dụng? A. Vật nuôi trên cạn, vật nuôi dưới nước. B. Vật nuôi ngoại nhập, vật nuôi bản địa. C. Vật nuôi đẻ con, vật nuôi đẻ trứng. D. Vật nuôi lấy thịt, vật nuôi lấy trứng. [] Câu 6. Dựa vào phân loại theo nguồn gốc thì các vật nuôi sau: bò Red Sindhi, dê Beetal, lợn Yorkshire, vịt Anh Đào,… được gọi là A. vật nuôi ngoại nhập. B. Vật nuôi bản địa. C. vật nuôi lai tạo. D. vật nuôi cải tiến. [] Câu 7. Bò được gọi là gia súc nhai lại là thuộc kiểu phân loại nào dưới đây?
- A. Phân loại theo vùng miền. B. Phân loại theo nguồn gốc. C. Phân loại theo mục đích sử dụng. D. Phân loại theo đặc tính sinh vật học. [] Câu 8. Những tiêu chí cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi là: A. ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng và phát dục, khả năng sản xuất. B. ngoại hình, trọng lượng, khả năng sinh trưởng và phát dục, khả năng sản xuất. C. ngoại hình, thể chất, khả năng sinh sản, năng suất và chất lượng sản phẩm. D. ngoại hình, khả năng sinh trưởng và phát dục, năng suất và chất lượng sản phẩm. [] Câu 9. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là: A. hiệu quả chọn lọc cao. B. giống được tạo ra có độ đồng đều. C. năng suất ổn định. D. tốn thời gian [] Câu 10. Hãy chọn cụm từ phù hợp cho dấu (…..) sau đây: “Chọn lọc hàng loạt là dựa vào…………., các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi để chọn ra những cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống”. A. thể chất B. ngoại hình C. sinh trưởng D. phát dục [] Câu 11. Chọn phát biểu không đúng về thể chất của vật nuôi: A. thể chất được đánh giá dựa vào tốc độ tăng khối lượng cơ thể B. thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi C. thể chất có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của vật nuôi D. thể chất được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi [] Câu 12. Nhân giống vật nuôi gồm các phương pháp là? A. Nhân giống thuần chủng và gây đột biến B. Lai giống và gây đột biến C. Nhân giống thuần chủng và chọn lọc cá thể D. Nhân giống thuần chủng và lai giống [] Câu 13. Hình thức lai trong đó có ba giống trở lên tham gia và con lai chỉ dùng làm thương phẩm. Đây là phương pháp nhân giống nào? A. Lai xa. B. Lai kinh tế đơn giản. C. Lai cải tạo. D. Lai kinh tế phức tạp. [] Câu 14. Ý nào sau đây không phải là mục đích của phương pháp nhân giống thuần chủng? A. Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. B. Bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau. C. Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội D. Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với các giống mới gây thành [] Câu 15. Hình thức dưới đây mô tả cho công thức lai giống nào? Loài A x Loài B Con lai AB ( làm thương phẩm) A. Lai xa. B. Lai cải tạo. C. Lai cải tiến. D. Lai kinh tế.
- [] Câu 16. Các bước thụ tinh trong ống nghiệm (1). Thụ tinh nhân tạo (2). Nuôi để trứng phát triển và chín (3). Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang (4). Hút tế bào trứng từ buồng trứng Đáp án đúng là: A. (1), (3), (2), (4) B. (1), (2), (3), (4) C. (4), (2), (1), (3) D. (4), (3), (2), (1) [] Câu 17. Khi chăn nuôi bò thịt cần nhiều bò đực, nên sử dụng công nghệ chọn và nhân nào giống nào sau đây để phù hợp với mục đích trên? A. Xác định giới tính của phôi. B. Công nghệ cấy truyền phôi. C. Thụ tinh trong ống nghiệm. D. Chỉ thị phân tử. [] Câu 18: Có bao nhiêu công nghệ sinh học được áp dụng trong nhân giống vật nuôi. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 [] Câu 19. Thụ tinh trong ống nghiệm là: A. đưa phôi từ con cái này vào tử cung con cái khác để mang thai. B. trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi và thể, thụ tinh bên ngoài cơ thể. C. kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi D. là phương pháp gây rụng trứng ở vật nuôi. [] Câu 20. Nhóm thức ăn nào sau đây cung cấp nguyên liệu để tổng hợp protein đặc trưng cho cơ thể? A. Hạt ngũ cốc (thóc, ngô)… B. Các loại bột tôm, cá… C. Bột vỏ tôm, vỏ cua… D. Các loại rau cỏ, lá cây… [] Câu 21. Nguyên liệu thường sử dụng chế biến thức ăn giàu tinh bột cho vật nuôi? A. Bột ngô, khoai, sắn… B. Các loại bột tôm, cá… C. Bột vỏ tôm, vỏ cua… D. Các loại rau cỏ, lá cây… [] Câu 22. “là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định”- đây là khái niệm của: A. nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. B. thành phần dinh dưỡng trong thức ăn C. tiêu chuẩn ăn của vật nuôi D. khẩu phần ăn của vật nuôi [] Câu 23. Sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến gọi là A. chế biến thức ăn. B. khẩu phần ăn. C. thức ăn chăn nuôi. D. dinh dưỡng vật nuôi. [] Câu 24. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng : A. chỉ số dinh dưỡng B. loại thức ăn C. thức ăn tinh, thô D. chất xơ, axit amin [] Câu 25. Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn thô?
- A. Cỏ khô. B. Bã mía. C. Rau xanh. D. Rơm rạ. [] Câu 26. Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào? A. Nghiền nhỏ. B. Cắt ngắn. C. Ủ men. D. Đường hóa. [] Câu 27. Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm mấy bước? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 [] Câu 28. Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ? A. Làm sạch nguyên liệu B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt C. Cân đo theo tỉ lệ. D. Sấy khô [] PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Trong trường hợp gia đình em nuôi gia cầm, em sẽ làm thế nào để có thể bảo quản thức ăn cho gia cầm sao cho đảm bảo chất lượng? Câu 2. (1,0 điểm) Lợn Móng Cái dễ nuôi, thịt thơm, ngoại hình nhỏ. Nhà bạn A muốn nhân giống từ lợn Móng Cái để tạo ra một loại giống lợn mới, có tỉ lệ nạc cao, kích thước lớn để nuôi lấy thịt. Theo em nhà bạn A cần lựa chọn phương pháp nhân giống nào để phù hợp với mục đích trên? Câu 3. (1,0 điểm) Bác Năm và bác Sáu đều nuôi gà đẻ trứng, bác Năm nuôi giống gà Ai Cập, bác Sáu nuôi giống gà Ri. Gà nhà bác Năm đẻ trung bình 280 quả/ năm, trong khi gà nhà bác Sáu đẻ trung bình chỉ 90 quả/ năm. Thấy vậy, bác Sáu có ý định học hỏi bác Năm kinh nghiệm chăm sóc gà để tăng khả năng đẻ trứng cho gà nhà mình như gà nhà bác Năm. Theo em, ý định của bác Sáu có thành công không? Vì sao? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 03 trang
- SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: CÔNG NGHỆ 11 Thời gian làm bài : 45 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Câu 1. Điền các cụm từ còn thiếu vào chỗ có dấu …… : “ Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng những …nhằm …, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi”. A. công nghệ hiện đại - giảm giời gian chăn nuôi B. công nghệ hiện đại - nâng cao năng suất C. kinh nghiệm chăn nuôi - giảm sức lao động D. thành tựu kĩ thuật - tăng số lượng [] Câu 2. Nhận định sau đây đúng với vai trò của ngành chăn nuôi đối với con người: A. cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người. B. đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. C. cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến. D. là dược liệu, ít có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ. [] Câu 3. Ứng dụng công nghệ trong quản lí vật nuôi có lợi ích gì? A. Theo dõi được hoạt động thường ngày của người lao động chăn nuôi B. Quản lí được đàn vật nuôi với quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi ít. C. Nắm được tình trạng địa hình nơi đang chăn thả đàn vật nuôi D. Theo dõi được tình trạng sức khỏe, chu kì sinh sản, … của vật nuôi. [] Câu 4. Nuôi gà có thể cung cấp cho con người những gì? A. Cung cấp trứng và thịt. B. Cung cấp sức kéo. C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ da. D. Cung cấp nguyên liệu cho ngành y học. [] Câu 5. Đâu là nhóm vật nuôi phân loại theo nguồn gốc? A. Vật nuôi trên cạn, vật nuôi dưới nước. B. Vật nuôi ngoại nhập, vật nuôi bản địa. C. Vật nuôi đẻ con, vật nuôi đẻ trứng. D. Vật nuôi lấy thịt, vật nuôi lấy trứng. [] Câu 6. Dựa vào phân loại theo nguồn gốc thì các vật nuôi sau: gà Đông Tảo, bò Bảy Núi, dê Bách Thảo, cừu Phan Rang,… được gọi là A. vật nuôi ngoại nhập. B. vật nuôi bản địa. C. vật nuôi lai tạo. D. vật nuôi cải tiến. [] Câu 7. Ngựa được gọi là gia súc dạ dày đơn là thuộc kiểu phân loại nào dưới đây? A. Phân loại theo vùng miền. B. Phân loại theo nguồn gốc. C. Phân loại theo mục đích sử dụng. D. Phân loại theo đặc tính sinh vật học. []
- Câu 8. Những tiêu chí cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi là: A. ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng và phát dục, khả năng sản xuất. B. ngoại hình, trọng lượng, khả năng sinh trưởng và phát dục, khả năng sản xuất. C. ngoại hình, thể chất, khả năng sinh sản, năng suất và chất lượng sản phẩm. D. ngoại hình, khả năng sinh trưởng và phát dục, năng suất và chất lượng sản phẩm. [] Câu 9. Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là: A. nhanh gọn. B. tốn kém. C. khó thực hiện. D. sử dụng để chọn gia cầm đực sinh sản. [] Câu 10. Hãy chọn cụm từ phù hợp cho dấu (…..) sau đây: “Chọn lọc hàng loạt là dựa vào …………., các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi để chọn ra những cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống”. A. Thể chất B. Ngoại hình C. Sinh trưởng D. Phát dục [] Câu 11. Chọn phát biểu không đúng về thể chất của vật nuôi: A. thể chất được đánh giá dựa vào tốc độ tăng khối lượng cơ thể B. thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi C. thể chất có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của vật nuôi D. thể chất được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi [] Câu 12. Nhân giống vật nuôi gồm các phương pháp là? A. Nhân giống thuần chủng và gây đột biến. B. Lai giống và gây đột biến. C. Nhân giống thuần chủng và chọn lọc cá thể. D. Nhân giống thuần chủng và lai giống. [] Câu 13. Hình thức lai trong đó có hai giống tham gia và con lai chỉ dùng làm thương phẩm. Đây là phương pháp nhân giống nào? A. Lai xa. B. Lai kinh tế đơn giản. C. Lai cải tạo. D. Lai kinh tế phức tạp. [] Câu 14. Ý nào sau đây không phải là mục đích của phương pháp nhân giống thuần chủng? A. Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. B. Bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau. C. Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội D. Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với các giống mới gây thành [] Câu 15. Hình thức dưới đây mô tả cho công thức lai giống nào? Loài A x Loài B Con lai AB ( làm thương phẩm) A. Lai xa. B. Lai cải tạo. C. Lai cải tiến. D. Lai kinh tế. [] Câu 16. Các bước thụ tinh trong ống nghiệm (1). Thụ tinh nhân tạo
- (2). Nuôi để trứng phát triển và chín (3). Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang (4). Hút tế bào trứng từ buồng trứng Đáp án đúng là: A. (1), (3), (2), (4) B. (1), (2), (3), (4) C. (4), (2), (1), (3) D. (4), (3), (2), (1) [] Câu 17. Khi chăn nuôi bò thịt cần nhiều bò đực, nên sử dụng công nghệ chọn và nhân nào giống nào sau đây để phù hợp với mục đích trên? A. Xác định giới tính của phôi. B. Công nghệ cấy truyền phôi. C. Thụ tinh trong ống nghiệm. D. Chỉ thị phân tử. [] Câu 18. Có bao nhiêu công nghệ sinh học được áp dụng trong nhân giống vật nuôi. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 [] Câu 19. Công nghệ cấy truyền phôi là: A. đưa phôi từ con cái này vào tử cung con cái khác để mang thai. B. trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi và thể, thụ tinh bên ngoài cơ thể. C. kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi D. là phương pháp gây rụng trứng ở vật nuôi. [] Câu 20. Nhóm thức ăn nào sau đây cung cấp nguyên liệu để tổng hợp protein đặc trưng cho cơ thể? A. Hạt ngũ cốc (thóc, ngô)… B. Các loại bột tôm, cá… C. Bột vỏ tôm, vỏ cua… D. Các loại rau cỏ, lá cây… [] Câu 21. Nguyên liệu thường sử dụng chế biến thức ăn giàu tinh bột cho vật nuôi? A. Bột ngô, khoai, sắn… B. Các loại bột tôm, cá… C. Bột vỏ tôm, vỏ cua… D. Các loại rau cỏ, lá cây… [] Câu 22. …………. là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định A. nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. B. thành phần dinh dưỡng trong thức ăn C. tiêu chuẩn ăn của vật nuôi D. khẩu phần ăn của vật nuôi [] Câu 23. Sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến gọi là A. chế biến thức ăn. B. khẩu phần ăn. C. thức ăn chăn nuôi. D. dinh dưỡng vật nuôi. [] Câu 24. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng : A. chỉ số dinh dưỡng. B. loại thức ăn. C. thức ăn tinh, thô. D. chất xơ, axit amin. [] Câu 25. Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn thô? A. Cỏ khô. B. Bã mía. C. Rau xanh. D. Rơm rạ. [] Câu 26. Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào?
- A. Nghiền nhỏ. B. Cắt ngắn. C. Ủ men. D. Đường hóa. [] Câu 27. Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm mấy bước? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 [] Câu 28. Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ? A. Làm sạch nguyên liệu B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt C. Cân đo theo tỉ lệ. D. Sấy khô [] PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Trong trường hợp gia đình em nuôi gia cầm, em sẽ làm thế nào để có thể bảo quản thức ăn cho gia cầm sao cho đảm bảo chất lượng? Câu 2. (1,0 điểm) Lợn Móng Cái dễ nuôi, thịt thơm, ngoại hình nhỏ. Nhà bạn A muốn nhân giống từ lợn Móng Cái để tạo ra một loại giống lợn mới,có tỉ lệ nạc cao, kích thước lớn để nuôi lấy thịt. Theo em nhà bạn A cần lựa chọn phương pháp nhân giống nào để phù hợp với mục đích trên? Câu 3. (1,0 điểm) Bác Năm và bác Sáu đều nuôi gà đẻ trứng, bác Năm nuôi giống gà Ai Cập, bác Sáu nuôi giống gà Ri. Gà nhà bác Năm đẻ trung bình 280 quả/ năm, trong khi gà nhà bác Sáu đẻ trung bình chỉ 90 quả/ năm. Thấy vậy, bác Sáu có ý định học hỏi bác Năm kinh nghiệm chăm sóc gà để tăng khả năng đẻ trứng cho gà nhà mình như gà nhà bác Năm. Theo em, ý định của bác Sáu có thành công không? Vì sao? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có 03 trang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 465 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 361 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 284 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 437 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 160 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn