intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Kon Tum

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Môn: Công nghệ. Lớp: 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cơ khí chế tạo là ngành nghề? A. Thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng. B. Chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng. C. Xây dựng các công trình kiến trúc. D. Chăn nuôi để sản xuất thực phẩm. Câu 2. Bước đầu trong quy trình chế tạo cơ khí là? A. Chuẩn bị chế tạo. B. Gia công chi tiết. C. Lắp ráp chi tiết. D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. Câu 3. Phân xưởng A gia công dập vỏ tủ điện thì trong quy trình chế tạo vỏ tủ điện không cần bước nào trong quy trình chế tạo cơ khí? A. Chuẩn bị chế tạo. B. Gia công chi tiết. C. Lắp ráp chi tiết. D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. Câu 4. Đâu không phải tính chất của vật liệu kim loại là? A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. B. Hầu hết có khả năng biến dạng dẻo. C. Độ bền cơ học cao. D. Độ bền hóa học kém. Câu 5. Vật liệu hữu cơ có những tính chất chủ yếu là: A. Dẫn điện và dẫn nhiệt, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ thấp, giòn ở nhiệt độ cao. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ bình thường. C. Dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ bình thường, giòn ở nhiệt độ thấp. D. Dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp. Câu 6. Vật liệu kim loại có những tính chất chủ yếu là: A. Dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém, giòn ở nhiệt độ thấp. B. Dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém. C. Dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém. D. Dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, độ bền hóa học kém, giòn ở nhiệt độ thấp, dẫn điện và dẫn nhiệt kém. Câu 7. Thép có hàm lượng carbon là? A. < 2,14% B. ≤ 2,14% C. > 2,14 % D. ≥ 2,14% Câu 8. Vật liệu có độ bền nhiệt và độ bền cơ học rất cao, được dùng chế tạo đá mài, đĩa cắt, lưỡi cắt của dụng cụ cắt…là ? A. Gang. B. Thép. C. Hợp kim nhôm. D. Gốm ôxit. Câu 9. Vật liệu nano là gì? A. Vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau trong đó bao gồm vật liệu cốt và vật liệu nền. B. Vật liệu có cấu trúc hạt tinh thể có kích thước cỡ nanômét. C. Vật liệu có tính biến thiên có thể thay đổi liên tục các tính chất của vật liệu trong không gian. D. Vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó. Câu 10. Vật liệu thường được sử dụng để làm áo chống đạn là sợi.
  2. A. Sợi ceramic. B. Sợi Basalt. C. Sợi Carbon. D. Sợi Kevlar. Câu 11. Vật liệu nào sau đây có thể thay đổi hình dạng theo môi trường? A. Vật liệu nano. B. Vật liệu composite. C. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo. D. Vật liệu hợp kim nhớ hình. Câu 12. Phương pháp gia công cơ khí nào sau đây không thuộc nhóm các phương pháp gia công cơ khí có phoi? A. Đúc, rèn, kéo. B. Đúc, phay, bào. C. Phay, xọc, doa. D. Mài, rèn, đập nguội. Câu 13. Để khoan, phay, bào,… người ta ứng dụng phương pháp gia công cơ khí nào? A. Gia công cơ khí không phoi. B. Gia công cơ khí không phôi. C. Gia công cơ khí có phoi. D. Gia công cơ khí có phôi. Câu 14: Gia công cơ khí là quá trình A. Chế tạo ra sản phẩm. B. Thiết kế sản phẩm. C. Hoàn thiện sản phẩm. D. Bảo dưỡng sản phẩm. Câu 15. Phương pháp hàn thường sử dụng để. A. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp, để chế tạo phôi cho quá trình gia công cắt gọt,... B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về độ cơ tính cao, để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt. C. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín. D. Gia công sản phẩm có lỗ thông suốt hoặc không thông suốt. Câu 16. Phương pháp rèn là gì? A. Phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn các phần tử với nhau. B. Phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi đã được nung nóng để làm biến dạng phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn. C. Phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. D. Phương pháp nối chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chổ nối . Câu 17. Phương pháp tiện chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng khối lượng gia công cắt gọt? A. 10 - 20 % B. 20 - 30 % C. 40 - 50% D. 30 - 40% Câu 18. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là gia công tạo hình nào? A. Phay mặt phẳng. B. Khoan lỗ không thông suốt. C. Tiện mặt đầu. D. Tiện rãnh. Câu 19. Đâu là bước quan trọng nhất trong quy trình công nghệ gia công? A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết. B. Xác định trình tự các nguyên công. C. Lựa chọn phôi, thiết bị, dụng cụ gia công. D. Xác định chế độ gia công. Câu 20.Trong quy trình công nghệ gia công bước nào sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng bề mặt gia công chi tiết? A. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết. B. Xác định trình tự các nguyên công. C. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công. D. Xác định chế độ gia công. Câu 21. Quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí là?
  3. A. Sản xuất phôi. B. Chế tạo cơ khí. C. Gia công chi tiết. D. Sản xuất cơ khí. Câu 22. Đối với vật liệu phi kim loại, sản xuất phôi có các công việc chính là? A. Luyện kim → Chế tạo phôi. B. Khai thác quặng → Luyện kim → Chế tạo phôi. C. Khai thác nguyên vật liệu → Tổng hợp hóa học → Chế tạo phôi. D. Khai thác nguyên vật liệu tổng hợp hóa học → Chế tạo phôi. Câu 23. Đối với vật liệu kim loại, sản xuất phôi có các công việc chính là? A. Luyện kim → Chế tạo phôi. B. Khai thác quặng → Luyện kim → Chế tạo phôi. C. Khai thác nguyên vật liệu → Tổng hợp hóa học → Chế tạo phôi. Câu 24. Thép được luyện từ gang bằng cách nào? A. Khử bớt một số kim loại khác (Si, Mn). B. Khử bớt lượng carbon. C. Khử bớt lượng carbon và một số kim loại khác (Si, Mn). D. Tăng thêm lượng carbon. Câu 25. Dây chuyền sản xuất tự động là gì? A. Thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá trình sản xuất. B. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm. C. Sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, công nghệ số và sinh học để tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới. D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động,... Câu 26. Robot được trang bị bàn tay kẹp khi nào. A. Vận chuyển. B. Gia công và xử lí bề mặt. C. Lắp ráp. D. Kiểm tra. Câu 27. Trong việc kiểm tra, robot cần trang bị thêm ? A. Bàn tay kẹp. B. Cảm biến nhận diện hình ảnh. C. Công nghệ cảm ứng lực. D. Camera và công nghệ quét 3D. Câu 28. Trong một hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, vai trò của con người thường là: A. Con người tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất, thực hiện tất cả các công việc nhằm tạo ra sản phẩm. B. Con người tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất, thực hiện một số công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm. C. Con người không tham gia vào dây chuyền sản xuất, các máy móc, thiết bị trực tiếp thực hiện hết các công việc. D. Con người không tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất, chỉ thiết kế, giám sát và hiệu chỉnh. Câu 29. Robot công nghiệp là gì? A. Thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá trình sản xuất. B. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm. C. Sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, công nghệ số và sinh học để tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới. D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động,... Câu 30. Đâu là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất cơ khí? A. Nghiên cứu bản vẽ. B. Sản xuất phôi. C. Chế tạo cơ khí. D. Đóng gói và bảo quản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2