intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Kiêu Kỵ

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: CÔNG NGHỆ ––––––––– Thời gian: 45 phút Tiết theo PPCT: 16 Năm học: 2021 – 2022 Lớp KT: toàn khối 9 I - Mục tiêu kiểm tra: 1. Kiến thức : Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, giải bài tập của học sinh. 3. Thái độ : Nghiêm túc, tích cực tự giác trong học tập. II - Xác định hình thức kiểm tra - Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm khách quan(32 câu) III - Xây dựng ma trận đề kiểm tra: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ Các đối tượng Môi trường Chủ đề 1: Nghề và nội nội làm việc của điện dân dụng, dung của nghề nghề điện vật liệu kĩ thuật điện điện Số câu 2 2 4 Số điểm 0,625 0,625 1,25 Tỉ lệ % 6,25% 6,25% 12,5% Chủ đề 2: Vật - Vật liệu kĩ Giải thích cấu liệu, dụng cụ thuật điện Chức năng của tạo, và cách dùng trong lắp - Dụng cụ các dụng cụ, sử dụng dây đặt mạng điện dùng trong lắp vật liệu điện dẫn điện trong nhà đặt mạch điện Số câu 6 4 2 12 Số điểm 1,87 1,25 0,625 3,75 Tỉ lệ % 18,7% 12,5% 6,25% 37,5% Kí hiệu và đại Chủ đề 3: Sử Chức năng của Tính toán điện lượng đo của dụng đồng hồ các đồng hô năng tiêu thụ đồng hồ đo đo điện đo điện của mạch điện điện Số câu 2 2 2 6 Số điểm 0,625 0,625 0,625 1,87 Tỉ lệ % 6,25% 6,25% 6,25% 18,7% Quy trình nối Yêu cầu kĩ Chủ đề 4: Nối Phân biệt dây dây dẫn điện thuật của mối dây dẫn điện dẫn điện nối dây dẫn
  2. Số câu 4 2 1 7 Số điểm 1,25 0,625 0,312 2,19 Tỉ lệ % 12,5% 6,25% 3,12% 21,9% Chủ đề 5: Lắp Chức năng của Cách lắp đặt của đặt mạng điện bảng điện các thiết bị điện Số câu 1 2 3 Số điểm 0,312 0,625 0,938 Tỉ lệ % 3,12% 6,25% 9,38% Tổng số câu 14 11 5 2 32 Tổng số điểm 4,38 3,44 1,56 0,62 10,0 Tỉ lệ % 43,8% 34,4% 15,6% 6,2% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: Công nghệ ––––––––– Thời gian: 45 phút Ngày KT: 22 /12 /2021 Tiết KT: 3 Năm học: 2021-2022 Tiết theo PPCT: 16 (Đề gồm 03 trang – 32 câu trắc nghiệm) Khối KT: 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong những câu sau: Câu 1. Dùng dụng cụ nào dùng để khoan lỗ bảng điện ? A. Đục. B. Lỗ khoan. C. Khoan. D. Kìm. Câu 2. Dụng dụng cụ nào dùng để vạch dấu bảng điện? A. Bút vạch dấu. B. Thước lá. C. Tua vít. D. Khoan. Câu 3. Vôn kế được mắc như thế nào với mạch điện cần do? A. Song song. B. Nối tiếp. C. Vừa mắc nối tiếp, vừa mắc song song. D. Không nối được. Câu 4. Để tiến hành lắp mạch điện bảng điện phải tiến theo những bước cơ bản sau: 1. Vạch dấu. 2. Khoan lỗ bảng điện. 3. Kiểm tra. 4. Nối dây thiết bị điện của bảng điện 5. Lắp các thiết bị điện vào bảng điện. Em hãy sắp xếp các công việc sao cho đúng quy trình lắp mạnh điện bảng điện? A. 1,2,4,5,3. B. 1,2, 3,5,4 C. 1,2,3,4,5. D. 1,2,5,4,3. Câu 5. Cho các vật liệu: Puli sứ, vỏ cầu chì, dây đồng, giấy, gỗ khô, thiếc, dây chì, nhựa, sắt, nilong. Trong những vật liệu trên, vật liệu nào có khả năng cách điện: A. Puli sứ, vỏ cầu chì, giấy, gỗ khô, thiếc, dây chì, nhựa. B. Puli sứ, gỗ, vỏ cầu chì, dây chì, nhựa. C. Puli sứ, vỏ cầu chì, giấy, gỗ khô, nilong. D. Puli sứ, vỏ cầu chì, giấy, gỗ khô, nhựa, nilong. Câu 6. Cho các vật liệu: Puli sứ, vỏ cầu chì, dây đồng, giấy, gỗ khô, thiếc, dây chì, nhựa, sắt, nilong. Trong những vật liệu trên, vật liệu nào có khả năng dẫn điện: A. dây đồng, thiếc, dây chì, puli sứ, sắt, B. dây đồng, puli sứ, vỏ cầu chì, sắt, thiếc. C. dây đồng, dây chì, thiếc, sắt. D. dây đồng, dây chì, vỏ cầu chì, thiếc, sắt. Câu 7. Vật liệu dùng để làm sạch lõi dây dẫn điện trước khi nối là: A. dao nhỏ B. kìm tuốt dây C. khoan D. Giấy ráp (dây nhám) Câu 8. Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện được tiền hành trong môi trường: A. làm việc trong nhà. B. làm việc ngoài trời. C. làm việc trên cao. D. thường phải đi lưu động Câu 9. Trong mạch điện đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và bóng đèn được mắc: A. song song B. nối tiếp
  4. C. vừa mắc song song vừa mắc nối tiếp. D. không có đáp án đúng. Câu 10. Cấu tạo của dây cáp điện gồm có: A. Lõi dây, vỏ bảo vệ. B. Lõi cáp , lớp vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. D. Vỏ bảo vệ, nhiều lõi cáp. Câu 11. Tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau?. A. Để dễ dàng phân biệt trong quá trình lắp đặt. B. Để cho đẹp, bắt mắt. C. Để phân biệt giá trị định mức. D. Chỉ là ngẫu nhiên. Câu 12. Đơn vị của ôm kế là: A. Ω B. A. C. V. D. KWh. Câu 13. Khi dây chảy của cầu chì được làm bằng chì bị nổ, ta không được phép thay một dây chảy mới bằng đồng có cùng kích thước vì: A. dây đồng cứng hơn dây chì. B. trị số định mức của đồng lớn hơn chì. C. dây đồng không làm dây chảy cầu chì được. D. trị số định mức của chì lớn hơn đồng. Câu 14. Cho các bước sau: 1. Vẽ đường dây nguồn. 2. Xác đinh các thiết bị điện trên bảng điện. 3. Xác định vị trí bảng điện và bóng đèn. 4. Vẽ đường đi của dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí. Hãy sắp xếp các bước trên theo đúng quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. A. 1,2,3,4. B. 1,2,4,3. C. 2,3,1,4. D. 1,3,2,4. Câu 15. Tác dụng của bảng điện nhánh: A. cung cấp điện tới các đồ dùng điện trong nhà. B. chỉ cung cấp điện cho các thiết bị như công tắc, ổ cắm điện. C. cung cấp điện cho toàn bộ hê thống điện trong nhà. D. trong gia đình không cần bảng điện chính. Câu 16. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà: A. cầu dao. B. công tắc. C. aptomat và cầu chì. D. cầu chì. Câu 17. Trên công tơ điện có ghi 700 vòng/kWh. Khi công tơ điện chạy được 15KWh thì đĩa nhôm quay được bao nhiêu vòng? A. 10500 vòng. B. 9450 vòng. C. 15000 vòng. D. 1500 vòng. Câu 18. Trên dây dẫn điện thường có ghi M(4 ×1,8). Kí hiệu M là: A. lõi dây đồng. B. lõi dây chì. C. vỏ bằng nhựa PVC. D. vỏ có 2 lớp cách điện Câu 19. Trên dây dẫn điện thường có ghi M(4 ×1,8). Số 4 trong kí hiệu trên là: A. tiết diện của dây dẫn. B. tiết diện của lõi dây dẫn (mm2) C. dây dẫn có 4 lõi dây. D. dây dẫn có 8 lõi dây. Câu 20. Trên dây dẫn điện thường có ghi M(4 ×1,8). Số 1,8 trong kí hiệu là: A. tiết diện của dây dẫn. B. tiết diện của lõi dây dẫn là 1,8 mm2. C. chiều dài của dây dẫn là 1,8m. D. chiều dài của dây dẫn là 3m. Câu 21. Dụng cụ đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ:
  5. A. thước lá B. panme C. thước cặp D. thước dây Câu 22. Công việc của chuyên ngành lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện là: A. Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà. B. Lắp đặt máy điều hòa không khí. C. Lắp đặt đường dây hạ áp. D. Sửa chữa quạt điện, bếp điện. Câu 23. Công tơ điện dùng để: A. đo điện năng tiêu thụ của mạch điện. B. đo cường độ dòng điện. C. đo điện trở của dòng điện. D. đo điện áp sử dụng. Câu 24. Một mối nối dây dẫn điện cần đảm bảo những yêu cầu: A. Dẫn điện tốt, an toàn điện. B. Có độ bền cơ học cao. C. Đảm bảo về mĩ thuật. D. Tất cả đều đúng. Câu 25. Đồng hồ vạn năng được sử dụng để làm gì? A. Đo điện trở. B. Đo điện áp. C. Đo cường độ dòng điện. D. Tất cả đều đúng. Câu 26 Trong sơ đồ mạch điện bảng điện, có kí hiệu để phân biệt dây trung tính và dây pha, Nếu sơ đồ không có kí hiệu dây pha, dây trung tính thì xác định dây pha bằng cách nào? A. Dây dẫn điện đi từ nguồi qua đồ dùng điện là dây pha. B. Dây dẫn điện đi từ nguồn điện qua cầu chì, xuống công tắc… là dây pha. C. Bình thường 1 dây dẫn đã chứa 2 pha. D. Không có đáp án đúng. Câu 27. Cách làm nào sau đây đúng với trình tự nối dây dẫn theo đường thẳng lõi nhiều sợi? A. Uốn gập lõi – Vặn xoắn – Kiểm tra mối nối. B. xoắn 2 đầu khoảng 0,5 cm – Lồng lõi – Vặn xoắn – Kiểm tra mối nối. C. Làm đầu nối (khuyên hở, khuyên kín) – Nối dây. D. Làm đầu nối thẳng – Nối đây dẫn điện – Kiểm tra mối nối. Câu 28. Cho các bước sau: 1. Bóc vỏ cách điện. 2. Làm sạch lõi. 5. Cách điện mối nối. 3. Kiểm tra mối nối. 4. Nối dây. Em hãy sắp xếp các công việc trên sao cho đúng trình tự nối dây dẫn điện? A. 1,2,4,3,5. B. 1,2,3,4,5 C. 1,2,5,4,3. D. 1,3,2,4, 5. Câu 29. Một hộ gia đình có sử dụng 02 bóng đèn có công suất 45W, mỗi ngày sử dụng 8 giờ. Tổng điện năng tiêu thụ của các bóng đèn trong 1 tháng(30 ngày) là bao nhiêu? A. 720Wh B. 1440 Wh C. 43200Wh D. 21600Wh Câu 30. Yêu cầu về kiến thức của nghề điện dân dụng đối với người lao động? A. Tối thiểu phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp THCS. B. Tối thiểu phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp THPT. C. Tối thiểu phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung cấp trở lên. D. Không có quy định về trình độ văn hóa, miễn là biết làm việc. Câu 31. Trong mạch điện, công tắc điện thường được mắc ở đâu? A. Trước bóng đèn trên dây trung tính B. Trên dây pha, sau cầu chì. C. Trên dây pha, trước cầu chì D. Sau bóng đèn Câu 32. Trong các loại mối nối dây dẫn điện, khi nối dây vào cực tiếp điện trên ổ cắm ta thường dùng cách làm nào với dây dẫn lõi nhiều sợi?
  6. A. Làm khuyên kín B. Làm khuyên hở C. Vặt chặt đầu dây D. Quấn nhiều vòng vào cực tiếp điện --------Hết--------
  7. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ KIỂM TRA HỌC KÌ I ––––––––– MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Tiết theo PPCT: 16 Thời gian: 45 phút Lớp KT: toàn khối 9 Năm học: 2021 – 2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mỗi đáp án đúng = 0,3125 đ Đề CHÍNH THỨC 1. C 17.A 2. A 18.A 3. A 19.C 4. A 20.B 5. D 21.C 6. C 22.B 7. D 23.A 8. A 24.D 9. B 25.D 10. B 26.B 11. A 27.B 12. A 28.A 13. B 29.D 14.D 30.A 15.A 31.B 16.C 32.A
  8. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: Công nghệ ––––––––– Thời gian: 45 phút Ngày KT: 22 /12 /2021 Tiết KT: 3 Năm học: 2021-2022 Tiết theo PPCT: 16 (Đề gồm 03 trang – 32 câu trắc nghiệm) Khối KT: 9 ĐỀ DỰ PHÒNG Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong những câu sau: Câu 1. Tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau?. A. Để dễ dàng phân biệt trong quá trình lắp đặt. B. Để cho đẹp, bắt mắt. C. Để phân biệt giá trị định mức. D. Chỉ là ngẫu nhiên. Câu 2. Người lao động bị mắc những bệnh nào sau đây thì không đảm bảo yêu cầu về mặt sức khỏe đối với nghề điện dân dụng? A. Bệnh tim, viêm da, huyết áp. B. Bệnh tim, huyết áp, thấp khớp. C. Bệnh tim, dạ dày, viêm da. D. Bệnh tim , thấp khớp, dạ dày. Câu 3. Ampe kế được mắc như thế nào với mạch điện cần do? A. Song song. B. Nối tiếp. C. Vừa mắc nối tiếp, vừa mắc song song. D. Không nối được. Câu 4. Đơn vị của vôn kế là: A. Ω B. A. C. V. D. KWh. Câu 5. Khi dây chảy của cầu chì được làm bằng chì bị nổ, ta không được phép thay một dây chảy mới bằng đồng có cùng kích thước vì: A. dây đồng cứng hơn dây chì. B. trị số định mức của đồng lớn hơn chì. C. dây đồng không làm dây chảy cầu chì được. D. trị số định mức của chì lớn hơn đồng. Câu 6. Cho các bước sau: 1. Xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn. 2. Vẽ đường dây nguồn. 3. Vẽ đường đi của dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí. 4. Xác đinh các thiết bị điện trên bảng điện. Hãy sắp xếp các bước trên theo đúng quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. A. 2,1,3,4. B. 2,1,4,3. C. 2,3,1,4. D. 2, 4,3, 1 Câu 7. Cho các vật liệu: Puli sứ, vỏ cầu chì, dây đồng, giấy, gỗ khô, thiếc, dây chì, nhựa, sắt, nilong. Trong những vật liệu trên, vật liệu nào có khả năng cách điện: A. Puli sứ, vỏ cầu chì, giấy, gỗ khô, thiếc, dây chì, nhựa. B. Puli sứ, gỗ, vỏ cầu chì, dây chì, nhựa. C. Puli sứ, vỏ cầu chì, giấy, gỗ khô, nhựa, nilong. D. Puli sứ, vỏ cầu chì, giấy, gỗ khô, nilong.
  9. Câu 8. Cho các vật liệu: Puli sứ, vỏ cầu chì, dây đồng, giấy, gỗ khô, thiếc, dây chì, nhựa, sắt, nilong. Trong những vật liệu trên, vật liệu nào có khả năng dẫn điện: A. dây đồng, dây chì, thiếc, sắt. B. dây đồng, thiếc, dây chì, puli sứ, sắt, C. dây đồng, puli sứ, vỏ cầu chì, sắt, thiếc. D. dây đồng, dây chì, vỏ cầu chì, thiếc, sắt. Câu 9. Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt là công việc của chuyên ngành: A. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện. B. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện. C. Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt. D. Không thuộc chuyên ngành nào. Câu 10. Đại lượng đo của oát kế là: A. đo điện năng tiêu thụ. B. đo điện áp.. C. đo cường độ dòng điện. D. đo công suất. Câu 11. Tác dụng của bảng điện chính: A. cung cấp điện tới các đồ dùng điện trong nhà. B. chỉ cung cấp điện cho các thiết bị như công tắc, ổ cắm điện. C. cung cấp điện cho toàn bộ hê thống điện trong nhà. D. trong gia đình không cần bảng điện chính. Câu 12. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà: A. cầu dao. B. công tắc. C. aptomat và cầu chì. D. cầu chì. Câu 13. Để tiến hành lắp mạch điện bảng điện phải tiến theo những bước cơ bản sau: 1. Vạch dấu. 2. Khoan lỗ bảng điện. 3. Kiểm tra. 4. Lắp các thiết bị điện vào bảng điện 5. Nối dây thiết bị điện của bảng điện. Em hãy sắp xếp các công việc sao cho đúng quy trình lắp mạnh điện bảng điện? A. 1,2,3,5,4. B. 1,2,5,4,3. C. 1,2,3,4,5. D. 1,2,4,5,3. Câu 14. Trên dây dẫn điện thường có ghi M(4 ×1,6). Kí hiệu M là: A. lõi dây đồng. B. lõi dây chì. C. vỏ bằng nhựa PVC. D. vỏ có 2 lớp cách điện Câu 15. Trên dây dẫn điện thường có ghi M(4 ×1,6). Số 1,6 trong kí hiệu là: A. tiết diện của dây dẫn. B. tiết diện của lõi dây dẫn là 1,6 mm2. C. chiều dài của dây dẫn là 1,6m. D. chiều dài của dây dẫn là 3m. Câu 16. Trên dây dẫn điện thường có ghi M(4 ×1,6). Số 4 trong kí hiệu trên là: A. tiết diện của dây dẫn. B. tiết diện của lõi dây dẫn (mm2) C. dây dẫn có 2 lõi dây. D. dây dẫn có 4 lõi dây. Câu 17. Dụng cụ đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ: A. thước lá B. panme C. thước cặp D. thước dây Câu 18. Yêu cầu về kiến thức của nghề điện dân dụng đối với người lao động? A. Tối thiểu phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp THCS. B. Tối thiểu phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp THPT. C. Tối thiểu phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung cấp trở lên. D. Không có quy định về trình độ văn hóa, miễn là biết làm việc.
  10. Câu 19. Thiết bị đóng – cắt của mạng điện trong nhà: A. ổ cắm điện. B. phích cắm điện. C. aptomat và cầu chì. D. công tắc. Câu 20. Một mối nối dây dẫn điện cần đảm bảo những yêu cầu: A. Dẫn điện tốt, an toàn điện. B. Có độ bền cơ học cao. C. Đảm bảo về mĩ thuật. D. Tất cả đều đúng. Câu 21. Dụng cụ dùng để cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối là: A. tua vít. B. cưa. C. pan me. D. kìm. Câu 22. Trên công tơ điện có ghi 800 vòng/kWh. Khi công tơ điện chạy được 9KWh thì đĩa nhôm quay được bao nhiêu vòng? A. 1kWh đĩa nhôm quay được 8000 vòng . B. 1kWh đĩa nhôm quay được 5600 vòng. C. 1kWh đĩa nhôm quay được 7200 vòng. D. 1kWh đĩa nhôm quay được 3500 vòng. Câu 23. Trong mạch điện đèn ống huỳnh quang, tắc te và bóng đèn được mắc: A. Nối tiếp B. Song song C. Vừa mắc song song vừa mắc nối tiếp. D. Không có đáp án đúng. Câu 24 Trong sơ đồ mạch điện bảng điện, có kí hiệu để phân biệt dây trung tính và dây pha, Nếu sơ đồ không có kí hiệu dây pha, dây trung tính thì xác định dây pha bằng cách nào? A. Dây dẫn điện đi từ nguồn điện qua cầu chì, xuống công tắc… là dây pha. B. Dây dẫn điện đi từ nguồi qua đồ dùng điện là dây pha. C. Bình thường 1 dây dẫn đã chứa 2 pha. D. Không có đáp án đúng. Câu 25. Cách làm nào sau đây đúng với trình tự nối dây dẫn theo đường thẳng lõi một sợi? A. Làm đầu nối (khuyên hở, khuyên kín) – Nối dây. B. Uốn gập lõi – Vặn xoắn – Kiểm tra mối nối. C. Làm đầu nối thẳng – Nối đây dẫn điện – Kiểm tra mối nối. D. xoắn 2 đầu khoảng 0,5 cm – Lồng lõi – Vặn xoắn – Kiểm tra mối nối. Câu 26. Dụng cụ dùng để tạo lỗ trên bảng điện là: . A. cưa. B. tua vít. C. khoan D. búa. Câu 27. Cho các bước sau: 1. Bóc vỏ cách điện. 2. Làm sạch lõi. 5. Cách điện mối nối. 3. Kiểm tra mối nối. 4. Nối dây. Em hãy sắp xếp các công việc trên sao cho đúng trình tự nối dây dẫn điện? A. 1,2,4,3,5. B. 1,2,3,4,5 C. 1,2,5,4,3. D. 1,3,2,4,5. Câu 28. Một hộ gia đình có sử dụng 03 bóng đèn có công suất 45W, mỗi ngày sử dụng 8 giờ. Tổng điện năng tiêu thụ của các bóng đèn trong 1 tháng(30 ngày) là bao nhiêu? A. 1440 Wh B. 32400Wh C. 43200Wh D. 21600Wh Câu 29. Trong mạch điện, công tắc điện thường được mắc ở đâu? A. Trước bóng đèn trên dây trung tính B. Sau bóng đèn C. Trên dây pha, trước cầu chì D. Trên dây pha, sau cầu chì. Câu 30. Dùng dụng cụ nào dùng để bóc vỏ cách điện ?
  11. A. Đục. B. Dao nhỏ. C. Khoan. D. Kìm. Câu 31. Đồng hồ vạn năng được sử dụng để làm gì? A. Đo điện trở. B. Đo điện áp. C. Đo cường độ dòng điện. D. Tất cả đều đúng. Câu 32. Cấu tạo của dây cáp điện gồm có: A. Lõi dây, vỏ bảo vệ. B. Lõi cáp , lớp vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. D. Vỏ bảo vệ, nhiều lõi cáp. --------Hết--------
  12. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ KIỂM TRA HỌC KÌ I ––––––––– MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Tiết theo PPCT: 16 Thời gian: 45 phút Lớp KT: toàn khối 9 Năm học: 2021 – 2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mỗi đáp án đúng = 0,3125 đ Đề dự phòng 1.A 17.C 2.B 18.A 3.B 19.D 4.C 20.D 5.B 21.D 6.B 22.C 7.C 23.B 8.A 24.A 9.B 25.B 10.D 26.C 11.C 27.A 12.C 28.B 13.B 29.D 14.A 30.B 15.B 31.Đ 16.D 32.B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2