intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Lan, Gia Lâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Lan, Gia Lâm’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Lan, Gia Lâm

  1. PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN CÔNG NGHỆ 9- TIẾT 18 ( theo KHDH) ĐỀ SỐ 1 Năm học: 2023 - 2024 (Thời gian làm bài: 45 phút ) A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng của các câu sau và ghi lại đáp án vào bài làm. Ví dụ: 1- A Câu 1. Thời vụ trồng cây ăn quả có múi ở miền Bắc nước ta là: A. Từ tháng 2 đến tháng 8 B. Từ tháng 2 đến tháng 4 C. Từ tháng 8 đến tháng 10 D. Từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 8 đến tháng 10 Câu 2. Phân bón lót thường được sử dụng cho trồng cây ăn quả có múi là: A. Phân hữu cơ, phân đạm. B. Phân đạm, kali. C. Phân lân, phân hữu cơ. D. Phân vi sinh. Câu 3. Loại đất phù hợp với cây ăn quả có múi thuộc họ cam là: A. Đất phù sa, bazan… B. Đất phù sa. C. Đất chua. D. Tất cả các loại đất. Câu 4. Các phương pháp nhân giống vô tính là: A. Giâm cành, chiết cành, ghép. B. Giâm cành, chiết cành, gieo hạt. C. Giâm cành, ghép, gieo hạt. D. Chiết cành, ghép, gieo hạt. Câu 5. Bón lót được thực hiện vào thời kì: A. Trước khi trồng cây B. Sau khi trồng cây C. Sau khi cây ra hoa D. Sau khi cây ra quả Câu 6. Cây ăn quả có rễ chùm là: A. Cây ổi. B. Cây bưởi. C. Cây nhãn. D. Cây dâu tây. Câu 7. Cây ăn quả có rễ cọc là: A. Cây dưa hấu B. Cây dưa chuột C. Cây dâu tây D. Cây cam sành Câu 8. Phương pháp ghép chữ T thường được sử dụng để ghép cho những cây có vỏ mỏng. Hãy chọn cây có thể ghép chữ T A. Cây cam. B. Cây ổi. C. Cây nhãn. D. Cây dưa hấu. Câu 9. Cây ăn quả nhiệt đới là: A. Dừa, chuối B. Táo, chuối C. Lê, nho D. Dâu tây, mận Câu 10. Cách tưới nước cho cây ăn quả là: A. Tưới nước đều đặn hàng ngày B. Chỉ tưới khi thấy đất khô C. Chủ động tưới theo nhu cầu của cây và điều kiện thời tiết D. Chỉ tưới lúc cây còn nhỏ Câu 11. Thời điểm có thể thu hoạch của quả cây có múi là: A. Quả chín hẳn B. Quả còn xanh C. Quả vừa tới chín D. Quả chuyển sang màu vàng
  2. Câu 12. Giống cây ăn quả có múi thuộc họ cam là : A. Cây mít B. Cây sầu riêng C. Cây bưởi Diễn D. Cây măng cụt Câu 13. Gốc của cây bưởi chua không thể ghép với mắt của: A. Bưởi Diễn B. Bưởi da xanh C. Cam đường Canh D. Khế ngọt Câu 14. Cách quấn ni lông quanh vị trí mắt ghép đúng cách là A. Quấn ni lông kín xung quanh mắt ghép. B. Quấn ni lông cố định quanh vết ghép, dây quấn không đè lên mắt ghép và cuống lá. C. Quấn ni lông từ chân gốc ghép lên trên mắt ghép 1 cm. D. Quấn ni lông từ vị trí mắt ghép đến hết ngọn gốc ghép. Câu 15. Một khu đất trồng cây bưởi có dạng hình chữ nhật có chiều dài 66m, chiều rộng 36m. Người ta dự định trồng các cây cam khoảng cách 6m x 6m. Biết mỗi góc đều có một cây. Khi đó, số cây người ta trồng được trên khu đất đó là A. 66 cây. B. 84 cây. C. 72 cây. D. 77 cây. Câu 16. Để kiểm tra xem mình có chiết cành thành công không ta chọn phương án nào trong các cách sau đây? A. Tháo ni lông ra để xem vị trí mắt ghép đã lên rễ non hay chưa. B. Nếu thấy phía trên bầu chiết còn xanh tươi là được. C. Cắt ngọn cành chiết ở phía trên bầu chiết thấy còn xanh tươi là được. D. Cắt ngọn cành chiết ở phía dưới bầu chiết thấy còn xanh tươi là được. B. Phần tự luận : (6 điểm) Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, lấy ví dụ minh hoạ? Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy kể tên 4 giống cam được trồng phổ biến ở nước ta? Trình bày đặc điểm thực vật của cây ăn quả có múi? Câu 3 (2 điểm): Em hãy trình bày các bước thực hành ghép đoạn cành? Câu 4 (0,5 điểm): Tại sao không bón phân thúc cho cây ăn quả vào gốc cây mà lại bón theo hình chiếu của tán cây? ---------------------------------Chúc các em làm bài thi tốt----------------------------------------
  3. PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN CÔNG NGHỆ 9- TIẾT 18 ( theo KHDH) ĐỀ SỐ 2 Năm học: 2023 - 2024 (Thời gian làm bài: 45 phút ) A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng của các câu sau và ghi lại đáp án vào bài làm. Ví dụ: 1- A Câu 1. Thời vụ trồng cây ăn quả có múi ở miền Bắc nước ta là: A. Từ tháng 2 đến tháng 8. B. Từ tháng 2 đến tháng 4. C. Từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc tháng 8 đến tháng 10. D. Từ tháng 8 đến tháng 10. Câu 2. Phân bón thúc thường được sử dụng cho trồng cây ăn quả có múi là: A. Phân hữu cơ, phân đạm, kali. B. Phân đạm, kali, lân. C. Phân lân, phân hữu cơ D. Phân vi sinh, vôi bột. Câu 3. Loại đất phù hợp với cây ăn quả có múi thuộc họ cam là: A. Đất phù sa, đất chua B. Đất phù sa, bazan… C. Đất chua D. Tất cả các loại đất Câu 4. Các phương pháp nhân giống vô tính là: A. Giâm cành, chiết cành, ghép . B. Giâm cành, chiết cành, gieo hạt. C. Giâm cành, ghép, gieo hạt. D. Chiết cành, ghép, gieo hạt. Câu 5. Bón lót được thực hiện vào thời kì: A. Sau khi cây ra quả. B. Sau khi trồng câ.y C. Sau khi cây ra hoa. D. Trước khi trồng cây. Câu 6. Cây ăn quả có rễ chùm là: A. Cây hồng xiêm. B. Cây bưởi. C. Cây nhãn. D. Cây dưa hấu. Câu 7. Cây ăn quả có rễ cọc là: A. Cây dưa hấu B. Cây dưa chuột C. Cây chanh đào D. Cây dâu tây Câu 8. Phương pháp ghép chữ T thường được sử dụng để ghép cho những cây có vỏ mỏng. Hãy chọn cây có thể ghép chữ T A. Cây bưởi. B. Cây ổi. C. Cây nhãn. D. Cây dưa hấu. Câu 9. Cây ăn quả ôn đới là: A. Dâu tây, mận, lê B. Táo, vải thiều C. Lê, xoài D. Dừa, chuối Câu 10. Cách tưới nước cho cây ăn quả là: A. Tưới nước đều đặn hàng ngày B. Chỉ tưới khi thấy đất khô C. Chủ động tưới theo nhu cầu của cây và điều kiện thời tiết D. Chỉ tưới lúc cây còn nhỏ Câu 11. Thời điểm có thể thu hoạch của quả cây có múi là:
  4. A. Quả chín hẳn B. Quả còn xanh C. Quả vừa tới chín D. Quả chuyển sang màu vàng Câu 12. Giống cây ăn quả có múi thuộc họ cam là : A. Cây mít. B. Cây bưởi da xanh. C.Cây sầu riêng. D. Cây măng cụt. Câu 13. Gốc của cây bưởi chua không thể ghép với mắt của: A. Bưởi Diễn B. Hồng xiêm C. Bưởi da xanh D. Cam đường Canh. Câu 14. Cách quấn ni lông quanh vị trí mắt ghép đúng cách là A. Quấn ni lông kín xung quanh mắt ghép. B. Quấn ni lông cố định quanh vết ghép, dây quấn không đè lên mắt ghép và cuống lá. C. Quấn ni lông từ chân gốc ghép lên trên mắt ghép 1 cm. D. Quấn ni lông từ vị trí mắt ghép đến hết ngọn gốc ghép. Câu 15. Một khu đất trồng cây bưởi có dạng hình chữ nhật có chiều dài 66m, chiều rộng 36m. Người ta dự định trồng các cây cam khoảng cách 6m x 6m. Biết mỗi góc đều có một cây. Khi đó, số cây người ta trồng được trên khu đất đó là A. 66 cây. B. 84 cây. C. 72 cây. D. 77 cây. Câu 16. Để kiểm tra xem mình có giâm cành thành công không ta chọn phương án nào trong các cách sau đây? A. Nhấc cành giâm ra khỏi đất để xem cành giâm đã có rễ hay chưa. B. Cắt ngọn cành giâm ở phía trên bầu đất thấy còn xanh tươi là được. C. Nếu thấy cành giâm còn xanh tươi là được. D. Cứ sau 10 ngày thấy cành giâm lên lá và chồi non là được. B. Phần tự luận : (6 điểm) Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, lấy ví dụ minh hoạ? Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy kể tên 4 giống bưởi được trồng phổ biến ở nước ta? Trình bày yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi? Câu 3 (2 điểm): Em hãy trình bày các bước thực hành ghép mắt nhỏ có gỗ? Câu 4 (0,5 điểm): Tại sao không bón phân thúc cho cây ăn quả vào gốc cây mà lại bón theo hình chiếu của tán cây? ---------------------------------Chúc các em làm bài thi tốt----------------------------------------
  5. PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN CÔNG NGHỆ 9- TIẾT 18 ( theo KHDH) Năm học: 2023 - 2024 (Thời gian làm bài: 45 phút ) Đề 1 Đề 2 Biểu điểm 1-D; 2-C; 3-B; 4-A; 5- 1-C; 2-A; 3-B; 4-A; 5- A; 6-D; 7-D; 8-A; 9- D; 6-D; 7-C; 8-A; 9- Phần trắc nghiệm B; 10-C; 11-C; 12-C; A; 10-C; 11-C; 12-B; 0,25đ/ câu 13-D; 14-B; 15-B ; 13-B; 14-B; 15-D ; 16-B 16-C Phần tự luận Câu 1: Em hãy trình Câu 1: Em hãy trình bày vai trò và vị trí bày vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta, lấy ví quả ở nước ta, lấy ví dụ minh hoạ? dụ minh hoạ? Gợi ý trả lời: Gợi ý trả lời: - Cung cấp cho người - Cung cấp cho người tiêu dùng. tiêu dùng. 0,75đ - Cung nguyên liệu - Cung nguyên liệu cho công nghiệp chế cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải biến đồ hộp, nước giải khát. khát. 0,25đ - Cung cấp hàng hoá - Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu. cho xuất khẩu. Lấy được ví dụ minh Lấy được ví dụ minh hoạ hoạ Câu 2: * 4 giống cam Câu 2: * 4 giống bưởi được trồng phổ biến ở được trồng phổ biến ở 1đ nước ta: cam Vinh, nước ta: bưởi Đoan cam sành Hà Giang, Hùng, bưởi Năm Roi, cam mật... bưởi da xanh, bưởi Phúc Trạch... * Yêu cầu ngoại cảnh * Đặc điểm thực vật 0,5đ của cây ăn quả có múi: của cây ăn quả có múi: - Nhiệt độ thích hợp 0,5đ - Thân : Là loại cây 250C – 270C. thân gỗ, - Cây cần đủ ánh sáng 0,25đ - Có nhiều cành nhưng không ưa ánh - Rễ : Cây có bộ rễ sáng mạnh. phát triển, rễ cọc cắm - Độ ẩm không khí 70
  6. sâu xuống đất, rễ con – 80%. Lượng mưa 0,25đ phân bố tập chung ở thích hợp : 1000 – lớp đất mặt. 2000mm / năm. - Hoa : Thường nở rộ - Loại đất thích hợp : cùng cành non phát Phù sa ven sông, phù triển, có mùi thơm hấp sa cổ, bazan , Tầng đất dẫn. dày, độ pH từ 5,5 đến 6,5. Câu 3: Các bước thực Câu 3: Các bước thực hành ghép đoạn cành: hành ghép mắt nhỏ có 0, 5đ B1: Chọn và cắt cành gỗ: ghép B1: Chọn vị trí ghép Chọn cành bánh tẻ, có và tạo miệng ghép 0,5đ lá, mầm ngủ to, không + Chọn vị trí ghép trên sâu bệnh, ở giữa tầng thân gốc ghép, cách tán cây, đường kính đặt đất 15-20cm. của cành ghép phải + Cắt một lát hình lưỡi tương ứng với gốc gà từ trên xuống, dài ghép. 1,5-2cm, có độ dày gỗ 0,5đ Cắt vát đầu gốc của bằng 1/5 đường kính cành ghép 1 vết cắt dài gốc ghép, sau đó cắt từ 1,5cm – 2cm một lát ngang bên B2: Chọn vị trí ghép dưới sẽ tạo được và cắt gốc ghép miệng ghép. Chọn vị trí trên thân B2: Cắt mắt ghép gốc ghép cách mặ đất + Cắt một miếng vở 10 – 15cm cùng một lớp gỗ mỏng Cắt các cành phụ, gai trên cành ghép, có ở gốc ghép và ngọn mầm ngủ, tương gốc ghép. đương với miệng mở 0,5đ Cắt vát gốc ghép ở gốc ghép. tương tự như ở gốc B3: Ghép mắt ghép. + Đặt miếng ghép vào B3: Ghép đoạn cành miệng mở ở gốc ghép. Đặt cành ghép lên gốc + Quấn dây ni lông cố ghép sao cho chồng định mắt ghép, dây khít lên nhau. quấn không đè lên Chụp kín gốc ghép và mầm ngủ và cuống lá. đầu cành ghép bằng B4: Kiểm tra sau khi túi PE trong. ghép. B4: Kiểm tra sau khi + Sau khi ghép từ 10- ghép 15 ngày, kiểm tra thấy mắt ghép còn xanh Sau khi ghép từ 30-35 tươi là được. ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết + Sau 18-30 ngày, ghép liền nhau và tháo bỏ dây buộc và
  7. đoạn cành ghép xanh tươi là được. cắt ngọn gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 – 2cm. Câu 4: Không bón phân thúc cho cây ăn quả vào gốc cây mà lại bón theo hình chiếu của tán cây vì căn cứ vào đặc điểm thực vật của cây ăn quả : bộ rễ 0,5đ phát triển, rễ con tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt ăn rộng theo hình chiếu của mép tán cây, do đó bón phân như vậy giúp cây hút được chất dinh dưỡng nhanh hơn, có hiệu quả hơn.
  8. PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM LAN CÔNG NGHỆ 9- TIẾT 18 ( theo KHDH) Năm học: 2023 - 2024 (Thời gian làm bài: 45 phút ) Mứ Nhận Thông Vận Vận Tổng c độ biết hiểu dụng dụng Chủ đề cao TN TL TN TL TN TL TN TL Các vấn đề 2 2 Câu 1 8 chung về cây 0,5 0.5 2 ăn quả 1 Các phương 2 2 2 7 pháp: Giâm cành, chiết 0,5 0,5 0,5 3,5 cành, ghép Kĩ thuật trồng 2 2 Câu 2 2 Câu 4 8 cây ăn quả có 0,5 0,5 2,5 0,5 0,5 4,5 múi Tổng 6 8 1 6 1 1 23 1,5 2 2,5 1,5 2 0,5 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0