intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 122)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 122)’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 122)

  1.  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐỀ KT CUỐI KÌ 1 ­ NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN ĐỊA ­ LỚP 10  Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Mã đề 122 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM) Câu 1:  Nhân tố quyết định đến sự phân bố của các vành đai thực vật theo độ cao là A.  khí hậu. B.  đất. C.  Nguồn nước. D.  con người.  Câu 2:  Đô thị hóa là một quá trình A.  tiêu cực nếu qui mô của các thành phố quá lớn. B.  làm thu hẹp mạng lưới đô thị. C.  tập trung dân cư đông ở đô thị nhỏ. D.  tích cực nếu gắn với công nghiệp hóa. Câu 3:  Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần   còn lại là biểu hiện của quy luật A.  thống nhất và hoàn chỉnh. B.  địa đới. C.  đai cao. D.  địa ô. Câu 4:  Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí? A.  Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. B.  Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C.  Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển. D.  Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. Câu 5:  Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về A.  mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiện. B.  sự thay đổi các thành phần tự nhiện hướng vĩ độ. C.  sự thay đổi các thành phần tự nhiện theo kinh độ. D.  mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiện. Câu 6:  Sử dụng thủy triều nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A.  Trồng rừng ngập mặn.  B.  Sản xuất điện.  C.  Giảm thiểu hạn hán.  D.  Sản xuất muối ăn.  Câu 7:  Nhân tố kinh tế xã hội tác động đến  A.  quy định chức năng đô thị. B.  khả năng mở rộng không gian đô thị. C.  hình thành hệ thống đô thị toàn cầu. D.  chức năng, bản sắc đô thị. Câu 8:  Dân số thế giới tập trung nhiều nhất ở châu lục nào sau đây? A.  Châu Á. B.  Châu Mĩ. C.  Châu Phi. D.  Châu Âu. Câu 9:  Cho bảng số liệu:  Cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới thời kì 1980 – 2020                                                                                                                             (Đơn vị: %) Năm 1980 1990 2000 2010 2020 Trang 1/4 ­ Mã đề 122
  2. 0­14 tuổi 35,3 32,8 30,1 27,0 25,4 15­64 tuổi 58,8 61,0 63,0 65,5 65,3 65 tuổi trở lên 5,9 6,2 6,9 7,6 9,3 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới thời kì 1980 ­  2020, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A.  Miền. B.  Tròn. C.  Kết hợp. D.  Đường. Câu 10:  Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố vành đai thực vật thông qua A.  độ ẩm và khí áp. B.  độ ẩm và lượng mưa. C.  nhiệt độ và độ ẩm. D.  lượng mưa và gió. Câu 11:  Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào? A.  Hướng bắc.  B.  Hướng tây.  C.  Hướng nam.  D.  Hướng đông.  Câu 12:  Lớp vỏ địa lí là A.  vỏ khí quyển. B.  vỏ cảnh quan. C.  vỏ sinh quyển. D.  vỏ Trái Đất. Câu 13:  Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo A.  kinh độ. B.  vĩ độ. C.  các mùa. D.  độ cao. Câu 14:  Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A.  Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển. B.  Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. C.  Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. D.  Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.  Câu 15:  Cho bảng số liệu: SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM                                                                                                                   (Đơn vị: Tỉ người) Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 2022 Số dân 1 2 3 4 5 6 7 8                                                            (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019, NXB thống kê   2020) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tình hình tăng dân số của thế giới giai  đoạn 1804­2020? A.  Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng tăng. B.  Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng giảm. C.  Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người tăng theo cấp số nhân. D.  Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người luôn bằng nhau. Câu 16:  Quy mô dân số của một quốc gia là A.  mật độ trung bình dân số. B.  số người trên diện tích đất. C.  số dân quốc gia ở các nước D.  tổng số dân của quốc gia. Câu 17:  Loài cây ưa lạnh chỉ phân bố ở A.  các vùng quanh cực Bắc và Nam.  Trang 2/4 ­ Mã đề 122
  3. B.  các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới.  C.  các vĩ độ cao và các vùng núi cao. D.  các vùng ôn đới và các vùng đồng bằng.  Câu 18: Động lực phát triển dân số là     A. tỉ suất sinh thô. B. số người nhập cư.     C. gia tăng tự nhiên. D. gia tăng cơ học. Câu 19:  Nhân tố quyết định đến hướng phát triển của đô thị trong tương lai là A.  vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên. B.  sự phát triển kinh tế. C.  chính sách phát triển đô thị. D.  lối sống, mức thu nhập. Câu 20:  Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của biển và đại dương đối với sự phát  triển kinh tế ­ xã hội? A.  Phát triển các ngành kinh tế biển. B.  Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp. C.  Cung cấp tài nguyên sinh vật biển. D.  Cung cấp tài nguyên khoáng sản biển. Câu 21:  Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư? A.  Trình độ phát triển sản xuất. B.  Các điều kiện của tự nhiện. C.  Tính chất của ngành sản xuất.  D.  Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 22:  Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí? A.  Nơi xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận.  B.  Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất.  C.  Được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit và badan.  D.  chiều dày dao động từ 35­40 km.  Câu 23:  Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất? A.  Vùng cực.  B.  Chí tuyến.           C.  Ôn đới.  D.  Xích đạo.  Câu 24:  Dân cư thường tập trung đông đúc ở khu vực nào sau đây? A.  Các bồn địa và cao nguyên. B.  Đồng bằng phù sa màu mỡ. C.  Các nơi là địa hình núi cao. D.  Thượng nguồn các sông lớn. Câu 25:  Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là A.  nơi sống. B.  thức ăn.          C.  độ ẩm. D.  nhiệt độ. Câu 26:  Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật? A.  Nước và nhiệt độ.  B.  Ánh sáng.  C.  Nước  D.  Nhiệt độ.  Câu 27:  Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh   quan địa lí theo A.  các mùa. B.  độ cao.          C.  vĩ độ. D.  kinh độ.  Câu 28:  Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến  Trang 3/4 ­ Mã đề 122
  4. A.  khả năng mở rộng không gian đô thị. B.  cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đô  thị. C.  quy mô và chức năng đô thị. D.  mức độ và tốc độ đô thị hóa. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1. Giải thích được hiện tượng thuỷ triều. (1,0 điểm) Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế ­ xã hội và môi trường.  (2,0 điểm) ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1