intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” dành cho các bạn học sinh lớp 10 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống lại kiến thức học tập nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp tới, cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề kiểm tra cho quý thầy cô. Hi vọng với đề thi này làm tài liệu ôn tập sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: ĐỊA LÍ. Lớp 10. (Đề thi có 03 trang, gồm 30 câu) Thời gian: 50 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày kiểm tra: 03/01/2023) Mã đề: 101 I. Phần trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1: Nhiệt độ của nước biển và đại dương A. cao nhất ở vùng cận nhiệt và ôn đới. B. từ độ sâu 300m trở lên rất ít thay đổi. C. thay đổi theo vĩ độ và theo độ sâu. D. giảm dần từ vùng cực về xích đạo. Câu 2: Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm A. vuông góc với nhau. B. thẳng hàng với nhau. C. lệch nhau góc 45 độ. D. lệch nhau góc 60 độ. Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là A. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng. B. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình. C. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật. D. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi. Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông I-ê-nit-xây thường có lũ lớn vào mùa xuân là do A. băng ở hạ lưu tan trước, băng ở thượng lưu chưa tan. B. gió mùa gây mưa rất lớn vào mùa xuân. C. các hợp lưu tiếp nước rất nhiều vào mùa xuân. D. băng ở thượng lưu tan trước, băng ở hạ lưu chưa tan. Câu 5: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có A. toàn bộ thực vật và vi sinh vật. B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng. C. toàn bộ động vật và vi sinh vật. D. toàn bộ sinh vật sinh sống. Câu 6: Ở đồng bằng, lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do A. tốc độ nước chảy nhanh. B. tổng lưu lượng nước lớn. C. lớp phủ thổ nhưỡng mềm. D. bề mặt địa hình bằng phẳng. Câu 7: Bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của thành phố Vũng Tàu (°C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3 TP Vũng Tàu 26 27 28 29 29 28 28 28 28 28 27 0 Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Vũng Tàu (°C) là: A. 4 B. 27 C. 28 D. 29 Câu 8: Sóng biển là A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ. C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. D. sự di chuyển của nước biển theo các hướng khác nhau. Câu 9: Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào? A. Hướng đông. B. Hướng tây. C. Hướng bắc. D. Hướng nam. Câu 10: Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước A. quanh năm. B. theo mùa. C. vào mùa xuân. D. vào mùa hạ. Câu 11: Chế độ mưa ảnh hưởng tới chế độ nước sông là A. quy định chế độ dòng chảy sông. B. điều tiết chế độ dòng chảy sông. C. quy định tốc độ dòng chảy sông. D. tăng rất nhanh lưu lượng dòng chảy. Câu 12: Vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? A. Không Trăng hoặc Trăng tròn. B. Trăng khuyết hoặc không Trăng. C. Trăng khuyết. D. Trăng tròn hoặc Trăng khuyết. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình? A. Nhiệt độ sườn dốc cao hơn sườn thoải. B. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. C. Nhiệt độ thay đổi theo hướng sườn núi. D. Càng lên cao, biên độ nhiệt độ càng lớn. Câu 14: Giới hạn dưới của sinh quyển là A. độ sâu 11km đáy đại dương. B. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất. C. giới hạn dưới của vỏ lục địa. D. đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá. Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do A. mưa. B. động đất. C. núi lửa. D. gió. Câu 16: Biên độ nhiệt trong năm theo vĩ độ có đặc điểm A. giảm dần từ xích đạo về cực. B. tăng dần từ xích đạo về cực. Trang 1/3 -HKI - Địa 10 - Mã đề 101
  2. C. không có sự thay đổi nhiều. D. giảm dần từ chí tuyến về hai phía. Câu 17: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phần lớn được A. phản hồi vào không gian. B. các tầng khí quyển hấp thụ. C. bề mặt Trái Đất hấp thụ. D. phản hồi vào băng tuyết. Câu 18: Nhân tố quyết định đến sự phân bố của sinh vật là A. địa hình. B. nguồn nước. C. khí hậu. D. đất. Câu 19: Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí A. ôn đới và cực. B. cực và xích đạo. C. xích đạo và chí tuyến. D. chí tuyến và ôn đới. Câu 20: Frông là mặt ngăn cách giữa hai A. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. B. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất. C. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp. D. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau. Câu 21: Hồ Tây (Hà Nội) thuộc loại hồ nào sau đây? A. Hồ băng hà. B. Hồ miệng núi lửa. C. Hồ móng ngựa. D. Hồ tự nhiên. Câu 22: Chiếm đến 80% khối lượng không khí của khí quyển là tầng A. tầng nhiệt. B. bình lưu. C. đối lưu. D. tầng giữa. Câu 23: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa? A. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. B. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. C. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình. D. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. Câu 24: Không khí khô khi từ đỉnh núi xuống chân núi, trung bình 100 m tăng A. 0,6°C. B. 0,8°C. C. l,0°C. D. l,2°C. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực. B. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực. C. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo. D. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến. Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển? A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển. Câu 27. Theo bảng số liệu (bảng 2), nhận xét nào sau đây đúng về biến trình nhiệt độ không khí trên đại dương và lục địa? A. Đại dương có biên độ nhiệt độ năm cao hơn lục địa. B. Đại dương có trị số tháng lạnh nhất cao hơn lục địa. C. Đại dương có trị số tháng nóng nhất cao hơn lục địa. D. Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất ở đại dương lớn hơn lục địa. Bảng 2. Biến trình nhiệt độ không khí trên đại dương và lục địa (°C) Biến trình đại dương, đảo Hêbrit (57°32 B) Biến trình lục địa, Kirren (57°47 B) Tháng lạnh nhất Tháng nóng nhất Biên độ Tháng lạnh nhất Tháng nóng nhất Biên độ 3 (5°C) 8 (12,8°C) 7,8°C 1 (-27,3 0C) 7 (18,6°C) 45,9°C Câu 28. Theo Hình sau. Phân bố lượng mưa theo vĩ độ, nhận xét nào sau đây đúng về phân bố mưa trên Trái Đất? A. Xích đạo có lượng mưa lớn nhất. B. Chí tuyến có lượng mưa nhỏ nhất. C. Ở ôn đới có lượng mưa lớn nhất. D. Ở hai cực có lượng mưa lớn nhất. Trang 2/3 -HKI - Địa 10 - Mã đề 101
  3. II. Phần tự luận (3,0 điểm). Câu 29: (1,0 điểm).Tại sao ở ôn đới, chí tuyến các vành đai áp hình thành do động lực? Câu 30: (2,0 điểm). Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Hà Nội 1667 989 Huế 2868 1000 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) a. Vẽ biểu đồ cột kép thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi của 3 địa điểm trên. b. Nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi của 3 địa điểm trên. ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng Atlat và tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 -HKI - Địa 10 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2