Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)
lượt xem 0
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Đắk Nông (Đề minh hoạ)
- SỞ GD & ĐT ĐẮK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ MINH HỌA Môn: Địa lí - Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút; không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Số báo danh:…………………………. Câu 1: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền về kinh tế. D. thềm lục địa. Câu 2: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. bắc - nam. B. tây bắc - đông bắc. C. tây bắc - đông nam. D. tây - đông. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. B. Làm cho khí hậu khô hạn. C. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. D. Mang lại lượng mưa lớn. Câu 4: Gió mùa đông bắc xuất phát từ A. biển Đông. B. Ấn Độ Dương. C. áp cao Xibia. D. vùng núi cao. Câu 5: Khu vực có mưa nhiều nhất vào thời kì đầu mùa hạ ở nước ta là A. Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. C. Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ Câu 6: Đai nhiệt đới gió mùa phân bố ở độ cao trung bình A. ở miền Bắc dưới 600 - 700 m; miền Nam dưới 900 - 1000 m. B. ở miền Bắc và miền Nam dưới 600 - 700m đến 900 - 1000 m. C. ở miền Bắc dưới 900 - 1000 m, miền Nam dưới 600 - 700m. D. ở miền Bắc trên 600 - 700 m; miền Nam trên 900 - 1000 m. Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? A. Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn. B. Rừng nghèo và mới phục hồi chiếm tỉ lệ lớn. C. Diện tích rừng giảm nhanh, liên tục. D. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. Câu 8: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta biểu hiện rõ nhất ở A. ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai.
- B. sự gia tăng các thiên tai như bão, ngập lụt. C. ô nhiễm môi trường và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. D. sự gia tăng các thiên tai và biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây vừa chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc ? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Lào Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địalí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Đông Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau về chế độ mưa của trạm Đồng Hới và Nha Trang là A. mưa lớn nhất cả nước B. mưa đều quanh năm C. mưa lớn nhất vào tháng IX. D. mùa mưa lệch về thu - đông. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Sông Cả. B. Sông Chu. C. Sông Mã. D. Sông Đà. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết phần lớn các sông ở Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Kông qua hai sông nào sau đây? A. Xê Công, Sa Thầy. B. Đăk Krông, Ea Sup. C. Xê xan, Xrê Pôk. D. Xê xan, Đăk Krông. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây không thuộc nhóm đất Feralit? A. Đất đỏ badan. B. Đất nâu đỏ đá vôi. C. Đất cát. D. Đất feralit trên đá phiến Câu 15: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 13 và 14 hãy cho biết các cao nguyên sau, cao nguyên nào không phải là cao nguyên badan? A. Kom Tum. B. Đăk Lăk. C. Mộc Châu. D. Mơ Nông. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? A. Pu Đen Đinh. B. Hoàng Liên Sơn. C. Sông Gâm. D. Trường Sơn Bắc. Câu 17: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa. B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động. C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn.
- D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn. Câu 18: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng? A. Miền Bắc có các cao nguyên ba dan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. B. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ có nhiều núi thấp. C. Bên cạnh núi cao, đồng bằng còn có vùng đồi trung du. D. Gồm nhiều dạng địa hình: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên. Câu 19: Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho A. biển Đông ít bị thiên tai, khí hậu khá ổn định. B. nhiệt độ cao và chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. hải lưu có tính khép kín, chảy theo hướng gió mùa. D. trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn. Câu 20: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A. cân bằng bức xạ luôn dương quanh năm. B. lượng nhiệt Mặt Trời nhận được rất lớn. C. Mặt Trời luôn cao trên đường chân trời. D. Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm. Câu 21: Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam chủ yếu vì A. có nền nhiệt độ thấp hơn. B. có nền nhiệt độ cao hơn. C. có nền địa hình thấp hơn. D. có nền địa hình cao hơn. Câu 22: Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa? A. Phần lớn là loài vùng xích đạo và nhiệt đới. B. Xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, cây họ dầu. C. Động vật tiêu biểu là các loài thú to lớn. D. Xuất hiện các loài thú có lông dày và lớn. Câu 23: Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức. B. Khai thác quá mức và bùng phát dịch bệnh. C. Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường. D. Thời tiết thất thường và khai thác quá mức. Câu 24: Lũ quét là loại thiên tai bất thường vì
- A. rất khó dự báo. B. xảy ra ở khu vực địa hình chia cắt mạnh. C. lượng mưa lớn trong thời gian rất ngắn. D. lượng cát bùn nhiều. Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây? A. Tây bắc – đông nam. B. Đông bắc – tây nam. C. Tây nam – đông bắc. D. Đông nam – tây bắc. Câu 26: Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LAI CHÂU Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu? A. Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng XII. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,50C. C. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất. D. Lượng mưa từ tháng V nhiều hơn trung bình năm. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Lạng Sơn so với Nha Trang? A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực nào cao nhất trên lát cắt C - D? A. Cao nguyên Mộc châu. B. Núi Phu Pha Phong. C. Núi Phu Luông. D. Núi Phanxipang. Câu 29: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là A. tác động của vận động Tân kiến tạo. B. sự xuất hiện khá sớm của con người. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. vị trí địa lí giáp Biển Đông. Câu 30: Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do
- A. gió mùa Đông Bắc. B. độ cao của địa hình. C. gió mùa đông nam. D. hướng các dãy núi. Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Chế độ nước thay đổi theo mùa. C. Tổng lượng dòng chảy lớn. D. Xâm thực mạnh ở miền núi. Câu 32: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm là A. có các bãi triều thấp phẳng. B. thềm lục địa hẹp, vùng biển sâu. C. các cồn cát, đầm phá không phổ biến. D. phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. Câu 33: Khí hậu của miền Bắc nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. B. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 18oC. C. Có một mùa đông lạnh ít mưa. D. Có mùa mưa và mùa khô sâu sắc. Câu 34: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do A. phá rừng để khai thác gỗ củi. B. phá rừng để lấy đất thổ cư. C. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. D. phá rừng để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản. Câu 35: Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là A. trồng rừng đầu nguồn. B. trồng rừng ngập mặn. C. xây dựng các đập thủy điện. D. trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 36: Cho số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA THỜI KÌ 1983 – 2020 (Đơn vị: triệu ha) Năm Tổng diện tích rừng Trong đó Rừng tự nhiên Rừng trồng 1983 7,2 6,8 0,4 2020 13,9 10,0 3,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng với tình hình diện tích rừng nước ta giai đoạn 1983 - 2017? A. Tổng diện tích rừng giảm. B. Diện tích rừng trồng tăng. C. Độ che phủ rừng giảm. D. Diện tích rừng tự nhiên giảm Câu 37: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc và Tây bắc chủ yếu là do A. sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất. B. sự phân bố độ cao địa hình. C. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi. D. ảnh hưởng của biển Đông.
- Câu 38: Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do A. đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn. B. khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt. C. mưa nhiều, nhiệt độ quanh năm cao. D. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ. Câu 39: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng cùng với đất feralit có mùn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta đã tạo thuận lợi cho A. các loài sinh vật từ phương Nam di cư lên. B. rừng cận xích đạo lá rộng phát triển mạnh. C. quá trình feralit diễn ra với cường độ mạnh. D. rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim phát triển. Câu 40: Tính độ che phủ của nước ta năm 2021 biết tổng diện tích rừng là 13,92 triệu ha, diện tích lãnh thổ nước ta là 33,12 triệu ha. A. 42,0%. B. 24,4%. C. 0,40%. D. 0,24%. ----------------------------- Hết -------------------------------- ( Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 317 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn