intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trung Tâm GDTX tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trung Tâm GDTX tỉnh Kon Tum’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trung Tâm GDTX tỉnh Kon Tum

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KON TUM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRUNG TÂM GDTX KON TUM NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Địa lí 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: …. /…./2023 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 03 trang) Mã đề 184 Họ và tên: ........................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Loại rừng thưa nhiệt đới khô phát triển nhiều nhất ở vùng A. Nam Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Trung Bộ. Câu 2: “Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ” là phương thức giải quyết việc làm ở A. vùng nông thôn nước ta. B. vùng miền núi nước ta. C. vùng trung du nước ta. D. vùng đô thị nước ta. Câu 3: Nước ta nằm trong vùng thường xảy ra nhiều thiên tai. Loại thiên tai nào sau đây gây thiệt hại nặng nề nhất? A. Lũ quét. B. Bão. C. hạn hán. D. ngập lụt. Câu 4: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LẠNG SƠN VÀ LAI CHÂU (Đơn vị: 0C) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lạng Sơn 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,6 18,3 14,3 Lai Châu 17,2 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7 Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn và Lai Châu lần lượt là A. 3,20C và 12, 50C. B. 12, 50C và 3,20C. C. 9,40C và 13,30C. D. 13,70C và 9,40C. Câu 5: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội? A. Tháng XII có nhiệt độ trung bình thấp nhất. B. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 17,1 lần tháng thấp nhất. C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn 13,50C. D. Tháng VII có lượng mưa trung bình cao nhất. Trang 1/3 - Mã đề 184
  2. Câu 6: Núi Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum có độ cao khoảng 2598m, tức là thuộc đai cao A. cận ôn đới gió mùa trên núi. B. nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới gió mùa trên núi. D. cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Câu 7: Sự khác nhau về thiên nhiên ở vùng núi nước ta theo hướng Đông – Tây chủ yếu là do A. độ cao của các dãy núi và gió mùa. B. tác động của gió mùa và hướng núi. C. hướng nghiêng chung của địa hình. D. tác động của Biển Đông. Câu 8: Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc trung ương? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Huế. D. Hà Nội. Câu 9: Thời gian gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta từ tháng A. 5 đến tháng 10. B. 9 đến tháng 12. C. 1 đến tháng 4. D. 11 đến tháng 4 năm sau. Câu 10: Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ đã làm cho khí hậu nước ta có A. hai mùa rõ rệt. B. sự phân hóa. C. tính nhiệt đới. D. tính chất ẩm. Câu 11: Dân số nước ta đông, đứng thứ 3 Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a và A. Phi-lip-pin. B. Mi-an-ma. C. Thái Lan. D. Ma-lai-xi-a. Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là A. khai thác quá mức, bừa bãi. B. công nghệ khai thác lạc hậu. C. chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học). D. chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Câu 13: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nhìn chung trên cả nước mùa bão nằm trong khoảng thời gian A. từ tháng V đến tháng XII. B. từ tháng VI đến tháng XI. C. từ tháng IV đến tháng XI. D. từ tháng V đến tháng X. Câu 14: Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của A. lượng mưa. B. sinh vật. C. đất đai. D. khí hậu. Câu 15: Giới hạn phía Bắc của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. dãy Hoành Sơn. B. đèo Hải Vân. C. đèo Ngang. D. dãy Bạch Mã. Câu 16: Đô thị có dân số đông nhất nước ta hiện nay là A. Đà Nẵng. B. Hà Nội. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ. Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây? A. Trung Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc. Câu 18: Các loại thiên tai ở nước ta đang có xu hướng gia tăng bởi nguyên nhân chính là A. độ che phủ rừng chưa phục hồi. B. khai thác tài nguyên chưa hợp lí. C. suy giảm diện tích các loại rừng. D. sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 19: Biểu hiện nào không thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn. B. Độ ẩm không khí cao > 80%. 0 C. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 C. D. Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm. Câu 20: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Mơ Nông. B. Mộc Châu. C. Di Linh. D. Lâm Viên. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất nào sau đây phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu? A. Đất cát biển. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất phù sa sông. Câu 22: Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì A. từ 1954 đến 1960. B. từ 1970 đến 1975. Trang 2/3 - Mã đề 184
  3. C. từ 1943 đến 1954. D. từ 1960 đến 1970. Câu 23: Khi Tây Nguyên bước vào mùa mưa thì sườn đông của dãy Trường Sơn A. chịu tác động của gió Tín phong. B. là thời kì chuyển tiếp. C. chịu tác động của gió Tây khô nóng. D. cũng bắt đầu mùa mưa. Câu 24: Cho bảng số liệu: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH ( 0C) Địa điểm Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình bình năm tháng lạnh nhất tháng nóng nhất Hà Nội 23.5 16.4 (tháng I) 28.9 (tháng VII ) TP.Hồ Chí Minh 27.1 25.7 (tháng XII ) 28.9 (tháng IV ) Nhận xét nào sau đây chưa đúng theo bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất bằng nhau do có Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nền nhiệt của Hà Nội cao hơn TP.Hồ Chí Minh. D. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất của Hà Nội thấp do gió mùa đông bắc. Câu 25: Biển Đông nằm trong vùng A. ôn đới gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. cận nhiệt đới gió mùa. Câu 26: Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam: A. phía Bắc cao hoặc thấp tùy nơi. B. phía Bắc cao hơn phía Nam. C. phía Bắc thấp hơn phía Nam. D. phía Bắc và phía Nam không chênh lệch. Câu 27: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 -2014 (Đơn vị: triệu ha) Năm Tổng diện tích rừng Trong đó Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14,3 14,3 0,0 1983 7,2 6,8 0,4 2014 13,8 10,1 3,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện diện tích rừng của nước ta giai đoạn trên, biểu đồ thích hợp nhất là A. biểu đồ kết hợp. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ cột ghép. D. biểu đồ cột chồng. Câu 28: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo: A. Bắc - Nam, Đông - Tây và theo độ cao. B. Bắc - Nam, Đông - Tây và Đông Bắc - Tây Nam. C. Đông - Tây và Đông Bắc - Tây Nam và độ cao. D. Bắc - Nam, Đông Bắc- Tây Nam và độ cao. Câu 29: Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở khu vực A. xây dựng. B. công nghiệp. C. nông-lâm-thủy sản. D. dịch vụ. Câu 30: Vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ hẹp, biển sâu, nguyên nhân chính là do A. có đồi và bán bình nguyên liền kề. B. có đồng bằng liền kề mở rộng. C. có bãi triều thấp, phẳng. D. có đồi núi liền kề ăn sát ra biển. ----------- HẾT ---------- (Học viên được sử dụng Atlat Địa lí – NXB Giáo dục Việt Nam) Trang 3/3 - Mã đề 184
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2