Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai
- SỞ GD – ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯƠNG THCS-THPT ĐĂK LUA MÔN: ĐỊA LÍ, KHỐI (LỚP) 12 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Câu 1: Khu vực có mưa nhiều nhất vào thời kì đầu mùa hạ ở nước ta là A. Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. C. Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Câu 2: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ. Câu 3: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là A. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C. B. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C. C. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? A. Trong năm có một mùa đông lạnh. B. Thời tiết thường diễn biến phức tạp. C. Có một mùa khô sâu sắc kéo dài. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. Câu 5: Biểu hiện của khí hậu gió mùa ở phần lãnh thổ phía Nam là A. có một mùa mưa với lượng mưa lớn. B. có một mùa khô hầu như không có mưa. C. sự phân chia thành hai mùa mưa và khô. D. nhiệt độ trung bình năm dưới 250C. Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. cấu trúc địa chất và địa hình. B. cấu trúc địa hình và hướng sông ngòi. C. chế độ mưa và thuỷ chế sông ngòi. D. đặc điểm về chế độ khí hậu. Câu 7: Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do A. đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn. B. khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt. C. mưa nhiều, nhiệt độ quanh năm cao. D. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ. Câu 8: Tính nhiệt đới ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần về phía Nam không phải là do A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị giảm sút. B. càng gần xích đạo nên lượng bức xạ càng tăng. C. ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng. D. Tín phong Đông Bắc thổi ổn định quanh năm. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta ? A. Tổng diện tích rừng đang tăng lên. B. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái. C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn. D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Câu 10: Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây? A. Ngăn chặn du canh, du cư. B. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp. C. Bảo vệ rừng và đất rừng. D. Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá. Câu 11: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất? A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. Trồng lúa nước làm đất bị glây. C. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. D. Canh tác không hợp lý trên đất dốc. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Nam Bộ giảm nhanh trong những năm gần đây là A. phá rừng để lấy gỗ. B. phá rừng để nuôi tôm. C. thiên tai hạn hán. D. cháy rừng. Câu 13: Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức. B. Khai thác quá mức và bùng phát dịch bệnh. C. Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường. D. Thời tiết thất thường và khai thác quá mức. Câu 14: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là A. phát triển nông nghiệp. B. biến đổi khí hậu. C. chiến tranh tàn phá. D. săn bắt động vật. Câu 15: Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là A. xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia. B. duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng. C. thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch. D. giao đất, giao rừng, ngăn chặn du canh du cư. Câu 16: Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần A. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp. B. ngăn chặn nạn du canh, du cư. C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. D. chống suy thoái và ô nhiễm đất. Câu 17: Biện pháp nào sau đây được sử dụng để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta? A. Cải tạo đất hoang, đất đồi núi trọc. B. Ban hành sách Đỏ Việt Nam.
- C. Cấm khai thác tài nguyên thiên nhiên. D. Cấm tuyệt đối khai thác rừng. Câu 18: Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất để bảo vệ đất đồi núi ở nước ta? A. Quản lí và sử dụng vốn đất rừng hợp lí. B. Sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất đai. C. Áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn. D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất đai. Câu 19: Nội dung chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. B. chú trọng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. C. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường không ô nhiễm. D. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững. Câu 20: Có mấy nhiệm vụ mà Chiến lược quốc gia đề ra về bảo vệ tài nguyên và môi trường A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do A. mưa lớn và lũ nguồn về. B. mật độ dân cư và xây dựng cao. C. mưa lớn kết hợp với triều cường. D. mặt đất thấp, xung quanh có đê. Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Trung Bộ nước ta là A. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển. B. sông ngắn dốc, tập trung nước nhanh. C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. D. có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước ra biển. Câu 23: Bão ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng IX chủ yếu do ảnh hưởng của A. gió mùa Tây Nam. B. dải hội tụ nhiệt đới. C. “gió mùa Đông Nam”. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 24: Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do A. nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. B. sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới. C. sự di chuyển tâm bão từ Bắc vào Nam. D. hoạt động của dòng biển theo mùa. Câu 25: Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là A. trồng rừng đầu nguồn. B. trồng rừng ngập mặn. C. xây dựng các đập thủy điện. D. trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 26: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh bão có hiệu quả nhất? A. có các biện pháp di rời khi bão đang hoạt động. B. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển. C. huy động sức dân phòng tránh bão. D. tăng cường các thiết bị dự báo chính xác. Câu 27: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta? A. Phòng chống cháy rừng. B. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. C. Bố trí nhiều trạm bơm nước. D. Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý Câu 28: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là A. bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ. B. xây hồ chứa nước chống khô hạn. C. xây đê, kè chắn sóng, bão. D. di dân đến các vùng khác. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang khí hậu, cho biết trạm khí hậu Đồng Hới thuộc vùng khí hậu nào sau đây? A. Đông Bắc Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang khí hậu, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc Miền khí hậu phía Bắc? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các hệ thống sông, cho biết sông Lô thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Hồng. B. Sông Thái Bình. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Mê Công. Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các hệ thống sông, cho biết hệ thống sông nào sau đây chiếm tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất ở nước ta? A. Sông Hồng. B. Sông Mã. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mê Công. Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các hệ thống sông, cho biết sông Cả đổ ra biển ở cửa nào sau đây? A. Lạch Trường. B. Hội. C. Gianh. D. Nhật Lệ. Câu 34: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các nhóm và các loại đất chính, cho biết nhóm đất nào sau đây phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu? A. Đất phù sa sông. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất cát biển. Câu 35: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc thảm thực vật nào sau đây?
- A. Rừng kín thường xanh. B. Rừng thưa. C. Rừng tre nứa. D. Rừng ngập mặn. Câu 36: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang thực vật và động vật, cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung Trung Bộ. Câu 37: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang khí hậu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ gió ở trạm khí tượng TP. Hồ Chí Minh? A. Gíó tháng 1 hoạt động mạnh nhất. B. Gió hoạt động đều trong cả năm. C. Gió tháng 7 hoạt động mạnh nhất. D. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh. Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang các hệ thống sông, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây? A. Tây bắc – đông nam. B. Đông bắc – tây nam. C. Tây nam – đông bắc. D. Đông nam – tây bắc. Câu 39: Cho bảng số liệu DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Rừng sản Rừng phòng Rừng đặc xuất hộ đụng 2010 225,9 31,1 4,6 2012 217,0 18,5 1,8 2014 227,4 25,0 1,5 2019 256,5 11,1 1,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng của nước ta từ bảng số liệu trên? A. Rừng sản xuất xu hướng tăng. B. Rừng phòng hộ giảm liên tục. C. Rừng đặc dụng tăng, giảm liên tục. D. Rừng phòng hộ diện tích lớn nhất. Câu 40: Cho biểu đồ: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2018 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất chuyên dùng, thổ cư ở cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng thứ hai. B. Tỉ trọng đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng tương đương nhau. C. Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng lớn nhất ở cả hai đồng bằng. D. Đất lâm nghiệp ở cả hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 809 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 438 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 347 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 483 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 179 | 14
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 450 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 330 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 279 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 350 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 148 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 137 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 288 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 169 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn