intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra cuối học kì I Địa lí 8 năm học 2022-2023 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNK TL TNKQ TL Q Địa lí tự nhiên - Biết được tên các khu vực châu Á thuộc các kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á. - Biết được đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa. - Biết được đặc điểm sông ngòi châu Á. Số câu:3 3 câu Số điểm: 1 1.0 điểm Tỉ lệ 10% 10% Đặc điểm dân cư, - Biết được Ấn Độ là nơi ra xã hội châu Á đời của hai tôn giáo lớn. - Biết được tên quốc gia có số dân đông nhất thế giới. - Biết được nơi phân bố của chủng tộc Môn-gô-lô-it Số câu: 3 3 câu Số điểm: 1 1.0 điểm Tỉ lệ 10% 10% Đặc điểm và tình - Biết được tên quốc gia có sản hình phát triển lượng lúa gạo lớn nhất châu Á. kinh tế xã hội của - Biết được tên các nước công các nước châu Á nghiệp mới. - Biết được Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển. Số câu:3 3 câu Số điểm:1 1.0 điểm Tỉ lệ 10% 10% Tây Nam Á - Vận dụng kiến thức đã học để phân tích vị trí địa lí và
  2. tài nguyên thiên nhiên Tây Nam Á có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Số câu: 1 1 câu Số điểm: 2 2.0 điểm Tỉ lệ 20% 20% Nam Á - Giải thích được vì - Trình sao Hi-ma-lay-a là bày rõ ranh giới khí hậu được đặc giữa Nam Á và điểm địa Trung Á. hình khu vực Nam Á. Số câu: 1 0,5 câu 0,5 câu Số điểm: 4 2.0 điểm 1.0 điểm Tỉ lệ 30% 20% 10% Đông Á - Biết được tên các quốc gia - Hiểu được đặc điểm tự thuộc khu vực Đông Á. nhiên của nửa phía Đông - Biết được tên các hệ thống phần đất liền Đông Á. sông lớn của khu vực Đông Á. - Hiểu được nguyên nhân - Biết được khó khăn về tự khô hạn quanh năm của nhiên của phần hải đảo Đông khu vực phía Tây Trung Á. Quốc. - Hiểu được vai trò quan trọng nhất của các con sông lớn ở nửa phía Tây phần đất liền. Số câu: 6 3 câu 3 câu Số điểm: 1 1.0 điểm 1.0 điểm Tỉ lệ 20% 10% 10% Tổng số câu: 17 12 câu 3,5 câu 1 câu 0,5 câu Tổng số điểm:10 4.0 điểm 3.0 điểm 2.0 điểm 1.0 điểm Tỉ lệ 100% 40% 30% 20% 10%
  3. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên: .............................................. Môn: Địa lí - Lớp 8 Lớp 8/..................................................... Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 Phần I. Trắc nghiệm (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đáp án em cho là đúng nhất (Mỗi ý đúng 0,33đ). Câu 1. Các quốc gia thuộc Đông Á là A. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên. B. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ. C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên. Câu 2. Những khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á là A. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á B. Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á. C. Đông Nam Á, Trung Á, Đông Á. D. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á. Câu 3. Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á có đặc điểm gì? A. Quanh năm nóng, ẩm. B. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm. C. Mùa đông mưa nhiều, mùa hạ khô nóng. D. Mùa đông khô, lạnh; mùa hạ khô, nóng. Câu 4. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là A. khí hậu khô hạn. B. địa hình núi hiểm trở. C. khoáng sản nghèo nàn. D. thiên tai động đất và núi lửa. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi của châu Á? A. Có ít hệ thống sông lớn. B. Các sông phân bố không đều. C. Có chế độ nước khá phức tạp. D. Mạng lưới sông ngòi khá phát triển. Câu 6. Khu vực phía Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn quanh năm do A. vị trí nằm sâu trong lục địa. B. địa hình núi cao khó gây mưa. C. đón gió mùa tây bắc khô lạnh. D. sự thống trị của các khối áp cao cận chí tuyến. Câu 7. Quốc gia có sản lượng lúa gạo nhiều nhất thế giới là A. Thái Lan. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Việt Nam. Câu 8. Các hệ thống sông lớn ở Đông Á gồm A. sông Ô-bi, Lê-na, A-mua. B. sông Nin, sông Ấn, sông Hằng. C. sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang. D. sông Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang.
  4. Câu 9. Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào của châu Á được gọi là những nước công nghiệp mới? A. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. B. Bru-nây, Cô-oet, Ả-rập-xê-ut. C. Mi-an-ma, Băng-la-dét, Nê-pan. D. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan. Câu 10. Quốc gia đông dân nhất châu Á là A. Ấn Độ. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Trung Quốc. Câu 11. Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước A. kém phát triển. B. đang phát triển. C. công nghiệp mới D. công nghiệp phát triển. Câu 12. Vai trò quan trọng nhất của các con sông lớn ở lãnh thổ phía tây phần đất liền Đông Á là A. phát triển du lịch. B. cung cấp năng lượng thủy điện. C. phát triển giao thông đường thủy. D. cung cấp nguồn thủy sản nước ngọt. Câu 13. Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây? A. Bắc Á, Tây Nam Á và Nam Á. B. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á. C. Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á. D. Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á. Câu 14. Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là A. Hồi giáo và Ki-tô giáo. B. Ki-tô giáo và Phật giáo. C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Phật giáo. Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của nửa phía đông phần đất liền Đông Á? A. Cảnh quan chủ yếu là rừng. B. Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn. C. Khí hậu gió mùa ẩm với hai mùa gió chính. D. Địa hình gồm đồi núi thấp và đồng bằng phù sa màu mỡ. Phần II. Tự luận (5.0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày rõ đặc điểm của các miền địa hình ở khu vực Nam Á? Vì sao Hi-ma- lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á? Câu 2. (2,0 điểm) Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào? .........................................Hết.....................................
  5. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Địa lí - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D A D D A A C C D D B B B D B PHẦN II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Trình bày rõ đặc điểm của các miền địa hình ở khu vực Nam Á? ( 3.0 điểm) Vì sao Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á? * Đặc điểm của các miền địa hình ở khu vực Nam Á: có 3 miền địa hình: - Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ chạy theo hướng 1,0 đ tây bắc-đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320-400km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á. - Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250- 0,5 đ 350km. - Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai 0,5 đ rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây. * Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á vì: - Về mùa đông, không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống, tạo nên mùa đông rất lạnh ở Trung Á, nhờ có bức chắn Hi-ma-lay-a nên khu 0,5 đ vực Nam Á có một mùa đông ít lạnh, ấm áp hơn. - Về mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa 0,5 đ lớn trên các sườn núi phía Nam, Hi-ma-lay-a là bức chắn địa hình đối với gió mùa Tây Nam và làm phía Bắc Hi-ma-lay-a là khu vực Trung Á khí hậu rất khô hạn. Câu 2 Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa tới sự phát triển (2.0 điểm) kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào? - Nằm ở vị trí ngã ba giữa ba châu lục (Á – Âu - Phi) và giữa các vùng biển, đại dương, rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán. Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng. 1,0đ - Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…Những 1,0đ nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2