intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK 1 – MÔN ĐỊA LÍ 9 – NĂM HỌC: 2023 – 2024 Số câu Số điểm CHỦ ĐỀ NỘI DUNG TN TL Tỉ lệ Nhận biết - Biết một số đặc điểm về dân tộc và sự phân bố các dân 1,33 điểm cư ở nước ta. 13,3% 4 - Biết đặc điểm về cơ cấu dân số và tình hình phân bố dân cư nước ta. I. Địa lí - Biết các đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta. dân cư Thông hiểu 1 điểm - Hiểu các đặc điểm của nguồn lao động, vấn đề việc làm 10% nước ta. 3 - Hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta. Nhận biết 1,67 điểm - Biết vai trò, các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát 16,7% triển nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp. - Biết cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ. 5 - Biết tình hình phát triển ngành bưu chính, viễn thông; II. Địa lí một số ngành công nghiệp trọng điểm; các trung tâm kinh tế công nghiệp lớn. Thông hiểu 2 điểm - Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 20% 3 - Hiểu được vai trò, cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, thương mại của nước ta. III. Sự Nhận biết 1 điểm phân hóa - Biết thế mạnh, tình hình phát triển kinh tế ở các vùng 10% 1 lãnh thổ đã học. Vận dụng thấp 3 điểm - Vẽ biểu đồ 30% IV. Kĩ Vận dụng cao 1 năng - Nhận xét, giải thích bảng số liệu Địa lí các ngành kinh tế 10 điểm TỔNG CỘNG 17 câu 100%
  2. TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: A (Đề gồm có 01 trang) A I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số nước ta: A. 85% B. 86% C. 87% D. 88% Câu 2: Khu vực cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người: A. Thái, Mông, Dao B. Cơ-ho, Ê-đê, Gia-rai C. Chăm, Khơ – me, Ba-na. D. Chăm, Khơ-me, Hoa. Câu 3: Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực A. đồng bằng, ven biển. B. miền núi. C. vùng biên giới. D. cao nguyên. Câu 4: Các đô thị ở nước ta phân bố tập trung ở vùng A. Đồng bằng B. Ven biển C. Đồng bằng và ven biển D. Nơi tập trung công nghiệp Câu 5: Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là A. tiếp thu khoa học nhanh. B. có phẩm chất cần cù. C. dồi dào, tăng nhanh. D. nhiều kinh nghiệm sản xuất. Câu 6: Lao động nước ta có trở ngại lớn về A. tính sáng tạo. B. kinh nghiệm sản xuất. C. trình độ chuyên môn. D. thể lực và trình độ chuyên môn. Câu 7: Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành A. khai thác khoáng sản. B. thủ công nghiệp. C. cơ khí – điện tử. D. chế biến thực phẩm. Câu 8:Tài nguyên nào được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp? A. Đất trồng. B. Khí hậu. C. Nguồn nước. D. Sinh vật. Câu 9: Ở nước ta đất phù sa thích hợp nhất để trồng cây A. công nghiệp lâu năm. B. ăn quả. C. lúa nước. D. công nghiệp hàng năm. Câu 10: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là A. khai thác than B. hoá dầu C. nhiệt điện D. thuỷ điện Câu 11: Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào A. lao động trình độ cao. B. tài nguyên thiên nhiên. C. đường lối chính sách. D. phân bố dân cư. Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là A. đào tạo và nâng cao trình độ lao động B. thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước. C. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn để xuất khẩu. D. đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định. Câu 13: Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ. B. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. C. giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp. D. dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm. Câu 14: Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp A. sản xuất hàng vật liệu xây dựng. B. chế biến thực phẩm. C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. năng lượng. Câu 15: Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất nước ta là A. hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp B.hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. C. hàng nông, lâm, thủy sản. D. máy móc, thiết bị. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Cho biết thế mạnh trong ngành sản xuất nông nghiệp ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ? Câu 2: ( 3 điểm) Bảng 16.1. Cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002 (%) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông - lâm - ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp - xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 a) (2 điểm) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002. b) (1 điểm) Hãy nhận xét tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ?
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) MÃ ĐỀ: B A I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do A. điều kiện tự nhiên. B. tập quán sinh hoạt và sản xuất. C. nguồn gốc phát sinh. D. chính sách của nhà nước. Câu 2: Dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho,.. cư trú chủ yếu ở khu vực A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 3: Dân số nước ta sống ở nông thôn (năm 2003) chiếm A. 26 % B. 62% C. 74% D. 76% Câu 4: Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô A. Lớn. B.Nhỏ C. Rất lớn. D. Vừa và nhỏ. Câu 5: Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là A. Đông. B. Tăng nhanh. C. Thể lực tốt. D. Có nhiều kinh nghiệm. Câu 6: Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ. B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng. C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng. D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp. Câu 7: Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành A. thủ công nghiệp. B. cơ khí – điện tử. C. trồng lúa nước. D. ngư nghiệp. Câu 8: Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là A. đất phù sa, đất feralit. B. đất mặn, đấy mùn núi cao. C. đất badan, đất cát ven biển. D. đất mùn thô, đất xám phù sa cổ. Câu 9: Ở nước ta đất feralit thích hợp nhất để trồng: A. cây công nghiệp lâu năm. B. cây rau đậu. C. hoa màu. D. cây lương thực. Câu 10: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là: A. Than B. Hoá dầu C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện. Câu 11: Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP là A. Dịch vụ tiêu dùng B. Dịch vụ sản xuất C. Dịch vụ công cộng D. Ba loại hình ngang bằng nhau. Câu 12: Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải nào? A. Đường sông. B. Đường sắt. C. Đường bộ. D. Đường biển. Câu 13: Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, khu vực dịch vụ có xu hướng A. giảm liên tục. B. tăng liên tục. C. chiếm tỉ trọng thấp nhưng biến động. D. chiếm tỉ trọng cao nhưng biến động. Câu 14: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm A. than, dầu, khí. B. apatit, pirit, photphorit. C. sắt, mangan, thiếc. D. sét, đá vôi. Câu 15: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B.Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. C. Hàng nông, lâm, thủy sản. D. Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Cho biết thế mạnh trong ngành sản xuất công nghiệp ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ? Câu 2: ( 3 điểm) Bảng 16.1. Cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002 (%) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông - lâm - ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp - xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 a) (2 điểm) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002. b) (1 điểm) Hãy nhận xét tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ?
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 9 – HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2023 - 2024 ĐỀ A I. TRẮC NGIỆM: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D A C C D B A C D D B C D A II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Ngành nông nghiệp: - Cây công nghiệp lâu năm : Chè (Mộc châu, Hà gang, Thái nguyên ). (0,5 điểm) - Cây ăn quả cận nhiệt : Mận, mơ (Cao Bằng, Lào Cai), Hồng (Lạng sơn), Vải thiều (Bắc giang). (0,5 điểm) - Do đất trồng tốt, khí hậu thích hợp nên cây chè chiếm tỉ trọng về diện tích và sản lượng lớn của cả nước được thị trường trong và ngồi nước ưa chuộng . (0,5 điểm) - Chăn nuôi phát triển trên những đồng cỏ. Chăn nuôi trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%), lợn chiếm 22% cả nước. (0,5 điểm) Câu 2: a. Vẽ biểu đồ: (2 điểm) b. Nhận xét: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét: ( 1 điểm) + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 23% (năm 2002). + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 38,5 % (năm 2002). + Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2002 chiếm 38,5%). ⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 9 – HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2023 - 2024 ĐỀ B: I. TRẮC NGIỆM: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C C D D A B A A C A C D A D II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Ngành công nghiệp: - Đông Bắc có tài nguyên khống sản phong phú ( than, sắt, thiếc,…) .(0,5điểm) - Tây Bắc: Có nguồn tiềm năng thuỷ điện lớn và phát triển mạnh . .(0,5điểm) - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa: Sản xuất điện, cung cấp năng lượng, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới, khai thác du lịch. .(0,5điểm) - Ngoài ra còn có thế mạnh về kinh tế, du lịch biển (Quảng Ninh). .(0,5điểm) Câu 2: a. Vẽ biểu đồ ( 2 điểm) b. Nhận xét:Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét: ( 1 điểm) + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 23% (năm 2002). + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 38,5 % (năm 2002). + Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2002 chiếm 38,5%). ⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0