intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên:...................................... MÔN: ĐỊA LÍ 9 Lớp 9... Năm học: 2023- 2024- thời gian: 45/ (kkgđ) Điểm: Lời nhận xét: A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: Nếu câu 1 chọn ý đúng nhất là ý A thì ghi ở giấy làm bài là 1- A, ...). Câu 1. Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc ở nước ta được thể hiện qua A. đặc điểm cơ cấu dân số. B. trình độ phát triển kinh tế. C. tỉ lệ biết chữ, chất lượng cuộc sống. D. ngôn ngữ, trang phục, tập quán. Câu 2. Vùng nào sau đây ở nước ta là địa bàn cư trú chủ yếu của người Tày và người Nùng? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 3. Dân tộc Kinh (Việt) cư trú nhiều nhất ở A. miền núi. B. cao nguyên. C. đồng bằng. D. hải đảo. Câu 4. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là A. đồng bằng sông Hồng. B. Tây Nguyên. C. duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 5. Sự thay đổi tích cực trong việc sử dụng lao động nước ta thể hiện qua đặc điểm A. lao động trong các ngành dịch vụ giảm. B. tỉ lệ lao động ở nông thôn tăng nhanh. C. số lao động có việc làm ngày càng tăng. D. tỉ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp tăng. Câu 6. Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về trình độ chuyên môn là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Người lao động chưa cần cù, chịu khó. B. Nguồn lao động nước ta chưa thật dồi dào. C. Tính sáng tạo của người lao động không cao. D. Công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu. Câu 7. Việc hình thành các vùng kinh tế năng động ở nước ta thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu A. ngành kinh tế. B. lãnh thổ kinh tế. C. thành phần kinh tế. D. GDP của nền kinh tế. Câu 8. Loại đất nào sau đây tập trung chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi nước ta? A. Đất feralit. B. Đất cát. C. Đất mặn. D. Đất phèn. Câu 9. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi nhờ có nhiều A. sông, suối, ao, hồ. B. ngư trường trọng điểm.
  2. C. bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. D. vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh. Câu 10. Thuỷ năng của các sông lớn ở nước ta là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp A. hoá chất. B. luyện kim. C. năng lượng. D. vật liệu xây dựng. Câu 11. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển nhiều ở phía Nam chủ yếu là do A. xa các nguồn nhiên liệu than. B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn. C. thường gây ô nhiễm môi trường. D. nhu cầu sử dụng điện ít hơn phía Bắc. Câu 12. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Thanh Hóa, Vinh. C. Đà Nẵng, Nha Trang. D. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Câu 13. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta là A. đa dạng hóa sản phẩm. B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. mở rộng hợp tác quốc tế. D. hiện đại hóa nền kinh tế. Câu 14. Công nghiệp dệt may nước ta phát triển mạnh chủ yếu dựa trên ưu thế về A. nguồn lao động dồi dào, rẻ. B. máy móc, thiết bị hiện đại. C. trình độ khoa học kĩ thuật cao. D. nguồn nguyên liệu phong phú. Câu 15. Nước ta nhập khẩu máy móc, thiết bị là để A. đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. B. phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. C. nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. D. đổi mới công nghệ, thúc đẩy công nghiệp hóa. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Nêu sự khác biệt về thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 2. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước, thời kì 1995 - 2020 (Đơn vị: kg/người) Năm 1995 2005 2020 Bắc Trung Bộ 235,5 285,7 383,1 Cả nước 361,1 480,9 485,0 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước, thời kì 1995 - 2020. b. Nêu nhận xét về sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước trong thời kì trên. --- HẾT ---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2