intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em học sinh và giáo viên cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân dưới đây để tích lũy kinh nghiệm làm bài trước kì thi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: Giáo dục công dân - Lớp: 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Theo Triết học Mác - Lênin, những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn được gọi là A. phát triển. B. tiến bộ. C. đổi mới. D. vận động. Câu 2. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định A. xã hội. B. tự nhiên. C. siêu hình. D. biện chứng. Câu 3. Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây? A. Tính khách quan và tính thời đại. B. Tính khách quan và tính kế thừa. C. Tính truyền thống và tính hiện đại. D. Tính dân tộc và tính kế thừa. Câu 4. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, triết học gọi là A. vận động. B. mâu thuẫn C. xung đột. D. phát triển Câu 5. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, triết học gọi đó là A. sự khác nhau giữa các mặt đối lập. B. sự phân biệt giữa các mặt đối lập. C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 6. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi đó là A. sự phủ định giữa các mặt đối lập B. sự phát triển giữa các mặt đối lập. C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự tồn tại giữa các mặt đối lập. Câu 7. Theo triết học Mác – Lê-nin, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những A. kiến thức về chúng. B. biểu tượng về chúng. C. hiểu biết về chúng. D. nhận biết về chúng. Câu 8. Hoạt động thực tiễn nào dưới đây của con người là cơ bản nhất? A. Hoạt động chính trị - xã hội. B. Hoạt động sản xuất vật chất. C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Câu 9. Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ đâu? A. Thực tiễn. B. Nhận thức. C. Kinh nghiệm. D. Chân lí. Câu 10. Những thuộc tính cơ bản, vốn có, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là khái niệm chỉ A. độ. B. điểm nút. C. lượng. D. chất. Câu 11. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là A. bước nhảy. B. lượng. C. chất. D. điểm nút. Câu 12. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị A. vật chất to lớn của xã hội. B. kinh tế của xã hội. C. vật chất và tinh thần của xã hội. D. văn hóa tinh thần của xã hội. Câu 13. Lịch sử loài người bắt đầu khi con người biết A. ăn chín uống sôi. B. sử dụng cung tên. C. phát hiện ra lửa. D. chế tạo ra công cụ lao động. Câu 14. Đỉnh cao của các cuộc đấu tranh giai cấp là A. các cuộc cách mạng xã hội. B. chiến tranh biên giới. C. cải tạo xã hội. D. thay đổi chế độ xã hội. Câu 15. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm A. hai khâu. B. hai bước. C. hai giai đoạn. D. hai quá trình. Câu 16. Công cụ nhận thức sự vật, hiện tượng của nhận thức cảm tính là A. sự quan sát. B. các thao tác tư duy. C. sự tiếp xúc. D. các cơ quan cảm giác. Câu 17. Đặc trưng của giai đoạn nhận thức lí tính là trong đó diễn ra A. các thao tác của tư duy. B. hoạt động của các giác quan. Kiểm tra HK1 - Môn Giáo dục công dân 10 - Mã đề 01 1
  2. C. sự tổng hợp, khái quát hóa. D. sự phân tích, so sánh. Câu 18. Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập đang cùng tồn tại trong A. hai sự vật hiện tượng giống nhau. B. những sự vật hiện tượng khác nhau. C. hai sự vật, hiện tượng khác nhau. D. một sự vật, hiện tượng cụ thể. Câu 19. Thống nhất của hai mặt đối lập biện chứng là A. Sự liên hệ, quy định, xâm nhập vào nhau tạo thành một chủ thể thống nhất. B. Hai mặt đối lập có tính chất, đặc điểm, khuynh hướng phát triển trái ngược nhau. C. Sự bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng. D. Quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Câu 20. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nói lên đặc tính nào của sự vận động và phát triển? A. Cách thức của sự vận động và phát triển. B. Nguồn gốc của sự vận động và phát triển. C. Nội dung của sự vận động và phát triển. D. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển. Câu 21. Con người là tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất. B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống. C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần. D. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Câu 22. Khi bàn về vai trò chủ thể lịch sử của con người, C.Mác đã khẳng định:“ Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng . . . . . . . . . . ”. A. lao động sản xuất. B. giao tiếp với nhau. C. hợp tác với nhau. D. hoạt động. Câu 23. Hãy sắp xếp hình thức vận động từ thấp đến cao? A. Cơ học – Vật lí – Hóa học – Sinh học – Xã hội. B. Cơ học – Sinh học – Xã hội – Vật lí – Hóa học. C. Vật lí – Cơ học – Hóa học – Sinh học – Xã hội. D. Vật lí – Hóa học – Cơ học – Xã hội – Sinh học. Câu 24. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm triết học? A. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng. B. Hoa Kỳ thực hiện chính sách cấm vận I-ran. C. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai. D. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến. Câu 25. Trong cuộc sống, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy luật mâu thuẫn? A. Dĩ hòa vi quý. B. Một điều nhịn chín điều lành. C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng. D. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Câu 26. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn cổ thành người? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Lao động. C. Phát triển khoa học. D. Cuộc sống quần cư thành bầy đàn. Câu 27. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: Thực tiễn là A. tiêu chuẩn của chân lí. B. mục đích của nhận thức C. cơ sở của nhận thức. D. động lực của nhận thức. Câu 28. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Học đi đôi với hành. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Trăm hay không bằng tay quen. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1.5 điểm). Thế nào là vận động? Phân biệt vận động cơ học và vận động xã hội. Câu 2 (1.5 điểm) Để củng cố bài giảng “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng”, cô giáo yêu cầu mỗi bạn nêu một ví dụ về phủ định biện chứng. - Đông: Ví dụ, khi em nói “Cây bút này đẹp”, rồi em lại nói “Cây bút này không đẹp” để phủ định lại câu nói trước của em; đó là phủ định biện chứng. - Trinh: Gieo hạt thóc xuống đất, trong điều kiện bình thường hạt thóc sẽ nảy mầm, mọc thành cây lúa và trổ bông, từ hạt thóc ban đầu đã có nhiều hạt thóc mới nảy sinh; đó là phủ định biện chứng. Hỏi: Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? Kiểm tra HK1 - Môn Giáo dục công dân 10 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: GDCD - Lớp: 10 Mã đề: 01 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A C B B D C C B A D B C D A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C D A D A B C A A D C B B A II. TỰ LUẬN (3 điểm). Câu Nội dung Điểm 1 HS nêu được các khái niệm - Vận động: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của 0.5 các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. - Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí các vật thể trong không gian. 0.5 - Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế các xã hội trong lịch sử. 0.5 2 Học sinh cần nêu được: - Ví dụ của Đông là phủ định theo nghĩa thông thường, không phải 0.5 phủ định biện chứng. - Ví dụ của Trinh là phủ định biện chứng. Vì ở ví dụ ấy ta thấy được 1.0 quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định. Kiểm tra HK1 - Môn Giáo dục công dân 10 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2