intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN Môn: Giáo dục công dân - Lớp: 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau. Câu 1. Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng? A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển. Câu 2. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây? A. Luôn luôn thay đổi. B. Luôn luôn vận động. C. Sự thay thế nhau. D. Sự bao hàm nhau. Câu 3. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Cây khô héo mục nát. D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. Câu 4. Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện như thế nào? A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn. B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới. C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản. D. Sự xuất hiện các giống loài mới. Câu 5. Vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Vận động và phát triển là một. B. Vận động bao hàm phát triển. C. Phát triển bao hàm vận động. D. Vận động đối lập với phát triển. Câu 6. Khuynh hướng phát triển tất yếu của thế giới vật chất là A. cái mới ra đời kém hoàn thiện hơn cái cũ. B. cái mới ra đời giống như cái cũ. C. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ. D. cái mới ra đời thay thế cái cũ. Câu 7. Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát triển? A. Tư duy trong quá trình học tập. B. Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B. C. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó. D. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm. Câu 8. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội chúng ta phải xem xét chúng như thế nào? A. Trong trạng thái bất biến. B. Trong hình thức vận động cao nhất của nó. C. Trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi. D. Trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn. Câu 9. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng. B. sự tác động từ bên ngoài. C. sự tác động từ bên trong. D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Câu 10. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình? A. Tre già măng mọc. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Có mới nới cũ. Câu 11. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính truyền thống. B. Tính khách quan. C. Tính kế thừa. D. Tính hiện đại. Câu 12. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. sự tác động của ngoại cảnh. B. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. C. sự tác động của con người. D. sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng. Câu 13. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng? A. Gạo đem ra nấu cơm. B. Lai giống lúa mới. C. Đầu tư tiền sinh lãi. D. Sen tàn mùa hạ. Câu 14. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của A. phủ định biện chứng. B. phủ định siêu hình. C. phủ định quá khứ. D. phủ định hiện tại. Câu 15. Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa A. cái mới và cái cũ. B. cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện. Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn GDCD 10 - Mã đề 01 1
  2. C. cái trước và sau. D. cái hiện đại và truyền thống. Câu 16. Bạn S cùng mẹ lên rẫy gieo đậu, trước khi gieo xuống đất bạn S đã đập nát hạt đậu. Cách thức bạn S đã thực hiện là A. phủ định biện chứng. B. phủ định của phủ định. C. phủ định siêu hình. D. phủ định khách quan. Câu 17. Trường hợp nào sau đây là phủ định biện chứng? A. Cam trồng được đem ăn hết. B. Tiền làm ra tiếp tục đầu tư kinh doanh sinh ra tiền lời. C. Lai tạo giống cho ra đời loại bưởi ngon. D. Phá nhà cũ đi xây nhà mới. Câu 18. Học sinh THPT phải học tập như thế nào để phù hợp với phủ định biện chứng? A. Duy trì phương pháp học tập ở cấp THCS. B. Tham khảo phương pháp học tập của bạn. C. Luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập. D. Xoá bỏ hoàn toàn phương pháp học tập ở cấp THCS. Câu 19. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây? A. Nhận thức lí tính. B. Nhận thức cảm tính. C. Nhận thức biện chứng. D. Nhận thức siêu hình. Câu 20. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là A. thấu hiểu. B. cảm giác. C. tri thức. D. nhận thức. Câu 21. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm A. hai giai đoạn. B. ba giai đoạn. C. bốn giai đoạn. D. năm giai đoạn. Câu 22. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. lao động. B. thực tiễn. C. cải tạo. D. nhận thức. Câu 23. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Ăn cây nào rào cây ấy. B. Con hơn cha, nhà có phúc. C. Gieo gió gặt bão. D. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. Câu 24. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí? A. Cá không ăn muối cá ươn. B. Học thày không tày học bạn. C. Ăn vóc học hay. D. Con hơn cha là nhà có phúc. Câu 25. Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn? A. Cơ sở của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức. C. Động lực của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 26. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Động lực của nhận thức. B. Mục đích của nhận thức. C. Cơ sở của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 27. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. luôn đặt ra những yêu cầu mới. B.luôn cải tạo hiện thực khách quan. C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ. D. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm. Câu 28. Nhận thức là quá trình A. phản xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng. B. phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người. C. tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. D. sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng. Câu 2 (2.0 điểm): Tình huống: Học kì I, do lười học lại mải chơi nên An bị xếp loại học lực yếu. Sang học kì II, An đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Bạn chăm chỉ học bài, làm bài tập. Mỗi khi không hiểu là An hỏi ngay bạn bè, thầy cô nhờ giảng lại cho mình. Kết quả là HK II An đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Hãy chỉ ra chất và lượng trong quá trình học tập của bạn An. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong quá trình học tập ấy đã diễn ra như thế nào? HẾT Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn GDCD 10 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GDCD - Lớp: 10 Mã đề: 01 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A X X X X B X X X X C X X X D X X X Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A X X X X B X X X X C X X X D X X X II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 - Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự 0.5 1 vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác. 2 - Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật 0.5 hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), số lượng (ít, nhiều), tốc độ vận động (nhanh, chậm)…của sự vật và hiện tượng. Câu 1 - Chất: học lực yếu, học lực khá (học sinh tiên tiến). 0.5 2 - Lượng: + Bạn An mãi chơi, không chịu học bài, làm bài tập. 0.5 + Chăm chỉ học bài, làm bài tập. Không hiểu là hỏi thầy cô, bạn bè nhờ giảng cho mình. 2 - Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: + Lười học, không chiụ học bài, làm bài tập (lượng đổi) → 0.5 không hiểu bài, đến cuối kì, kiểm tra, không làm được bài, bị điểm kém → Chất đổi (học lực yếu). + Chăm chỉ học bài, làm bài tập. Không hiểu là hỏi thầy cô, 0.5 bạn bè nhờ giảng lại cho…(lượng đổi) → hiểu bài, đến cuối kì, kiểm tra, làm bài tốt, được điểm cao → Chất đổi (học lực khá). Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn GDCD 10 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2