intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến dưới đây làm tài liệu ôn tập hệ thống kiến thức chuẩn bị cho bài thi học kì 1 sắp tới. Đề thi đi kèm đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được lực học của bản thân, từ đó đặt ra hướng ôn tập phù hợp giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN GDCD - 10 Trường THPT Lương Ngọc Quyến Thời gian: 45 phút (Năm học: 2020 - 2021) Họ, tên thí sinh:................................................. Lớp:................... Mã đề : 001 Số báo danh........................................................Phòng thi:.......... I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm) (Chú ý: Học sinh lựa chọn một đáp án đúng nhất trong các câu sau) Câu 1: Hồ Chí Minh đã từng nói: "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng? A. Không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới. B. Diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. C. Có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ. D. Là tiền đề, điều kiện cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục. Câu 3: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động B. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội C. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn. Câu 4: Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng quy luật lượng – chất trong triết học? A. Chất và lượng luôn thống nhất trong một sự vật. B. Lượng luôn đổi, nhưng chất không đổi. C. Lượng đổi làm chất đổi. D. Chất mới lại có một lượng mới tương ứng. Câu 5: Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết A. chế tạo ra công cụ lao động. B. trao đổi thông tin. C. trồng trọt và chăn nuôi. D. ăn chín, uống sôi. Câu 6: Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người? A. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình. B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần. C. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới từ sự phát triển của bản thân vật hiện tượng cũ, trong Triết học gọi là phủ định A. khách quan. B. chủ quan. C. biện chứng. D. siêu hình. Câu 8: Trong ba năm học ở phổ thông năm nào bạn M cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. học sinh giỏi. B. 25 điểm. C. ba năm học phổ thông. D. sinh viên đại học. Câu 9: Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của phủ định A. quá khứ. B. hiện tại. C. siêu hình. D. biện chứng. Câu 10: Nội dung nào dưới đây khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Là cơ sở của nhận thức. B. Là tiền đề của nhận thức. Trang 1/4 - Mã đề thi 001
  2. C. Là nguồn gốc của nhận thức. D. Là nền tảng của nhận thức. Câu 11: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì A. chất mới ra đời. B. mâu thuẫn ra đời. C. sự vật phát triển. D. lượng mới hình thành. Câu 12: Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi, chất đổi trong Triết học? A. Khôn ba năm, dại một giờ. B. Môi hở răng lạnh. C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 13: Nhà bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung: “Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó". Quan điểm trên đã nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn? A. Động lực của nhận thức. B. Cơ sở của nhận thức. C. Tiêu chuẩn của chân lí. D. Mục đích của nhân thức. Câu 14: Yếu tố nào sau đây là biểu hiện của phủ định siêu hình trong Triết học? A. Tính khách quan. B. Tính triệt tiêu. C. Tính kế thừa. D. Tính tất yếu. Câu 15: Trong Triết học, những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm về A. độ. B. lượng. C. chất. D. điểm nút. Câu 16: Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài là A. nhận thức lý tính. B. kinh nghiệm. C. thực tiễn. D. nhận thức cảm tính. Câu 17: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là động lực của nhận thức. B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. Câu 18: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình”. Phoi-ơ-bắc đã bác bỏ luận điểm nào sau đây về nguồn gốc của loài người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần. B. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội. C. Con người làm ra lịch sử của chính mình. D. Chúa tạo ra con người và lịch sử loài người. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Lấy ví dụ minh họa. Câu 2 (2,0 điểm): Tại sao khi dùng các loại thuốc chữa bệnh, chúng ta luôn phải tuân thủ các quy định về liều lượng ? Cho ví dụ minh hoạ. Lưu ý: - Giáo viên không giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. ----------- HẾT ---------- Trang 2/4 - Mã đề thi 001
  3. ĐÁP ÁN mamon made Cautron dapan GDCD 001 1 C GDCD 001 2 A GDCD 001 3 B GDCD 001 4 B GDCD 001 5 A GDCD 001 6 C GDCD 001 7 C GDCD 001 8 B GDCD 001 9 D GDCD 001 10 A GDCD 001 11 A GDCD 001 12 D GDCD 001 13 C GDCD 001 14 B GDCD 001 15 C GDCD 001 16 D GDCD 001 17 A GDCD 001 18 D HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I - GDCD 10 (Năm học: 2020 – 2021) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) MÃ ĐỀ LẺ II. Tự luận Câu 1 (2,5 điểm): Dựa vào kiến thức dã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Lấy ví dụ minh hoạ. TL: * Nêu khái niệm thực tiễn (0,5 điểm) * Giải thích vai trò thực tiễn là cơ sở của nhận thức.(1,0 điểm) - Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. - Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. - Thông qua hoạt động thực tiễn, các giác quan của con người phát triển, giúp cho khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. - HS lấy VD và giải thích (1,0 điểm) Câu 2 (1,5 điểm). Tại sao khi dùng các loại thuốc chữa bệnh, chúng ta luôn phải tuân thủ các quy định về liều lượng ? Cho ví dụ minh họa TL. Khi dùng các loại thuốc chữa bệnh, chúng ta luôn phải tuân thủ các quy định về liều lượng, vì nếu dùng quá liều lượng thì chất (thuộc tính, công dụng, tác dụng,...) của thuốc sẽ thay đổi, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng thuốc. (1,0 điểm) Trang 3/4 - Mã đề thi 001
  4. - HS lấy VD (0,5 điểm) MÃ ĐỀ CHẴN Câu 1 (2,5 điểm): Dựa vào kiến thức dã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là động lực của nhận thức? Lấy VD minh họa. TL: * Nêu khái niệm thực tiễn (0,5 điểm) * Giải thích vai trò thực tiễn là động lực của nhận thức.(1,0 điểm) - Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển. - Thực tiễn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức. - HS lấy VD và giải thích (1,0 điểm) Câu 2 (1,5 điểm). Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà khoa học A tuyên bố ông và các cộng sự vừa tạo ra một loại thuốc có thể chữa trị được căn bệnh ung thư phổi ở người. Ông cũng thông báo rằng tác dụng và hiệu quả của loại thuốc mới này sẽ được chứng minh sau khi tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người bệnh trong những năm tới đây. Theo em, phát hiện của nhà khoa học A và các cộng sự trong thông báo trên đã phải là một chân lí hay chưa ? Tại sao ? TL: - Chân lý là gì? (0,5 điểm) - Phát hiện của nhà khoa học A và các cộng sự trong thông báo trên chưa phải là chân lí, vì loại thuốc mới đó vẫn chưa được thực tiễn kiểm chứng, nghĩa là chưa tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người bệnh nên chưa thể xác định được hiệu quả, công dụng của thuốc. (1,0 điểm) .................... Hết ...................... Trang 4/4 - Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1