intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Tài

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Phương pháp luận cụ thể. D. Phương pháp luận siêu nhiên. Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cảm giác. B. Tri thức. C. Thấu hiểu. D. Nhận thức. Câu 3. Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. thế giới quan. B. nhân sinh quan. C. phương pháp luận. D. tôn giáo. Câu 4. Sự biến đổi về lượng khi đạt đến điểm nút thì làm cho chất cũ chuyển hóa thành A. bước nhảy. B. chất mới. C. lượng mới. D. chất lớn hơn. Câu 5. Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai họ không văn minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể hiện quan điểm nào sau đây trong Triết học? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Phương pháp luận biện chứng. D. Phương pháp luận siêu hình. Câu 6. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong A. giới tự nhiên và tư duy. B. giới tự nhiên và đời sống xã hội. C. thế giới khách quan và xã hội. D. đời sống xã hội và tư duy. Câu 7. Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Cây khô héo mục nát. D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. Câu 8. Hình thức vận động nào sau đây là cao nhất, phức tạp nhất? A. Xã hội. B. Sinh học. C. Hóa học. D. Cơ học. Câu 9. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm phát triển là A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới. B. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng. C. chất của sự vật không thay đổi gì trong quá trình vận động và phát triển của chúng. D. vận động đi lên của sự vật, hiện tượng trong đó cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ. Câu 10. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó làm tiền đề tồn tại cho nhau, trong triết học gọi là A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. C. sự phân biệt giữa các mặt đối lập. D. sự dung hòa giữa các mặt đối lập. Câu 11. Biểu hiện nào sau đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran. B. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai. C. Hoa và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng. D. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến. Câu 12. Trong các hoạt động sau hoạt động nào là hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quyết định các hoạt động khác? A. Kinh doanh hàng hóa. B. Học tập nghiên cứu. C. Sản xuất vật chất. D. Vui chơi giải trí. Câu 13. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng được gọi là A. độ. B. điểm nút. C. điểm nhảy vọt. D. điểm khởi đầu. Trang 1/2
  2. Câu 14. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi trong Triết học? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Môi hở răng lạnh. C. Khôn ba năm, dại một giờ. D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Câu 15. Quá trình phát triển từ: trứng → tằm → nhộng → bướm → trứng… là biểu hiện của phủ định A. hiện tại. B. biện chứng. C. quá khứ. D. siêu hình. Câu 16. Mặt chất và mặt lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn A. thống nhất với nhau. B. tách rời nhau. C. hợp thành một khối. D. ở bên cạnh nhau. Câu 17. Cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác là dựa vào yếu tố nào sau đây? A. Điểm nút. B. Lượng. C. Độ. D. Chất. Câu 18. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là tính A. thừa kế. B. tuần hoàn. C. thụt lùi. D. kế thừa. Câu 19. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra A. cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng. B. quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. C. nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng. D. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Câu 20. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của phủ định siêu hình? A. Xóa bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật. B. Có sự kế thừa sự vật, hiện tượng cũ. C. Mang tính khách quan. D. Do sự phát triển tự nhiên của sự vật. Câu 21. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Mục đích của nhận thức. B. Động lực của nhận thức. C. Cơ sở của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí. Câu 22. Kết quả của quá trình nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết nào sau đây về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan? A. Đặc điểm bên ngoài. B. Bản chất. C. Đặc điểm bên trong. D. Quy luật Câu 23. Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. D. Đi thưa về trình. Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? A. Sản xuất vật chất. B. Chính trị - xã hội. C. Tư duy, tinh thần. D. Thực nghiệm khoa học. Câu 25. Hồ Chí Minh từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Cơ sở của nhận thức. B. Động lực của nhận thức. C. Tiêu chuẩn của chân lí. D. Mục đích của nhận thức. Câu 26. Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là động lực của nhận thức? A. Khôn ba năm, dại một giờ. B. Khôn ngoan đối đáp người ngoài. C. Có thực mới vực được đạo. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 27. Xét đến cùng, mục đích của nhận thức là A. cải tạo hiện thực khách quan. B. trải nghiệm hiện thực khách quan. C. khám phá thế giới khách quan. D. kiểm tra thế giới khách quan. Câu 28. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. thực tiễn. B. thực tế. C. sản xuất. D. sáng tạo. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29. Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phải tự phê bình và phê bình như thế nào cho phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? ---------HẾT-------- Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B D A B C B A A D B D C A A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B A D D D A C A B C D D A A II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 Nội dung Điểm Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phải tự phê bình và phê bình như thế nào cho phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? Trả lời: * Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình: Phủ định siêu hình Phủ định biện chứng - Diễn ra do sự can thiệp, tác động - Diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, 1,0 từ bên ngoài sự vật. hiện tượng. - Kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, - Cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng 1,0 phát triển tự nhiên của sự vật. mới. * Trong cuộc sống hằng ngày, để tự phê bình và phê bình phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng cần: - Phê bình và tự phê bình nhằm phát huy cái tốt và hạn chế cái xấu của bản 0,5 thân và của người khác … - Tránh thái độ bảo thủ, che giấu khuyết điểm của bản thân; thành kiến hoặc có lời lẽ vùi dập, đao to búa lớn…với khuyết điểm của người khác. 0,5 Ghi chú: Học sinh trả lời không giống đáp án nhưng phù hợp giáo viên vẫn cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2