intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng Đề thi học kì 1 môn GDCD 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: Giáo dục công dân - Lớp: 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất và trả lời vào phiếu bài làm. Câu 1. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa. Câu 2. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho: A. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết. Câu 3. Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Nền sản xuất TBCN. B. Nền sản xuất XHCN. C. Nền sản xuất hàng hóa. D. Mọi nền sản xuất. Câu 4. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng: A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa. B. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa. C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. D. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. Câu 5. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Giá trị hàng hóa. B. Giá trị trao đổi. C. Giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Thời gian lao động cá biệt. Câu 6. Quy luật giá trị có mấy tác động? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 7. Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa. B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ. C. Người sản xuất ngày càng giàu có. D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng. Câu 8. Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Tạo năng suất lao động cao hơn. Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Bảo vệ môi trường tự nhiên. B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 10. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây? A. Cạnh tranh tự do. B. Cạnh tranh lành mạnh. C. Cạnh tranh không lành mạnh. D. Cạnh tranh không trung thực. Câu 11. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước. B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành. D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. Câu 12. Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa. Câu 13.Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh? A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất. Câu 14. Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh? Kiểm tra HK1 - Môn GDCD 11 - Mã đề 01 1
  2. A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. B. Gây rối loạn thị trường. C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái. Câu 15. Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình nào sau đây? A. Hiện đại hoá B. Công nghiệp hoá C. Tự động hoá D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Câu 16. CNH, HĐH có tác dụng là A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. B. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. D. tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội. Câu 17. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là A. do yêu cầu phải phát triển công nghiệp B. do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu. C. do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp D. do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Câu 18. Tại sao ở Việt Nam, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa? A. Nhằm thu hẹp khỏang cách lạc hậu về kinh tế. B. Muốn nhảy vọt lên chủ nghĩa xã hội. C. Thu hẹp khỏang cách lạc hậu về kinh tế – công nghệ. D. Thu hẹp khoảng cách về chính trị. Câu 19. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là A. cung. B. cầu. C. nhu cầu. D. thị trường. Câu 20. Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu? A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu. Câu 21. Thực chất quan hệ cung- cầu là gì? A. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường. B. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả trên thị trường. C. Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người mua và người bán hay người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. D. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu hàng hóa. Giá cả thấp thì cung giảm, cầu tăng và ngược lại. Câu 22. Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung? A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường. B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang. C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu. D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán. Câu 23. Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn? A. Do cung = cầu. B. Do cung > cầu. C. Do cung < cầu. D. Do cung, cầu rối loạn. Câu 24. Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi muahàng hóa ? A. Cung = cầu. B. Cung >cầu. C. Cung < cầu. D. Cung ≤ cầu. Câu 25. Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây? A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng. C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung giảm, cầu giảm. Câu 26. Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sảnxuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây? A. Thu hẹp sản xuất. B. Mở rộng sản xuất. C. Giữ nguyên quy mô sản xuất. D. Tái cơ cấu sản xuất. Câu 27. Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây? A. Cung và cầu tăng. B. Cung và cầu giảm. C. Cung tăng, cầu giảm. D. Cung giảm, cầu tăng. Câu 28. Vào dịp trung thu, nhu cầu về bánh trung thu tăng lên rất nhiều. Nếu là người sản xuất em sẽ làm như thế nào? A. Mở rộng sản xuất. B. Thu hẹp sản xuất. C. Ổn định sản xuất. D. Ngừng sản xuất. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1.5 điểm): Thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hoá? Tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Câu 2 (1.5 điểm): Giả sử em là người chủ sản xuất và kinh doanh mặt hàng giày da đang bán rất chạy trên thị trường, trong xã hội lại có rất nhiều người cùng tham gia kinh doanh ngành đó. Em hãy vận dụng các kiến thức đã học để tìm cách chiến thắng trong cạnh tranh. Kiểm tra HK1 - Môn GDCD 11 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: GDCD - Lớp: 11 Mã đề: 01 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A X X X X B X X X X C X X X X D X X Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A X X X B X X X X C X X X D X X X X II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 1 - Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động 0.5 sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. 2 - Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học 0.5 và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội. 3 - Tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở 0.5 nước ta: + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH. + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật, công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. + Do yêu cầu tạo ra năng suất lao động XH cao. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH. Câu 2 1 - Trong cạnh tranh, để chiến thắng đối thủ cần phải đưa ra các chiến lược 0.75 (biện pháp) thích hợp và kịp thời trong đó chủ yếu là hạ thấp chi phí sản xuất cá biệt của hàng hóa. 2 - Các biện pháp thực hiện cạnh tranh như : hạ giá thành sản phẩm, quảng 0.75 bá thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm… Kiểm tra HK1 - Môn GDCD 11 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2