ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn GDCD - LỚP 12 KHTN<br />
Thời gian làm bài: 30 phút<br />
ĐỀ 001<br />
01. Người ở độ tuổi nào dưới đây khi tham gia giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật?<br />
A. Đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.<br />
B. Đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.<br />
C. Đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.<br />
D. Đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.<br />
02. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, nhằm ...<br />
A. áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý vi phạm.<br />
B. đưa pháp luật vào đời sống từng công dân.<br />
C. bắt buộc công dân phải làm theo những quy định pháp luật.<br />
D. đưa pháp luật vào đời sống, trở thành các hành vi hợp pháp của cá nhân và tổ chức.<br />
03. Người nào tuy có điều kiện nhưng không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn<br />
đến hậu quả người đó chết thì ...<br />
A. không có tội.<br />
B. lương tâm bị cắn rứt.<br />
C. phải chịu trách nhiệm hình sự.<br />
D. bị phạt hành chính.<br />
04. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?<br />
A. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con.<br />
B. Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.<br />
C. Tổ chức đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình.<br />
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.<br />
05. Anh M tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội. Như vậy, anh M đã thực hiện hình thức pháp luật nào?<br />
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.<br />
C. Tuân thủ pháp luật.<br />
D. Thi hành pháp luật.<br />
06. Quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong giao kết trong hợp đồng lao động có<br />
đặc điểm gì?<br />
A. Đó là sự thỏa thuận giữa hai bên.<br />
B. Phải tuân theo quy định pháp luật.<br />
C. Nếu pháp luật không quy định thì hai bên tự thỏa thuận với nhau.<br />
D. Không cần thiết phải giao kết trong hợp đồng.<br />
07. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là<br />
A. các thành viên trong gia đình đối xử công bẳng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.<br />
B. vai trò người chồng, người cha, người con trai trưởng được đề cao, quyết định mọi việc.<br />
C. lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.<br />
D. tập thể gia đình quan tâm lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm lợi ích chung của gia đình.<br />
08. Người chồng quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không quyết định được việc<br />
lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không<br />
bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. Theo tình huống trên, ý kiến nào sau đây là đúng?<br />
A. Người vợ không có quyền phản đối quyết định của người chồng.<br />
B. Người vợ không đóng góp tài chính cho gia đình nên chiếc ô tô không là tài sản chung.<br />
C. Người chồng quan niệm như vậy là đúng.<br />
D. Người vợ có quyền cùng chồng bàn bạc, quyết định về tài sản chung.<br />
09. Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm pháp luật nhằm ...<br />
A. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật.<br />
B. giáo dục, răn đe người khác.<br />
C. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật; giáo dục, răn đe người khác.<br />
D. buộc chủ thể vi phạm phải chịu những hậu quả, thiệt hại nhất định.<br />
10. Chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng lao động là ai?<br />
A. Người sử dụng lao động và đại diện người lao động.B. Người lao động và người sử dụng lao động.<br />
C. Người lao động và đại diện người lao động.<br />
D. Người lao động tìm kiếm việc làm.<br />
11. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện là dấu hiệu của ...<br />
<br />
A. vi phạm kỷ luật.<br />
B. vi phạm pháp luật.<br />
C. vi phạm đạo đức.<br />
D. vi phạm nội quy.<br />
12. Pháp luật hình sự và pháp luật hành chính nước ta quy định người từ ... trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi<br />
hành vi vi phạm của mình.<br />
A. 16 tuổi.<br />
B. 18 tuổi.<br />
C. 15 tuổi.<br />
D. 17 tuổi.<br />
13. Hành vi nào sau đây thể hiện hình thức thi hành pháp luật?<br />
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.<br />
B. Công dân N gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng.<br />
C. Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính đối với người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.<br />
D. Anh D, chị B đến UBND phường để đăng ký kết hôn.<br />
14. Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định:<br />
A. Vợ, chồng chịu trách nhiệm ngang nhau về mọi mặt.<br />
B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.<br />
C. Vợ, chồng bình quyền với nhau trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.<br />
D. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản.<br />
15. Ông A thuê nhà ông B mở cửa hàng kinh doanh nhưng đã tự ý sửa chữa nhà ông B không đúng thỏa thuận<br />
trong hợp đồng. Hành vi của ông A đã ...<br />
A. vi phạm dân sự.<br />
B. vi phạm hình sự.<br />
C. vi phạm hành chính.<br />
D. vi phạm kỷ luật.<br />
16. Quy định nào sau đây không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động?<br />
A. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.<br />
B. Lương của lao động nữ chỉ bằng 85% lương của lao động nam.<br />
C. Người lao động phải thử việc 2 tháng, mức tiền công bằng 40% mức lương cấp bậc của công việc đó.<br />
D. Chỉ sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và<br />
nuôi con.<br />
17. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời<br />
kỳ ...<br />
A. hòa giải.<br />
B. ly hôn.<br />
C. ly thân.<br />
D. hôn nhân.<br />
18. Bình đẳng trong lao động được hiểu như thế nào?<br />
A. Bình đẳng giữa mọi công dân về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.<br />
B. Mọi công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,<br />
điều kiện lao động.<br />
C. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm, không bị phân biệt đối xử.<br />
D. Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao<br />
động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.<br />
19. ... là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.<br />
A. Hình thức pháp luật.B. Văn bản pháp luật.<br />
C. Thực hiện pháp luật.<br />
D. Trách nhiệm pháp lý.<br />
20. Luật Hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu?<br />
A. Nam nữ trong độ tuổi từ mười tám đến hai mươi.<br />
B. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.<br />
C. Nam đủ hai mươi tuổi, nữ đủ mười tám tuổi.<br />
D. Nam từ mười tám tuổi trở lên, nữ từ mười sáu tuổi trở lên.<br />
21. Ông T vận chuyển gia cầm bị bệnh, cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số gia cầm dịch<br />
bệnh này. Đây là biện pháp xử lý vi phạm ...<br />
A. hành chính.<br />
B. kỷ luật.<br />
C. hình sự.<br />
D. dân sự.<br />
22. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện qua quan hệ nào?<br />
A. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.<br />
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.<br />
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.<br />
D. Quan hệ vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.<br />
23. Anh C lái xe máy và lưu thông đúng luật, chị G đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường làm anh<br />
C thắng gấp, té xe và bị thương (giám định 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào?<br />
A. Cảnh cáo, buộc chị G phải bồi thường cho anh C. B. Không xử lý chị G vì chị G đi xe đạp.<br />
C. Phạt tù chị G.<br />
D. Cảnh cáo phạt tiền chị G.<br />
24. Bộ luật lao dộng quy định công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên mới được độc lập kí kết các hợp đồng lao động?<br />
A. 15 tuổi.<br />
B. 17 tuổi.<br />
C. 16 tuổi.<br />
D. 14 tuổi.<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn GDCD - LỚP 12 KHTN<br />
Thời gian làm bài: 20 phút<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Em hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức?<br />
<br />
-<br />
<br />
Bạn C, 16 tuổi đánh bạn S, 15 tuổi học cùng trường gây thương tích. Hành vi của bạn C là vi phạm<br />
pháp luật hay vi phạm đạo đức?<br />
<br />
Câu 2. (2 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Quan hệ giữa vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được thể hiện như thế nào?<br />
<br />
-<br />
<br />
Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan<br />
tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo em, đó có phải là biểu hiện của bất<br />
bình đẳng không? Vì sao?<br />
---HẾT---<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
I.<br />
<br />
TRẮC NGHIỆM<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
22<br />
<br />
23<br />
<br />
24<br />
<br />
Đáp<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
án<br />
<br />
II.<br />
<br />
TỰ LUẬN<br />
<br />
Câu 1.<br />
<br />
-<br />
<br />
Giống nhau: Đều là hành vi trái với các quy tắc, chuẩn mực chung. (0,5 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Khác nhau: (1 điểm)<br />
Vi phạm pháp luật là hành vi trái các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Vi phạm đạo đức<br />
là làm trái các quan niệm, chuẩn mực đạo đức được thừa nhận chung trong xã hội.<br />
Vi phạm pháp luật phải có đủ 3 dấu hiệu do pháp luật quy định. Vi phạm đạo đức không nhất thiết<br />
phải đủ các dấu hiệu.<br />
<br />
-<br />
<br />
Bạn C, 16 tuổi đánh bạn S, 15 tuổi học cùng trường gây thương tích. Hành vi của bạn C là vi phạm<br />
pháp luật và vi phạm đạo đức. (0,5 điểm)<br />
<br />
Câu 2.<br />
<br />
-<br />
<br />
Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa<br />
ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ<br />
tài sản. (1 điểm)<br />
<br />
-<br />
<br />
Bạo lực gia đình thể hiện tư tưởng đặc quyền của nam giới; người chồng, người cha tự cho mình có<br />
quyền được đối xử bất công với vợ con, khiến họ phải chịu nhiều tổn thất về thể xác và tinh thần,<br />
luôn sống trong nỗi lo sợ, hoang mang, hạnh phúc gia đình luôn bị đe dọa. (0,5 điểm)<br />
Bạo lực gia đình biểu hiện sự bất bình đẳng, thiếu dân chủ. Đó là những hành vi vi phạm luật hôn<br />
nhân và gia đình, luật bình đẳng giới; là hành vi đáng bị lên án và cần phải bị trừng trị thật nghiêm<br />
khắc. (0,5 điểm)<br />
<br />