Đề thi học kì 1 môn GDCD 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển dưới đây làm tài liệu ôn tập hệ thống kiến thức chuẩn bị cho bài thi học kì 1 sắp tới. Đề thi đi kèm đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được lực học của bản thân, từ đó đặt ra hướng ôn tập phù hợp giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN GDCD LỚP 12 Mã đề 101 Câu 1: Để phân biệt giữa mê tín dị đoan với tín ngưỡng là A. do con người tổ chức hoạt động. B. sự tôn thờ đối với các lực lượng thần bí. C. sự tác động tích cực hay tiêu cực đến xã hội. D. niềm tin vào đấng tối cao. Câu 2: Anh Q ,anh X và anh G là đồng nghiệp cùng thuê một căn hộ để ở. Phát hiện anh Q bí mật sản xuất ma túy nhưng anh X im lặng vì còn nợ anh Q số tiền 10 triệu đồng đã quá hạn mà chưa trả. Trong khi đó anh G nghi ngờ anh Z mua ma túy của anh Q nên anh G tống tiền anh Z nhưng không thành vì bị anh Q phát hiện. Bức xúc , anh Q ép amh G phải ra khỏi nhà nhưng anh G không đồng ý nên amh Q đã đập vỡ máy tính của anh G. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự? A. Anh Q, anh X và anh Z. B. anh Q và anh X. C. Anh Q, anh X và anh G. D. Anh Q và anh A. Câu 3: Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện qua A. các văn bản về lao động. B. giao kết lao động. C. hợp đồng lao động. D. pháp luật lao động. Câu 4: Anh X, anh E, anh Y và anh Q cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh Y lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh Q đã giam anh Y tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh E canh giữ. Ngày hôm sau, anh X đi ngang qua nhà kho, vô tình thấy anh Y bị giam, trong khi anh E đang ngủ. Anh X định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh Y đã đề nghị anh X tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh X tổ chức đánh bạc nên anh X đã giải thoát cho anh Y. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh E, anh Q và anh Y. B. Anh E và anh X. C. Anh E, anh Q và anh X. D. Anh E và anh Q. Câu 5: Lễ Noel (25/12) được tổ chức hàng năm ở một số nước trên thế giới là hoạt động A. tôn giáo. B. phong tục C. mê tín. D. tín ngưỡng. Câu 6: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật A. không quy định phải làm. B. yêu cầu phải làm. C. cho phép làm. D. quy định phải làm.
- Câu 7: Người bao nhiêu tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý gây ra? A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 8: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật? A. Nghị quyết. B. Pháp lệnh. C. Hiến pháp. D. Nội quy trường học Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tôn giáo lớn có quyền hơn các tôn giáo nhỏ. B. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. C. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. D. Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Câu 10: Bà E kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh Q với thời hạn 2 năm. Một lần anh Q có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà E đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận đợc thông tin trên do chị X là hàng xóm cung cấp, anh Q đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà E nên bị anh H là con rể bà E đến trụ sở công ty nơi anh Q đang làm việc để gây rối. Vì việc xô xát trên giữa anh H và anh Q gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả hai anh. Những ai sau đây vi phạm luật hành chính? A. Anh H , bà E và chị X. B. Anh Q, anh H và bà E. C. Anh Q và anh H D. Anh Q và bà E. Câu 11: Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để tiến hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 12: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là: Không ai .......... nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. A. bị khởi tố. B. bị xét xử. C. bị bắt. D. bị truy tố. Câu 13: Đặc trưng nào thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính giai cấp và tính xã hội. C. Tính chặt chẽ về nội dung. D. Tính chặt chẽ về mặt hình thức Câu 14: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, được thể hiện trong các quy định của A. pháp luật dân sự về lao động. B. pháp luật về lao động. C. pháp luật hành chính về lao động. D. Hiến pháp về lao động.
- Câu 15: Những hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Nhận định này muốn đề cặp đến A. trách nhiệm thực hiện pháp luật. B. hình thức thực hiện pháp luật. C. khái niệm thực hiện pháp luật. D. nội dung thực hiện pháp luật. Câu 16: Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm mục đích? A. Ngăn chặn hành vi đánh người. B. Ngăn chặn hành vi xâm phạm sức khỏe người khác C. Ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người. D. Ngăn chặn hành vi xâm phạm danh dự người khác Câu 17: Anh T là chủ một cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị Q góp vốn với mục đích chiêm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 2 tỉ đồng góp vốn của chị Q, anh T bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị Q đã tố cáo sự việc này tới cơ quan chức năng. Anh T phải chịu trách nhiệm phap lý nào dưới đây? A. Dân sự và hành chính B. Hình sự và hành chính C. Hành chính và kỉ luật D. Hình sự và dân sự Câu 18: Vợ chồng anh K và chị M cùng hai con gái chung sống với mẹ đẻ của anh K là bà V làm giám đốc một công ty tư nhân. Do không ép được chị M sinh thêm con thứ ba với hi vọng có được cháu trai, bà V đã bịa đặt chị M ngoại tình để xúi giục con trai là anh K li hôn vợ. Bức xúc với mẹ chồng, chị M bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng rồi bỏ việc ở công ty của bà V và về kinh doanh cùng mẹ đẻ của chị. Chị M và bà V cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Huyết thống và gia tộc. B. Lao động và công vụ. C. Hôn nhân và gia đình. D. Tài chính và việc làm. Câu 19: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức tôn giáo... được gọi là A. nghi lễ tôn giáo. B. tổ chức tín ngưỡng. C. hoạt động tín ngưỡng. D. hoạt động tôn giáo Câu 20: Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện A. quan trọng. B. chỉ đạo. C. đặc thù. D. chủ yếu. Câu 21: Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền tự do thân thể.
- Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng B. Không trái quy định của pháp luật C. Thực hiện giao kết trực tiếp D. Dân chủ, tự giác, tự do Câu 23: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước”. Nhận định này muốn đề cập đến A. chức năng của pháp luật. B. vai trò của pháp luật. C. khái niệm của pháp luật. D. đặc trưng của pháp luật. Câu 24: Các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước công nhận sẽ được A. canh giữ nghiêm ngặt. B. pháp luật bảo vệ. C. mọi người tôn thờ. D. pháp luật bảo hộ. Câu 25: Học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ. Ai có quyền xử phạt? A. Hiệu trưởng. B. Giáo viên chủ nhiêm. C. Công an phường. D. Cảnh sát giao thông. Câu 26: Việc đưa ra những quy định thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ, góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Nhà nước ta? A. Tiền lương. B. Đại đoàn kết dân tộc C. An sinh xã hội. D. Bình đẳng giới. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được nghỉ sáu tháng, hưởng chế độ thai sản và bảo đảm chỗ làm việc sau khi hết thời gian thai sản. Điều này thể hiện A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ. B. sự bất bình đẳng giới. C. chỉ bình đẳng với lao động nữ. D. bất bình đẳng giữa lao động nam và nữ. Câu 28: Việc các cá nhân tổ chức bị phạt tiền, cảnh cáo, thu giữ tang vật, phương tiện…. là biểu hiện của chế tài A. trách nhiệm hình sự. B. trách nhiệm dân sự. C. trách nhiệm kỷ luật. D. trách nhiệm hành chính. Câu 29: Sinh viên E tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán. Sinh viên E có thể tự do lựa chọn làm việc cho bất kì ai, ở đâu phù hợp theo quy định của pháp luật. Đây là biểu hiện của nội dung nào trong bình đẳng lao động? A. Giữa lao động phổ thông với đại học B. Giao kết hợp đồng lao động. C. Thực hiện quyền lao động. D. Giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 30: Văn bản có chứa vi phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là
- A. văn bản thực hiện pháp luật. B. văn bản quy phạm pháp luật. C. văn bản quy định pháp luật. D. văn bản áp dụng pháp luật. Câu 31: Hành vi trái pháp luật có thể là A. hành động hoặc không hành động. B. có lỗi hoặc không có lỗi. C. thực hiện hoặc không thực hiện. D. quy tắc hoặc không quy tắc Câu 32: Nhận định nào sai người phạm tội quả tang là người A. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. B. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. C. đang thực hiện hành vi phạm tội. D. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Câu 33: Thực chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi A. chuẩn mực B. phù hợp. C. đúng đắn. D. hợp pháp. Câu 34: Hành vi nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và trách nhiệm công dân? A. Tốt đời đẹp đạo. B. Đạo pháp dân tộc C. Tử vì đạo. D. Kính chúa yêu nước Câu 35: Sử dụng pháp luật là các cá nhân được làm những gì mà pháp luật A. không quy định phải làm. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. yêu cầu phải làm. Câu 36: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 37: Mẹ và An vì mâu thuẫn với Bà nội An nên mẹ An đã không chăm sóc bà nội. Hành động của mẹ An đã vi phạm quyền bình đẳng A. giữa con dâu và mẹ chồng. B. giữa cha mẹ và con. C. giữa ông bà và cháu. D. của hai người phụ nữ. Câu 38: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến người đó chết sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm kỷ luật. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm hình sự.
- Câu 39: Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị M và khách sạn của chị N đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông X là cán bộ thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị M mà bỏ qua lỗi của chị N vì chị N là em họ của ông. Biết chuyện em trai chị M là anh Y làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị N sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị N giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị N, chị M và anh Y. B. Chị N, ông X và anh Y. C. Chị M, ông X và anh Y. D. Chị M, chị N và ông X. Câu 40: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới A. quy tắc quản lý nhà nước B. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. C. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. D. quy tắc quản lý xã hội. ------ HẾT ------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 phút CÂU 101 202 303 404 1 C D B B 2 B A A D 3 C B A D 4 D B C C 5 A B D C 6 D A C B 7 D C B B 8 D B C D 9 A D C C 10 C B A C 11 B A C D 12 C D D A 13 A C B C 14 B C D B 15 C B D A 16 C C A D 17 D A C D 18 C B A C 19 D A C A 20 C D D A 21 B B D A 22 D C A C 23 C A A C 24 D A D C 25 D D A C
- 26 D D B D 27 A B B A 28 D D C D 29 C B B A 30 B D D B 31 A B D D 32 A D A A 33 D B C B 34 C A C A 35 C A A C 36 C C D C 37 B A C A 38 D C B D 39 D A C D 40 A B A A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 808 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 438 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 347 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 483 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 517 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 330 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 179 | 14
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 450 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 330 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 279 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 350 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 430 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 148 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 137 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 288 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 169 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn